Giáo án Thực hành kĩ năng sống Lớp 4 - Bài 4, 5

I. Mục tiêu:

- HS biết cách nhận xét người khác một cách tốt nhất.

- Luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực.

- Khi nhận xét người khác, em nên khen trước, đề xuất thay đổi sau.

- Khi nhìn sự vất xung quanh mình, em nên nhìn tổng thể cả mặt tốt và mặt xấu của nó. Cần tập trung vào mặt tích cực để năng lượng lên não người và ta có giải pháp đúng.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Tranh ảnh SGK, các tình huống trong bài.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thực hành kĩ năng sống Lớp 4 - Bài 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thực hành kĩ năng sống:
Bài 4: Tư duy tích cực
I. Mục tiêu:
- HS biết cách nhận xét người khác một cách tốt nhất.
- Luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực.
- Khi nhận xét người khác, em nên khen trước, đề xuất thay đổi sau.
- Khi nhìn sự vất xung quanh mình, em nên nhìn tổng thể cả mặt tốt và mặt xấu của nó. Cần tập trung vào mặt tích cực để năng lượng lên não người và ta có giải pháp đúng.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh ảnh SGK, các tình huống trong bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao có xung đột? Vì sao phải kiểm soát xung đột?
B. Nội dung:
1. Nhận xét tích cực:
a. Khen trước: 
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Vì sao khi nhận xét người khác ta cần phảI khen trước?
- GV yêu cầu HS thảo luận các tình huống trong SGK
- GV nhận xét, chốt nội dung: Khi nhận xét người khác em nên khen trước.
b. Đề xuất giải pháp sau:
- Yêu cầu HS thảo luận
- Sau khi nhận xét điểm tốt của bạn, em nhận xát tiếp theo như thế nào?
- GV nêu các tình huống như SGK
- GV kết luận: Khi nhận xét người khác, em nên khen trước, đề xuất thay đổi sau.
2. Tư duy tích cực:
a. Nhìn vào mặt tích cực:
- Yêu cầu HS thảo luận: BT trong SGK trang 19
- GV nhận xét, chốt nội dung: Khi nhìn sự vật xung quanh mình, em nên nhìn tổng thể cả mặt tốt và mặt xấu của nó. Sau đó tập trung vào mặt tích cực để năng lượng lên não người và chúng ta có giải pháp cho mình.
b. Hướng tới giải pháp tích cực:
- Yêu cầu HS thảo luận các tình huống SGK trang20.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời hay.
- GV cho HS nêu lại nội dung bài học SGK trang 16.
3. Luyện tập:
- HS đọc: Câu chuyện về bốn ngọn nến.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời hay.
- HS lắng nghe, suy nghĩ thảo luận.
- HS làm BT trong SGK
- HS lắng nghe, suy nghĩ , thảo luận các tình huống trong SGK
- HS thực hành trò chơi như SGK.
- Rút ra nội dung bài học, nhắc lại.
- HS tiến hành thảo luận các tình huống và làm BT SGK trang 18
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS thực hành: Em quay sang bạn bên cạnh và nhận xét về bạn.
- HS thảo luận sau đó ghi lại cảm nhận của mình.
- Từng HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- Thực hành làm BT trang 20
- Thực hành làm BT trang 21
- Nêu nhận xét của mình.
- HS trao đổi với thầy cô, bố mẹ, bạn bè để rút ra bài học.
C. Củng cố – dặn dò:
- Khi nhận xét về người khác, em cần chú ý điều gì?
- Chuẩn bị bài 5: Người chủ nhà đáng yêu.
----------------------------------------------------------------------------
 Thực hành kĩ năng sống:
Bài 5: Người chủ nhà đáng yêu
I. Mục tiêu:
- Tạo thiện cảm với người khách đến nhà và tiếp khách một cách lịch sự, thân thiện nhất khi bố mẹ không có nhà.
- Khi có khách gọi cửa, em sẽ ra ngoài xem đó là ai. Nếu là người thân hoặc những người em thật sự thân quen, tin tưởng thì em sẽ mở cửa. Nếu là người lạ hoặc người em chưa tin tưởng thì em sẽ không mở cửa hoặc gọi điện cho bố mẹ để hỏi.
- Khi có khách vào nhà, em phải chủ động tươi cười mời khách ngồi trước bằng lời mời và hành động chỉ tay về hướng ghế ngồi của khách.
- Em sẽ mời khách uống nước, mời những loại nước không có cồn, giúp giải khát và phù hợp với việc nói chuyện.
- Em sẽ trở thành một người chủ nhà đáng yêu, mến khách bằng cách giao tiếp: cười, khen, hỏi, lắng nghe, đồng hành.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh ảnh SGK, các tình huống trong bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là cách nhận xét tích cực?
- Thế nào là tư duy tích cực?
B. Nội dung:
1. Khách đến chơi nhà:
- GV yêu cầu HS thảo luận tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nam đã ứng xử thế nào khi có khách đến nhà?
+ Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập SGK trang 23, 24.
- Khi có khách đến chơi nhà, chúng ta cần làm gì?
- GV đưa ra KL: SGK trang 24
2. Chủ nhà đáng yêu:
- Yêu cầu HS thảo luận: Khi em đang ở nhà một mình mà có khách gọi cửa thì em sẽ làm gì?
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến hay
- Yêu cầu HS làm BT SGK trang 24
3. Những việc cần làm:
a. Mời ngồi:
- GV yêu cầu HS thảo luận: Khi khách vào nhà, em mời khách ngồi thế nào?
- Yêu cầu HS làm BT SGK trang 25
- GV chốt nội dung: - Khi có khách vào nhà, em phải chủ động tươi cười mời khách ngồi trước bằng lời mời và hành động chỉ tay về hướng ghế ngồi của khách.
b. Mời nước:
- Yêu cầu HS thảo luận và làm BT trang 25
- GV nêu nội dung: - Em sẽ mời khách uống nước, mời những loại nước không có cồn, giúp giải khát và phù hợp với việc nói chuyện.
c. Giao tiếp:
- Yêu cầu HS thảo luận và làm BT trang 25
- GV nêu nội dung: - Em sẽ trở thành một người chủ nhà đáng yêu, mến khách bằng cách giao tiếp: cười, khen, hỏi, lắng nghe, đồng hành.
- Yêu cầu HS thực hành tình huông như SGK trang 26
3. Luyện tập:
- HS đọc yêu cầu và trả lời
- GV nhận xét, khen những HS có cách tiếp khách tốt.
- HS lắng nghe, suy nghĩ thảo luận.
- HS làm BT trong SGK
- HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, suy nghĩ , thảo luận.
- HS làm BT
- HS thảo luận
+ Từng HS trình bày trước lớp.
+ Nhận xét.
- HS làm BT
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS làm BT
- HS ghi nhớ
- HS suy nghĩ, làm bài
- HS ghi nhớ
- HS thực hành tình huống
C. Củng cố – dặn dò:
- Khi có khách đến nhà, em cần làm gì?
- Chuẩn bị bài 6: Sức mạnh của thông điệp
-------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_thuc_hanh_ki_nang_song_lop_4_bai_4_5.doc