Đề tài Giúp học sinh biết dùng từ so sánh trong viết đoạn văn ngắn ở lớp 2

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm các em đã được làm quen với đoạn văn ngắn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. Đối với học sinh lớp 2 đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi các em vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, vốn từ còn rất nghèo nàn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn.

 Môn Tập làm văn lớp 2 là cơ sở ban đầu là sự đặt cái nền, cái móng cho việc học văn ở các bậc học sau. Môn Tập làm văn là môn học có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, nó là cơ sở để học giỏi môn Tiếng Việt.

 Vậy khi vừa mới đọc thông, viết thạo ở Lớp 1(một số em yếu còn phải đánh vần) thì các em phải làm quen và học tốt Tập làm văn. ( Nó là một bài thi riêng biệt chứ không giống như Luyện từ và câu ).

 Bản thân môn Tập làm văn là sự tiếp nối tự nhiên các bài học trong bộ môn Tiếng Việt như : Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu nhằm giúp cho các em một năng lực giao tiếp bằng hai hình thức : nói và viết. Vì thế đòi hỏi học sinh biết sử dụng Tiếng Việt làm ngôn ngữ chính để sản sinh văn bản trong tư duy giao tiếp và học tập, thành một hệ thống kĩ năng nói và viết văn bản. “ Nói” thì các em diễn đạt người nghe còn hiểu được điều các em cần diễn đạt còn “viết” yêu cầu gãy gọn, rõ ràng, có mở đầu, có kết thúc mà chỉ gói gọn trong 3 đến 5 câu là cả một vấn đề khó đối với học sinh lớp 2.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3350 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh biết dùng từ so sánh trong viết đoạn văn ngắn ở lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể sử dụng từ so sánh để làm nổi bật nội dung hoặc trong bài có những hình ảnh so sánh nào làm cho bài học thêm sinh động và hấp dẫn người nghe.
	Giáo viên phải nhạy bén và trang bị tốt cho mình những hình ảnh so sánh độc đáo trong thơ ca và trong ca dao tục ngữ để bổ sung vốn từ cho các em.
	Giáo viên cần khai thác hợp lí và triệt để những kiến thức trong môn Tiếng Việt để làm giàu vốn từ cho học sinh.
	Giáo viên có cách giúp các em nâng cao dần kĩ năng viết văn và tránh lạm dụng hình ảnh so sánh trong bài làm của mình.
b.Thời gian tạo ra giải pháp
	-Thời gian nghiên cứu trong năm học 2012-2013
	-Thời gian viết: tháng 1 năm 2014
	- Thời gian hoàn thành: tháng 2 năm 2014
B . NỘI DUNG
	I. Mục tiêu	
	-Học sinh có hứng thú với môn tập làm văn, viết được câu văn giàu cẩm xúc
	-Bước đầu tiên học sinh chỉ viết được những câu đơn, ít hình ảnh sau đó phát triển dần qua từng thời điểm.
	-Mỗi thầy cô phải dạy làm sao để truyền cảm hứng đến học sinh của mình và dạy theo sự phát triển của từng học sinh
	-Học sinh không theo bài văn mẫu ở sách; biết nhận xét bài làm của bạn và học ở bạn những ý hay.
	-Vào cuối năm học, học sinh có thể phát triển dần từ việc viết 3-5 câu thành đoạn văn có nhiều câu hơn, nhiều hình ảnh hơn. Có đủ ba phần: mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn
Để đạt được nội dung trên bản thân người giáo viên phải cần hướng dẫn học sinh khai thác bài một cách khéo léo, có chủ đích, tạo niềm vui, tránh áp lực để các em chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho chính mình và sẽ học tốt môn Tập làm văn tạo tiền đề học tốt Tiếng việt ở giai đoạn 2 của bậc Tiểu học cũng như các bậc học sau.
	II. Mô tả giải pháp của đề tài
	1. Thuyết minh tính mới 
