Đề tài Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp 4

Câu nói của Bác Hồ vẫn sống mãi với thời gian và vẫn luôn là điều tâm đắc đối với giáo viên chúng ta.

Trồng người là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Bởi vì, giáo dục là nền móng vững chắc cho những mầm non của đất nước vươn lên cho những em học sinh thân yêu của chúng ta, có đầy đủ hành trang sẵn sàng bước vào thế kỉ mới, thế kỉ khởi đầu bằng nền Công nghiệp hóa - hiện đại hóa,. và đó cũng là nguồn lục chủ đạo trong công cuộc xây dựng bảo vệ nước nhà.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 3177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 17 , do đó thương ước lượng hơi thiếu nên ta phải tăng thương đó (4) lên thành 5 rồi thử lại: 17 x 5 = 85 ; 88 – 85 = 3 ; 3 < 17, Suy ra: 88 : 17 = 5 ( dư 3 ) .
 Ví dụ 2 : 
 Muốn ước lượng thương 5307 : 581 = ? ta làm như sau :
- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia , vì 8 khá gần 10 nên ta tăng chữ số 5 lên thành 6
- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia 
- Ta có : 53 : 6 được 8 . Vậy ta ước lượng thương là 8 Thử lại : 581 x 8 = 4648 và 
5307 – 4648 = 659 > 581 Vậy thương ước lượng (8) hơi thiếu nên ta tăng lên 9 rồi thử lại: 581 x 9 = 5229 ; 5307 – 5229 = 78< 581
Vậy : 5307 : 581 = 9 ( dư 78 )
 c) Làm tròn cả tăng lẫn giảm:
Nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 thì ta nên làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này.
Ví dụ : 245 : 46 = ?
 Muốn ước lượng thương 245 : 46 = ? ta làm như sau :
- Làm tròn giảm 46 được 4 ( che chữ số 6) và làm tròn tăng 46 được 50 ( che chữ số 6 và tăng 4 lên thành 5)
- Làm tròn giảm 245 được 24 (che chữ số 5)
- Ta có : 24 : 4 được 6
 24 : 5 được 4	
Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử lại với số 5
46 x 5 = 230 ; 245 – 230 = 15 < 46 
Vậy 245 : 46 = 5 ( dư 13 )
 Trong thực tế , các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia (viết) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính vào nháp, hoặc viết bằng bút chì , nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại.
 Để việc làm tròn số được đơn giản , ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số : còn đối với số bị chia luôn cho làm tròn giảm bằng cách che bớt chữ số ( cho dù chữ số bị che có lớn hơn 5) Việc này nói chung không ảnh hưởng mấy đến kết quả ước lượng. Chẳng hạn : trong ví dụ 3(a) nếu ta làm tròn số bị chia thành 560 ( trên thực tế là che bớt 8 ) thì kết quả ước lượng lần thứ nhất cũng là 8 , vẫn giống như kết quả ước lượng thương khi ta làm tròn “đúng” số 568 thành 570.
 3. Quá trình thực hiện giải pháp mới:
- Vào những ngày đầu năm học, giáo viên theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập và kết quả khảo sát phát hiện ra các em học yếu toán, cộng , trừ, nhân, chia sai, tính toán chậm và không nắm được cách tính. Tìm hiểu lý do học yếu từng em, sau đó liên hệ với gia đình học sinh đề ra kế hoạch phụ đạo phù hợp.
- Ngay sau khi khảo sát chất lượng của lớp đầu năm, giáo viên đã theo sát lớp tìm hiểu kĩ từng đối tượng. Sau 2 tuần lễ, giáo viên lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu toán, giúp các em nhớ lại các kiến thức đã hổng, dần dần giúp các em lắp lại chổ hổng kiến thức, nắm chắc kiến thức cơ bản đã học để các em tiếp tục học tốt trong thời gian còn lại.
- Cụ thể tôi lập danh sách tất cả những học sinh yếu và tổ chức cho các em học phụ đạo trong 15 phút đầu giờ, trong giờ ra chơi và trong buổi sinh hoạt cuối tuần. Tôi ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài học sẽ học trong tuần kế tiếp và đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức đã học ở tuần qua bằng cách cho những bài tập vừa sức với học sinh.
- Chẳng hạn: trước khi học phần phép chia, tôi ôn cho học sinh về phép chia cho số có 1 chữ số, đồng thời ôn lại bảng chia nhằm giúp các em dễ dàng ước lượng tìm thương của phép chia với số có 2,3 chữ số. 
- Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm và mau quên. Các kiến thức cũ phải được giáo viên cũng cố lại nhiều lần khi có liên quan đến nội dung bài mới, giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt, biết được sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau. Chẳng hạn phải cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của các dạng toán có mối liên quan với nhau. Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.: Tìm 2 số khi biết hiệu tỉ số của 2 số đó :Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó: Bằng cách cho xem 3 đề toán thuộc 3 dạng này và chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng.
- Trong từng mạch kiến thức giáo viên cần chốt lại cách thực hiện bằng lời nói đơn giản, dễ hiểu, “Nôm na” nhằm khắc sâu kiến thức. Nói rõ hơn đó là giúp học sinh thấy rõ cách nhớ của từng đơn vị kiến thức. 
 * Ví dụ:
