Đề ôn luyện tiếng Việt lớp 4

I. Đọc thầm và làm bài tập:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí , có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thói rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

 

doc73 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề ôn luyện tiếng Việt lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kể Ai làm gì? Hãy xác định vị ngữ của những câu đó và nêu ý nghĩa của vụ ngữ.
	Hồi còn bé , lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Tôi vẽ đầy ra tường, đầy ra cửa sổ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi . Một lần, tôi tóm được một hộp phấn đựng đầy những viên tròn tròn, nho nhỏ mà mẹ không dùng đến ( mẹ tôi là cô giáo mà). Lại còn cả một quyển sổ to đùng nữa chứ. Thế là tôi bắt đầu vẽ, tôi vẽ một cách say sưa .	
2. Viết đoạn văn kể về những công việc của em trong một tiết học vẽ. Cho biết câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Em đã từng vẽ được những bức tranh đạt điểm A+ chưa ? Hãy viết một đoạn văn tả lại bức tranh mà em thấy ưng ý nhất.
2. Viết đoạn văn tả một đồ vật gắn bó nhiều kỉ niệm với em.
ĐỀ 18
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
NIỀM TIN CỦA TÔI
	Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “ lên rừng, xuống biển” . Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.
	Cuối khóa học , thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.
	Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi :
	- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi !
	Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi :
	- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy ?
	- Đó là nghề của tôi mà . Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha- cua ( Hacourt) .
	Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận cuat tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong . Tôi nín thở chờ đợi …
	- Nếu tôi là người chầm điểm , tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
	- Gì cơ? Bà nói thật chứ ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
	- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.
	Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể . Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.
	Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà , dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.
 Nhã Khanh
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
1. Tác giả trong câu chuyện gặp khó khăn gì khi viết tiểu luận ?
a. Đề bài ra quá khó nên không biết triển khai đề tài như thế nào.
b. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.
c. Có quá ít thời gian dành cho việc viết bài.
2. Điều gì đã khiến tác giả hoàn thành bài luận?
a. Được một người bạn yêu sách giúp đỡ.
b. Được một người bạn cùng lớp giúp đỡ.
c. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn động viên.
3. Điều gì đã khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn ?
a. Những lời động viên khen gợi của người biên tập viên.
b. Những kiến thức thu được sau khóa học.
c. Năng lực của chính tác giả.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Hãy biết khơi gọi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng nhưngc lời động viên chân thành của mình.
b. Hãy luôn khen gợi người khác.
c. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
1. Nêu rõ tác dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
	Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “ lên rừng, xuống biển” . Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác ... “Viết bài cho mọi người đọc ” – điều này cứ ám ảnh tôi mãi. Chắc chắn tôi không thể làm tốt bài tiểu luận này . Chắc chắn cả lớp sẽ giễu cợt điểm kém của tôi.
2. Trong những trường hợp sau, các câu hỏi dùng để làm gì?
a. Tôi không biết làm cách nào để vượt qua sự bế tắc này …Tôi chợt nghĩ đến một người bạn rất yêu sách. Biết đâu cô ấy có thể giúp tôi được chăng ?
b. Khi tôi dợm bước đi, bà ái ngại nhìn tôi rồi nói :
	- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi !
	- Sao cơ ? Bà đã nghe hết câu chuyện của tôi ư ? – Tôi cảm thấy bối rối và khó chịu .
c. Bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi :
	- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy ?
d. Cuối cùng bà cũng đọc xong . Tôi nín thở chờ đợi …
	- Nếu tôi là người chầm điểm , tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
	- Gì cơ? Bà nói thật chứ ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
3. Tìm các danh từ , động từ, tính từ trong đoạn văn sau :
Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận cuat tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong . Tôi nín thở chờ đợi …
	- Nếu tôi là người chầm điểm , tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.
	- Gì cơ? Bà nói thật chứ ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.
	- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.
	Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể . Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.	
4. Sắp xếp các từ sau vào các cột cho phù hợp :
	Viết lách, rèn luyện, căng thẳng, lo lắng, công cộng, thao thao,ái ngại, bối rối, may mắn , sẵn sàng, hồi hộp, chờ đợi, luồng điện, ám ảnh, tê cứng, ngón tay, chắc chắn, dàn ý.
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Từ láy
5. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng sau:
Tôi đã viết cuốn sách đầu tay để dành tặng riêng cho người đã khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi. 
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Viết đoạn văn tả một thứ đồ chơi dân gian mà em biết.
2. Em đã từng nhận được một món quà đặc biệt, chứa đầy tình yêu thương của người tặng . Hãy kể lại câu chuyện về kỉ niệm đó.
3. Em đã từng tự làm một món quà đặc biệt để tặng người thân. Món quà ấy làm người nhận rất ngạc nhiên và xúc động. Hãy kể lại câu chuyện ấy.
4. Viết một lá thư gửi cho người đặc biệt để nói về ước mơ của em.
ĐỀ 19
ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG
	Bét – to – ven ( 1770 – 1825 ) là nhạc sĩ thiên tài người Đức . Ngay từ khi còn rất nhỏ , ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc . Mỗi ngày, Bét – tô – ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn . Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào… Bet-to-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.
	Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc . Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn . Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô –ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi :
	- Con thấy âm thanh lan xa tới đâu?
	- Con không thấy ạ!
	- Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu.
	Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như lan xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu :
	- Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.
	Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : Đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.
 Uyên Khuê
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài?
a. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.
b. Đàn suốt ngày suốt đêm không được ngủ.
c. Đàn đến mức ngất xỉu.
2. Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên?
a. Vì thầy giáo muốn cậu lắng nghe hơi thở của chính mình .
b. Vì thầy giáo muốn cậu rèn luyện tính cẩn thận.
c. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh .
3. Nội dung câu chuyện này là gì?
a. Ca ngợi cậu bé Bét – tô –ven đã kiên trì khổ luyện hi sinh cả tuổi thơ tập luyện đàn để thành tài.
b. Ca ngợi thầy trò Bét – tô – ven đã kên trì tập luyện đàn .
c. Ca ngợi người thầy giáo đã dạy cho cậu bé Bét – to – ven biết lắng nghe âm thanh.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Đọc đoạn văn sau , xác định các câu kể Ai làm gì? Và tìm chủ ngữ của các câu đó.
	Để mau chóng biến con mình thành thần đồng , cha cậu đã mời rất nhiều thầy dạy nhạc . Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc . Cha cậu đưa thầy giáo về nhà trong lúc Bét –tô – ven đang mải chơi một khúc nhạc trên vi-ô-lông . Cậu sốt sắng ngồi vào đàn ooc-gan ngay.
2. Đặt câu với các từ ngữ sau để có câu kể Ai làm gì?
a. Cậu bé Bét-tô-ven
b. Thầy giáo của cậu
3. Tìm trong câu chuyện trên những từ ngữ nói lên sự tài giỏi của cậu bé Bét-tô-ven.
M. thiên tài,………..
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Viết một đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả đồ dùng học tập mà em thích nhất.
2. Em hãy viết phần mở bài và kết bài cho bài văn tả con tò he sau đây:
………….
	Được làm từ cơm nếp, những con tò he rất mềm và dẻo. Để cầm được những con tò he , người ta phải xâu vào chúng những chiếc que bằng tre . Bằng đôi bàn tay khéo léo , những người bán hàng ( theo em phải gọi là nghệ nhân mới đúng!) đã nặn ra những con tò he đủ các sắc màu, đủ các loại > Nào tò he hoa hồng, tò he ông tiên, Tôn Ngộ Không, siêu nhân…Con nào cũng đẹp và sống động như thật.
…………….
ĐỀ 20
ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN
	Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều , 

File đính kèm:

  • doc35 de on luyen lop 4.doc
Giáo án liên quan