 	Để giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn và biết dùng từ so sánh trong viết văn là một việc làm không khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, kĩ càng trong việc lựa chọn đối tượng để so sánh và người giáo viên cần phải để ý trong khi khai thác bài ở các môn học khác. Với tôi việc dạy cho cách em biết sử dụng “ hình ảnh so sánh” vào trong bài làm ở học sinh Lớp 2 không phải là một sự liều lĩnh mà nó tạo được cho học sinh một hứng thú học tập và nó giúp các em muốn “ nói” được điều mình muốn “ nói” . Đồng thời nếu một khi các em biết lấy một đối tượng này để so sánh với đối tượng kia một cách tương đối chính xác cũng có nghĩa các em đã hiểu bản chất của sự vật muốn nói một cách chính xác nhất kết hợp với sự liên kết câu trong bài một cách logich các em sẽ có một bài văn giàu hình ảnh và tạo cho người đọc một cảm giác dễ hiểu và thích thú. Trong viết văn, phép so sánh giúp cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn hơn. 
	Để dạy cho học sinh biết tìm và chọn từ so sánh trong làm văn người giáo viên cần làm được những điều sau đây:
	a. Hiểu được khái niệm về so sánh và tác dụng của phép so sánh
 	 *Khái niệm so sánh
	So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 	So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn .
 	* Lợi thế so sánh (ưu thế so sánh) và tác dụng của nó
	Tác dụng của biện pháp so sánh tạo được hiệu quả đặc biệt trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong bài tập làm văn, khi những văn bản khác. Vì vậy các em cần trao dồi vốn hiểu biết bằng cách quan sát, suy nghĩ để tìm ra những nét tương đồng hoặc trái ngược trong tự nhiên, trong cuộc sống… để có thể tạo ra thủ pháp so sánh trong baì Tập làm văn hoặc trong giao tiếp cho bài văn, lời nói cua rmình có thêm “sức nặng”
Ví dụ: Anh ấy chăm chỉ bao nhiêu thì nó lười biếng bấy nhiêu
 Trăng hồng như quả chín
 Lửng lơ lăn trước nhà.
 (Trần Đăng Khoa)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ như một bó đuốc khổng lồ.
Bé có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn, hai má ửng hồng như trái đào chín.
 - Cây bút dài bằng một gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi viết nhọn có hạt bi tròn như hạt cát.
	* Có ba kiểu so sánh và so sánh hơn.
	Ví dụ: - Tớ không to khỏe bằng cậu. - So sánh kém
 - Tớ to khỏe như cậu . - so sánh bằng
 - Tớ to khỏe hơn cậu . -so sánh hơn.
	Việc so sánh trong khi nói khiến cho người nghe dễ hình dung hơn. Trong viết văn, phép so sánh giúp cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn hơn. 
	Từ thường được sử dụng khi so sánh là những từ : như, giống, giống như, tựa như…
	Đôi khi trong phép so sánh, người ta sử dụng từ “là” đều này có tác dụng khẳng định nhấn mạnh hơn cho đối tượng cần so sánh.
	Ví dụ: Ông là buổi trời chiều
	 	Cháu là ngày rạng sáng .
 (Phạm Cúc)
	Tuy nhiên, không phải lúc nào từ so sánh cũng xuất hiện khi tác giả thực hiện biện pháp so sánh.
	Ví dụ: Thanh dừa bạc phếch tháng năm
	Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao (Trần Đăng Khoa) 
	Biện pháp so sánh ngầm (còn gọi là biện pháp ẩn dụ) được hiểu là đối tượng cần so sánh không được nhắc đến, thay là đó là vật dụng để so sánh. ( Đối với học sinh lớp 2 không cần thiết phải cho các em biết điều này nhưng người giáo viên cũng cần nắm được để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của mình.)
	Ví dụ: ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (Viễn Phương)
	Học sinh có hứng thú với môn văn hay không, có viết được câu văn giàu cảm xúc hay không tất cả đều phụ thuộc vào giáo viên. Mỗi thầy cô phải dạy làm sao để truyền cảm hứng đến cho học sinh của mình.
	 b. Dạy tốt môn tập đọc và tìm những câu có từ so sánh làm rõ hơn nội dung chính của bài tập đọc
	Môn tập đọc là một trong những môn khá quan trọng trong phần môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Học sinh lớp 2 vừa mới biết đọc đã đọc mộ t văn bản dài có nhiều câu và hiển nhiên phong phú về từ. Qua đó học sinh dã có tích lũy cho riêng mình một vốn từ và cách sử dụng từ của mỗi bài, mỗi tác giả.
	Ngay từ bài tập đọc đầu tiên các em đã có ngay câu kết là câu so sánh là nội dung chính của bài. “Mỗi ngày mài thỏi săt nhỏ đi một tí, sé có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít sẽ có ngày cháu thành tài” (Có công mài sắt có ngày nên kim- Sách Tiếng việt lớp 2 T1)