 Có thể tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm. Mỗi nhóm có một phiếu vẽ hình đoàn tàu như bên dưới:
 2345
 147
 ..
 209
 ..
 ..
 ..
 521
 ..
 Học sinh thực hiện lần lượt từng phép tính, với phép tính thứ nhất ở đầu tàu, các em điền kết quả vào ô trống cuối dòng. Sau đó ghi kết quả này vào ô trống đầu tiên ở phép tính thứ 2 ở toa tàu tiếp theo (theo hướng mũi tên) và lại tính tiếp, cứ như thế thực hiện liên tục cho đến khi thực hiện xong phép tính ở toa cuối cùng. Khi đó tàu mới được chuyển bánh. Nhóm nào xong trước và ính đúng sẽ thắng cuộc. Đến phần đánh giá, GV cho HS kiểm tra lại lần lượt từng phép tính và cho HS nêu cách thực hiện cụ thể trong từng phép tính đó.
 Với các cách làm như đã nói ở trên tôi thấy hiện nay lớp tôi đang dạy các em rất ít sai về lỗi đặt tính, quên có nhớ so với những lớp ở năm học trước tôi dạy. 
 Đối với những em chưa thuộc bảng nhân, để giúp các em thuộc tôi thường hay thiết kế một số trò chơi nho nhỏ.
 Ví dụ : Tìm kết quả phép nhân số có 1 chữ số với 9 bằng bàn tay:
 Ta có thể tìm ngay kết quả phép nhân một số có 1 chữ số với 9 như một trò vui, mà lại chính xác như sau:
 Trước hết, em hãy đưa 2 bàn tay ra phía trước và xòe ra sao cho 2 ngón út hướng vào nhau. Quy ước rằng ngón cái bên tay trái là ngón thứ nhất, ngón tiếp theo là ngón thứ 2,, tương tự như vậy đến ngón cái bên tay phải là ngón thứ 10. Ta sẽ tìm kết quả phép nhân một số có một chữ số với 9 nhờ các ngón tay này.
 Ví dụ: 3 x 9= ?
 Gấp ngón thứ 3 lại, bên trái ngón đó có 2 ngón và bên phải có 7 ngón (như hình vẽ). Vậy ta tìm được kết quả phép nhân 3 x 9 = 27
 	3 x9=27
 Với việc thiết kế một số trò chơi như vậy khi tổ chức dạy học cho học sinh yếu + Để nắm cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: Số bị chia và số chia, thừa số, số hạng, số trừ và số bị trừ không bị lẫn lộn, ta có thể cho học sinh nắm cách nhận biết đơn giản nhất: Thực hiện tính trừ cho số trừ, thực hiện tính chia cho từng số chia (Tìm các thành phần còn lại; tìm số bị trừ ; thực hiện cộng, tính nhân khi tìm số bị chia).
 + Đổi đơn vị: từ đơn vị lớn đổi ra đơn vị nhỏ hơn: ta thực tính nhân 
(2kg =.g . Ta có: 2 x 1000 = 2000 g ) và ngược lại từ đơn vị nhỏ đổi ra đơn vị lớn ta thực hiện tính chia (chẳng hạn: 36000 kg = ..tấn, ta có: 36000: 1000 = 36 tấn. 
- Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, thi đua tập ra đề toán, trò chơi tiếp sức  phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em tiếp thu bài tốt hơn.
- Khi phụ đạo về phép chia ở 1,2 tiết đầu tôi cho các em làm việc nhóm đôi, tôi quan sát thấy nhóm nào thực hiện chia tốt sẽ cho các em làm việc cá nhân. Đôi lúc tổ chức cho các em thi đua thực hiện phép chia, đố vui về bảng nhân bảng chia. Hay khi dạy về đơn vị đo thời gian giây tôi cho học sinh quan sát sự chuyển động trên mặt đồng hồ có 3 kim và nêu khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch nhỏ đến vạch nhỏ liền kề là 1 giây, khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng trên đồng hồ là 60 giây tức là 1 phút, và giới thiệu 1 phút bằng 60 giây. 
 - Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu kém, khuyến khích các em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặc những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỹ. 
- Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh. 
- Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phụ đạo học sinh.
 - Kết hợp với nhiều phương pháp dạy học để dẫn dắt học sinh tới kiến thức cần đạt. 
 - Tạo điều kiện cho học sinh có thói quen trao đổi kiểm tra lẫn nhau.
- Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các em yếu kém về học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức .
- Giáo viên tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu, phụ đạo học sinh yếu trong giờ tự học, tự ôn tập ở trong lớp những kiến thức để các em nắm vững hơn. Sau buổi học phụ đạo, giáo viên có kế hoạch kiểm tra trên giấy để nắm mức độ tiến bộ của các em, tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động viên kích thích các em ham học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ.
- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để báo cáo tình hình học tập của các em học yếu. Kết hợp phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc nhỡ giúp các em đạt kết quả tốt hơn. 
4. Hiệu quả mới - ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
 - Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu kém, khuyến khích các em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặc những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỹ. 
- Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh. 
- Điều quan trọng cần nói đế

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem giup do hoc sinh yeu cac phep tinh voi so tu nhien lop 4.doc
Giáo án liên quan