Đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp 2
Trong xu thế hội nhập toàn cầu không gì cưỡng lại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá, vấn đề giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đang là mối quan tâm của các quốc gia. Trong sự phát triển nền giáo dục của mỗi nước, đồng thời với việc cập nhật thông tin khoa học, công nghệ vào nhà trường, còn cần phải quan tâm đến định hướng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là sự khẳng định vai trò, vị trí của trẻ em
là công dân - chủ nhân tương lai của đất nước - lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, các em phải được quan tâm giáo dục toàn diện và được hưởng một nền giáo dục đầy đủ, với điều kiện tốt nhất hiện có.
Giáo dục đạo đức cho học sinh có vai trò rất quan trọng, nó góp phần hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho các em, giúp trẻ em rèn luyện ý thức, trách nhiệm, hành vi công dân ngay từ khi còn nhỏ, biết sống hợp đạo lí và tuân thủ pháp luật. Không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ xã hội này, sẽ làm cho nhân cách của học sinh phát triển méo mó, nhất là hiện nay, nhiều tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức, thái độ, trách nhiệm, hành vi sống của trẻ em. Một nhà giáo dục học đã tổng kết : “Làm hỏng một đồ bằng vàng có thể làm lại, làm hỏng một viên ngọc quý có thể bỏ đi, nhưng làm hỏng một con người là một tội lỗi”. Với tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành nhân cách học sinh; trước nguy cơ tấn công và xâm nhập của tiêu cực và tệ nạn xã hội vào nhà trường, trước yêu cầu cấp bách cử việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
hững hoạt động nào tôi đều khuyến khích các em tham gia, tuyên dương những học sinh có đóng góp nhiều trong các hoạt động đó như : văn nghệ, góp giấy vụn ủng hộ người nghèo …đều thu được kết quả cao. + Tổ chức lớp giúp đỡ học sinh khó khăn: Trong một lớp học có nhiều thành phần học sinh khác nhau . Để cho các em đoàn kết gắn bó hơn tôi đề ra một biện pháp thi đua như sau : Đối với những học sinh khó khăn về vật chất tôi đề nghị lớp làm “kế hoạch nhỏ”: Góp giấy vụn và những vật dụng mình không dùng nữa đem bán và mua thêm sách vở ,bút thước, mũ, dép…cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong việc học tập tôi phân công học sinh khá giỏi kèm thêm ở nhà (hình thức nhóm địa phương ,những học sinh nhà gần nhau thì lập thành 1 nhóm ).Cứ mỗi cuối tháng sẽ tổng kết một lần và tuyên dương những học sinh có tiến bộ, những nhóm học tập đạt chất lượng. - Xây dựng truyền thống của lớp: Một phẩm chất cao quý nữa của con người mới là không ngừng vươn tới hoàn thành tốt nhiệm vụ này, đến nhiệm vụ kia mới lòng tin ở mình, ở tập thể. Hầu như học sinh ở nông thôn vốn tự ti nên phần nào hạn chế khả năng phát huy tính tích cực của các em. Vì vậy, tôi thường đặt ra cho lớp những nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và thời điểm. Đầu tiên tôi tổ chức cho học sinh ngày lao động ,xây dựng lớp: Cho học sinh tự nhận xét tình hình lớp học và tự trang trí ,sửa sang lớp cho sạch sẽ ,ngăn nắp để rèn cho các em tính cẩn thận và tính tổ chức . Thứ hai ,tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện đúng các nội quy ,quy định của trường và xếp thứ nhất trong tuần thi đua của trường . Thứ ba, tôi xác định rõ nhiệm vụ quan trọng nhất mà các em phải đạt được là tự nâng cao kết quả học tập của chính mình cụ thể là : -Yếu vươn lên trung bình . -Trung bình vươn lên khá giỏi. -Khá vươn lên giỏi. Và dần dần học sinh trong lớp đều được đều được đội cờ đỏ xếp loại tốt và Tổng phụ trách trao cờ đỏ vào thứ hai đầu tuần. Khi sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh trở nên tự tin hơn, ý thức tự giác được nâng cao đạt kết quả như tôi mong muốn . - Lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp: Biện pháp: Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, do vậy người giáo viên phải có lựa chọn kết hợp giữa các phương pháp, cho