	Cả một câu chuyện chỉ cần một sự so sánh đã làm cho người đọc thấy rõ rõ nội dung của bài, nội dung cần giáo dục. 
	Trong khi dạy tập đọc cần luôn trao dồi cho các em vốn văn học phát triển tư duy và mở rộng sự hiểu biết của học sinh về sự đa dạng cúa cuộc sống.Đây là những bài học tươi nguyên sự sống góp phần rèn luyện sự lĩnh hội và sử dụng tiếng việt cho các em vào môn tập đọc là nguyên liệu để môn tập làm văn khai thác.
	Ví dụ: Như bài tập đọc “ Mẹ” của Trần Quốc Minh hình ảnh so sánh rất hay và rõ ràng nó đã làm bậc nôi dung bài học thông qua hình ảnh so sánh 
	“ Những ngôi sao thức ngoài kia
	Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.”
	Sự đa dạng về các loại văn bản của môn tập đọc tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc nhiều với các mảng kiến thức mở rộng tầm nhìn cuộc sống, đồng thời cũng giúp học sinh làm quen với những phong cách tạo lập văn bản một cách ngắn gọn trong giao tiếp và làm bài theo từng chủ điểm.
 	Ví dụ: Bài “ Ngôi trường mới” của Ngô Quân Miện là bài văn theo thể loại miêu tả trong đó có rất nhiều hình ảnh so sánh như: “ Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.” Hay “ Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa”.
	Trong các bài tập đọc nội dung đều phong phú và cách sử dụng câu từ cũng được gọt dũa và chọn lọc nên nó rất phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Chẳng hạn bài “ Sự tích cây vú sữa” có hình ảnh so sánh rất gần với thực tế. “ Môi cậu vừa chạm vào một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ. Cây xòa cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.”
	Qua mỗi bài tập đọc đều có những từ, những ý và điều sử dụng tốt cho môn Tập làm văn .Giáo viên cần biết chọn lọc từ,ý để nhấn và cho hoc sinh lưu ý thêm-Điều đáng chú ý ở đây là thời gian dạy tập đọc nhiều gấp 3 lần dạy tập làm văn. Cho nên khi dạy tập đọc cần lượm từ, góp từ, cho học sinh để ứng dụng cho bài tập làm văn cuối tuần.
	Như vậy để có một bài văn đạt yêu cầu người giáo viên cần có định hướng và biết tích hợp từ những bài tập đọc để tiết dạy thành công hơn. 
	Các chuyện trong phân môn tập đọc rất phong phú bao gồm nhiều loại, thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện khoa học, truyện vui dân gian, chuyện lịch sử và một số các đoạn trích của một số tác phẩm văn học nước ngoài và ở mỗi bài .
	c. Dạy luyện từ và câu:
	Bài mở rộng vốn từ: Từ ngữ về tình cảm gia đình, câu kiểu ai – làm gì? 
	Có bài tập 1: hãy về tìm 3 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh, chị, em
	Ngoài việc cho học sinh tìm được 3 từ trên tôi còn tích hợp cho học sinh đọc một đoạn thơ, một câu thơ nói về tình cảm anh chị em và chỉ ra các từ đó.
	Chẳng hạn :
 “Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.”
	hay	“Có đồ chơi đẹp cũng nhường em luôn.”
	Sau đó có thể củng cố chắc chắn hơn việc nắm ý nghĩa từ của học sinh tôi cho các em tìm thêm từ trái nghĩa với các từ trên.
	Ví dụ:	Nhường nhịn # tranh giành
	Yêu thương # căm giận
	Hòa thuận # cải vã
	Sau đó cho các em đặt câu nối tiếp cùng chủ điểm
	Chẳng hạn:
	Em và anh trai rất hòa thuận với nhau, không bao giờ cải vả với nhau. Anh luôn nhường nhịn cho em phần hơn và không bao giờ tranh giành với anh cả.
	“Em và anh trai rất hòa thuận với nhau không bao giờ cải vã để bố mẹ buồn lòng. Có quà ngon anh giành cho em không bao giờ giành phần hơn về mình, Vì thế em yêu quý anh vô cùng”
	Từ đặt câu thành đoạn văn không khó, các em chỉ cần thêm từ hoặc bớt từ một cách có chọn lọc sẽ thành một đoạn văn ngắn theo chủ đề (kể về người thân)
	Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ: dạy kiểu bài này có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn từ và từ đó đặt câu liên kết tổng hợp để thành một đoạn văn. Ví dụ: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính (TV 2 tập 1 trang 99).
	Các từ này có sức

File đính kèm:

  • docSKKN TH Hoai Hai.doc
Giáo án liên quan