Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).

 Bộ xương có cấu tạo và chức năng như thế nào? Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

Câu 2 (2,0 điểm).

 a) Kể tên các nhóm máu có ở người? Khi truyền máu cần tuân theo nguyên tắc nào?

 b) Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

Câu 3 (1,5 điểm).

 Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:

 a) Số lần mạch đập trong một phút?

 b) Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?

 c) Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2,0 điểm).
	Bộ xương có cấu tạo và chức năng như thế nào? Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
Câu 2 (2,0 điểm).
	a) Kể tên các nhóm máu có ở người? Khi truyền máu cần tuân theo nguyên tắc nào?
	b) Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?
Câu 3 (1,5 điểm). 
	Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
	a) Số lần mạch đập trong một phút?
	b) Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
	c) Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
Câu 4 (1,25 điểm).
	Da có những chức năng gì?
Câu 5 (1,5 điểm).
	Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào?
Câu 6 (1,75 điểm).
	Em hãy phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:........
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:.....
PHÒNG GD&ĐTBÌNH GIANG
---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: SINH HỌC - LỚP 8
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1 (2 đ)
 - Các thành phần chính của bộ xương :
 + Xương đầu gồm : xương sọ, xương mặt.
 + Xương thân gồm :
 . Xương cột sống ( 33- 34 đốt) có 4 chỗ cong.
 . Xương lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn và xương ức.
 + Xương chi :
 . Xương chi trên : xương đai vai và các xương tay.
 . Xương chi dưới gồm : xương đai hông và các xương chân
- Chức năng của bộ xương: 
 + Tạo khung nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định. Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động. 
 + Bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể.
- Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần :
 + Chế độ dinh dưỡng hợp lí.Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng 
 + Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.
 + Mang vác đều 2 vai. Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2 (2đ)
a. Các nhóm máu ở người. Nguyên tắc khi truyền máu.
- Các nhóm máu ở người : ở người có 4 nhóm máu : A, B, AB, O.
- Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu : 
+ Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến.
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. 
b. Giải thích vì sao máu O là máu chuyên cho, AB là máu chuyên nhận? 
- Máu O là máu chuyên cho: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.
- Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.
0,5
0,5
0,5
0,5
3 (1,5đ)
a) Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy : 
	7560 : (24. 60) = 5,25 lít. = 5250 ml
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là : 
	525000 : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.
b) Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
(1 phút = 60 giây) ® ta có 60 : 75 = 0,8 giây.
c) Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây ® thời gian pha thất co là 3x . 
	 Ta 	 có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 
 x = 0,1 giây. 
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: 
Tâm nhĩ co hết 0,1 giây.
Tâm thất co hết 0,1 . 3 = 0,3 giây.
( HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa, nếu HS chỉ nêu đáp án mà không giải thích thì cho nửa số điểm)
0,25
0,25
0,25
0,75
4 (1,25đ)
Da có những chức năng sau: 
- Da bảo vệ cơ thể
- Tiếp nhận kích thích.
- Bài tiết
- Điều hoà thân nhiệt
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5 (1,5)
Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
	* Quá trình lọc máu tạo ra nước tiểu ở các cầu thận: 
	- Màng lọc là vách mao mạch với các lỗ 30-40Ao 
	- Máu từ động mạch đến cầu thận với một áp lực lớn đã tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn ở lại trong máu.
	® Các chất sau khi đi qua thành mao mạch được nang bao quanh hấp thụ tạo ra nước tiểu đầu.
	* Quá trình hấp thụ lại: 
	- Nước và các chất dinh dưỡng, các ion còn cần thiết như Na+, Cl-... được hấp thụ lại tại ống thận. Quá trình này có sử dụng năng lượng ATP
	* Quá trình bài tiết tiếp:
	- Các chất cặn bã như axit uric, crêatin..., các chất thuốc, các ion thừa: H+, K+... được bài tiết tiếp tại ống thận. Quá trình này cũng sử dụng năng lượng ATP 	
	 ® Nước tiểu đầu sau khi được hấp thụ và bài tiết tiếp tạo thành nước tiểu chính thức theo ống góp đổ vào bể thận.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
6 (2đ) 
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện
Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện 
0,5
Mang tính bẩm sinh
Được hình thành trong đời sống qua quá trình tập luyện
0,25
Bền vững
Có tính tạm thời, dễ mất khi không củng cố
0,25
Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loài
Có tính chất cá thể và không di truyền
0,25
Số lượng hạn chế
Số lượng không hạn định
0,25
Cung phản xạ đơn giản
Hình thành đường liên hệ tạm thời
0,25
Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống
Trung ương thần kinh nằm trong lớp vỏ đại não
0,25
Hết

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.doc
Giáo án liên quan