phù hợp với đặc trưng của các môn học đặc biệt là môn Đạo đức. Mỗi phương pháp cần phải sử dụng đúng thời điểm của tiết dạy. Ví dụ 1: khi dạy bài 2 "Biết nhận lỗi và sửa lỗi". Các phương pháp cần xác định là: Kể chuyện, nêu gương, thảo luận nhóm, động não, Tập luyện theo mẫu hành vi, đóng vai, tổ chức trò chơi. + Phương pháp kể chuyện được sử dụng trong hoạt động 1 - Tiết 1; Giáo viên kể chuyện Cái bình hoa với kết thúc để mở. + Sau đó chia nhóm, giao việc để các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích truyện xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi. + Sang hoạt động 2: giáo viên tiếp tục giao việc cho các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích truyện xác định ý nghĩa của hành vi nhận và sửa lỗi. + Sang hoạt động 3: giáo viên tiếp tục giao việc cho các nhóm thảo luận và bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những hành vi đúng, sai. + Ở tiết 2 - Trong hoạt động 1 học sinh được đóng vai theo tình huống, học sinh lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi, Hoạt động 2: giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ghép đôi, qua trò chơi học sinh biết cách ứng xử các tình huống nhận và sửa lỗi. Ví dụ 2: Giáo dục học sinh đoàn kết với bạn đây là chuẩn mực hành vi phản ánh mối quan hệ cá nhân đối với người xung quanh. Để giáo dục chuẩn mực hành vi này, giáo viên cần thực hiện ba nhiệm vụ sau: - Giáo dục ý thức đạo đức : Giúp học sinh hiểu : + Yêu cầu của chuẩn mực “đoàn kết với bạn” : Để đoàn kết với bạn cần thực hiện điều gì ? Làm gì ? + Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đoàn kết với bạn ? + Cách thực hiện chuẩn mực đó : Thực hiện như thế nào ? - Giáo dục thái độ, tình cảm : Giúp học sinh hình thành thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt về đoàn kết với bạn ; không đồng tình, không tán thành lên án, phê phán những ai gây mất đoàn kết với bạn. - Giáo dục kĩ năng, thói quen hành vi : Hình thành cho học sinh hệ thống kĩ năng và thói quen : + Cùng học, cùng chơi với bạn. + Nhường nhịn, giúp đỡ bạn. + Nói năng lịch sự với bạn. + Không gây gổ đánh nhau với bạn, không nói xấu bạn. - Giáo dục đạo đức thông qua các môn học: Bản thân quá trình dạy học và ngay trong các nhiệm vụ dạy học là nhằm góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Tính chất giáo dục của việc dạy học đòi hỏi nhà giáo phải khai thác đúng đắn, sâu sắc nội dung các môn học, thông qua việc dạy học mà thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhằm phát triển các phẩm chất đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh. Trước hết phải nói tới quá trình dạy học môn Đạo đức ở trường. Thông qua môn học này mà học sinh có được một hệ thống khái niệm, tri thức đạo đức. Nhờ đó học sinh có thể hiểu được mục đích hành động, biết được cần phải làm gì, phân biệt được “cái tốt và cái xấu”, “cái đạo đức và cái vô đạo đức” v.v… Trên cơ sở đó, các em định hướng đúng trong các hiện tượng phong phú và phức tạp ở quanh mình và có được tính tự giác trong quá trình học tập. Ở bậc Tiểu học, việc dạy và học môn Đạo Đức với tư cách là môn học cũng có tác dụng đặc biệt; thông qua việc dạy học môn Đạo Đức nhằm thực hiện được các nhiệm vụ: - Cung cấp cho học sinh các tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức gắn với kinh nghiệm sống, giúp học sinh hình thành, định hướng về giá trị đạo đức, biết các nghĩa vụ, trách nhiệm và phân biệt được cái đúng cái sai, cái thiện cái ác. Từ đó có nguyện vọng thông qua hoạt động mà đưa các chuẩn mực, các giá trị ấy vào mọi lĩnh vực của cuộc sống (phù hợp với trình độ nhận thức, tập quán hành vi đạo đức đang hình thành ở mỗi em). - Trên cơ sở đó giúp các em tập luyện trong đời sống thực tế, hình thành các hành vi, tập quán hành vi lành mạnh, góp phần tạo nên lối sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức văn hóa. Nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên chúng ta đã và sẽ đặt được những viên gạch hồng đầu tiên trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng hình thành cơ sở ban đầu của tư cách đạo đức người công dân, người chiến sĩ, những người chủ tương lai của đất nước, của dân tộc. Các em cũng hiểu bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ xã hội, đòi hỏi trong giáo lưu, giao tiếp ứng xử phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức, nhất là trong điều kiện xã hội phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và phức tạp trong cơ chế thị trường. Cụ thể là: + Các quan hệ với gia đình (cha mẹ, ông bà, anh chị em); + Quan hệ với nhà trường (thầy cô giáo, bạn bè); + Quan hệ với cộng đồng (làng xóm, đoàn thể, xã hội); + Thái độ và quan hệ với lao động, với công việc hàng ngày; + Thái độ và quan hệ với tài sản công cộng, với môi trường, với các di sản văn hóa, với thiên nhiên, …; + Ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đối với dân tộc; + Ý thức đối với trách nhiệm bổn phận, lợi ích chính đáng của bản thân, … Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác ở Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, môn Toán đều có khả năng tiềm tàng, nếu được khai thác tốt, đúng hướng, nhằm vào việc giáo dục đạo đức. Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh động ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi văn hóa, các tập quán truyền thống tốt đẹp của đất nước, của dân tộc nếu được khai thác, tiến hành đúng đắn sẽ mở rộng được kiến thức về đạo đức, về truyền thống văn hóa, về kinh nghiệm, lối sống mang tính dân gian, phản ánh bản sắc đạo đức của dân tộc. Tất cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và kể cả các chuẩn mực sơ giản trong giao tiếp, ứng xử về đạo đức. Ví dụ: Trong môn Tiếng việt học sinh được học các bài tập đọc với chủ điểm của từng tuần, từng tháng, học sinh biết những tấm gương tốt, khi học đạo đức các em có thể liên hệ đến. Cụ thể trong phân môn Tập đọc học sinh đã học bài “Bím tóc đuôi sam” và học Tập làm văn “Cảm ơn , xin lỗi”, qua bài học học sinh biết được cần đối sử tốt với các bạn, giúp cho học sinh phẩm chất trung thực. Học sinh gặp thuận lợi hơn khi học bài đạo đức “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” Ở môn tự nhiên và xã hội, học sinh được nhận biết các loài vật sống dưới nước, trên cạn, và nêu được ích lợi của chúng. Khi học đạo đức bài 14: Bảo vệ loài vật có ích học sinh sẽ liên hệ đến một cách dễ dàng hơn. Khi kể chuyện giáo viên dùng lời của mình thuật lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Trong câu chuyện do giáo viên nêu ra, các nhân vật thực hiện các hành vi đạo đức nhất định trong những tình huống nào đó. Những hành vi này có thể là tốt hay xấu và chúng gây ra, dẫn đến những kết quả, hậu quả nhất định. Nhờ có những kết quả, hậu quả này, cùng với kinh nghiệm cuộc sống của bản thân, học sinh sẽ rút ra cho mình bài học đạo đức cần thiết. vì học sinh tiểu học rất ham thích nghe kể chuyện. Các em nghe kể chuyện với hứng thú rất cao. Những câu chuyện hấp dẫn có thể gây ra ở học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những xúc cảm sâu sắc, tác động mạnh đến hành vi của các em và có khi, các em ghi nhớ nó suốt đời. Kể chuyện cần mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải trung thực với nội dung cốt truyện, nhằm cung cấp cho học sinh biểu tượng hành vi đạo đức, từ đó giáo dục mẫu hành vi cho các em. Tính nghệ thuật đòi hỏi phải hình thành xúc cảm đạo đức trong học sinh, lời kể phải diễn cảm, kết hợp lời kể với các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, thái độ. Trong một số năm qua, cuộc thi kể chuyện đạo đức đựợc tổ chức sâu rộng từ cấp trường đến cấp Quốc gia hằng năm. Đó chính là một nghệ thuật của khoa học giáo dục đạo đức, có tác dụng giáo dục rất lớn. Bởi vậy nên khuyến khích, hướng dẫn học sinh sưu tầm và tự kể. Có thể thực hiện việc kể chuyện theo các bước sau : * Chuẩn bị - Lựa chọn truyện kể : Căn cứ vào chủ đề đạo đức, nguồn tư liệu có thể, đặc điểm tâm sinh lí
File đính kèm:
- SKKN LỚP 2.doc