Đề kiểm tra một tiết môn Vật lý Lớp 6 - Trường THCS Tam Thanh

A. Trắc nghiệm: (7điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: (7điểm)

 1. Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

 A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

 B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

 C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

 D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

 2. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l.

 A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.

 C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.

 3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây?

 A. V1 = 20,2cm3. B. V2 = 20,50cm3. C. V3 = 20cm3. D. V4 = 20,5cm3.

 4. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:

 A. Thể tích bình tràn. B. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

 C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình chứa.

 5. Trên một hộp mức Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:

 A. Sức nặng của hộp sữa. B. Thể tích của hộp mức.

 C. Khối lượng của hộp mức. D. Sức nặng và khối lượng của hộp mức.

 6. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

 A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

 B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

 C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

 D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

 7. Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm học sinh này đã dùng:

 A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm. B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

 C. Thước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm. D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.

 8. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể ngập hoàn toàn trong nước chỉ cần:

 A. Một bình tràn. B. Một bình chia độ bất kì.

 C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình. D. Một ca đong.

 9. Dùng cân Rô-béc-van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:

 A. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cân.

 B. Giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra một tiết môn Vật lý Lớp 6 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 6
LỚP 6: TUẦN: 8 – TIẾT: 8
ĐIỂM
LỜI PHÊ
ĐỀ 1:
A. Trắc nghiệm: (7điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: (7điểm)
 1. Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
 A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. 
 B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
 C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
 D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
 2. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l.
 A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
 C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
 3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây?
 A. V1 = 20,2cm3.	B. V2 = 20,50cm3.	C. V3 = 20cm3.	D. V4 = 20,5cm3.
 4. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
 A. Thể tích bình tràn.	 B. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
 C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình chứa.
 5. Trên một hộp mức Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
 A. Sức nặng của hộp sữa.	B. Thể tích của hộp mức.
 C. Khối lượng của hộp mức. 	D. Sức nặng và khối lượng của hộp mức.
 6. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
 A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
 B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
 C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
 D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
 7. Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm học sinh này đã dùng:
 A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.	B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
 C. Thước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm.	D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.
 8. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể ngập hoàn toàn trong nước chỉ cần:
 A. Một bình tràn.	B. Một bình chia độ bất kì.
 C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình. D. Một ca đong.
 9. Dùng cân Rô-béc-van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
 A. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cân.
 B. Giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
 C. Giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
 D. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã.
 10. Hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại. Chọn câu sai trong các câu sau:
 A. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là mạnh như nhau.
 B. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng.
 C. Lực tác dụng của con trâu nọ không đẩy lùi được con trâu kia.
 D. Hai lực đó có thể làm đầu các con trâu bị sầy (sướt) da.
 11. Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
 A. Trái Đất.	B. Mặt Trăng.	C. Mặt Trời.	D. Hòn đá trên mặt đất.
 12. Lực nào sau đây không thể là trọng lực?
 A. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
 B. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
 C. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
 D. Lực vật nặng tác dụng vào dây leo.
 13. Hai lực cân bằng là hai lực?
 A. Mạnh như nhau.	B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
 C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
 D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
 14. Chiếc đèn treo trên trần vẫn giữ nguyên vị trí, tại sao?
 A. Vì không chịu tác dụng của lực nào cả.	 B. Vì chịu lực kéo của dây leo.
 C. Vì chịu lực hút của Trái Đất. D. Vì lực kéo của dây treo cân bằng với trọng lực của đèn.
B. Tự luận: (3đ)
 15. Dùng bình chia độ đo thể tích viên sỏi. Thể tích nước ban đầu là 60cm3. Thể tích nước sau khi thả viên sỏi vào là 78,2cm3. Thể tích viên sỏi là bao nhiêu? (1đ)
 16. Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên. Giải thích vì sao vật đứng yên. (1đ)
 17. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5t. Số 5t có ý nghĩa gì? (1đ)
...
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN - ĐỀ 1
A. Trắc nghiệm: (7đ)
* Khoanh tròn vào phương án đúng (mỗi câu đúng 0.5đ).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
B
D
B
C
D
A
C
A
D
D
A
D
D
B. Tự luận: (3đ)
15. (1đ)
	Thể tích viên sỏi là:
	Vsỏi = V2 – V1 = 78,2 – 60 = 18,2(cm3).
16. (1đ)
	Vì vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
17. (1đ)
	Số 5t chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.
MA TRẬN ĐỀ THI VẬT LÍ 6
Nội dung kiểm tra
Cấp độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đo độ dài
1(0,5đ);
7(0,5đ);
1đ
Đo thể tích chất lỏng
2(0,5đ); 
3(0,5đ);
1đ
Đo thể tích vật rắn không thấm nước
4(0,5đ); 8(0,5đ);
15(1đ);
2đ
Khối lượng – Đo khối lượng
9(0,5đ);
5(0,5đ);
17(1đ);
2đ
Lực – Hai lực cân bằng
13(0,5đ);
10(0,5đ); 16(1đ);
2đ
Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
6(0,5đ);
0,5đ
Trọng lực – Đơn vị lực
11(0,5đ);
12(0,5); 14(0,5đ);
1,5đ
Tổng cộng
3đ; 30%
4đ; 40%
3đ; 30%
10đ; 100%
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 6
LỚP 6: TUẦN: 8 – TIẾT: 8
ĐIỂM
LỜI PHÊ
ĐỀ 2:
A. Trắc nghiệm: (7điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: (7điểm)
1. Chiếc đèn treo trên trần vẫn giữ nguyên vị trí, tại sao?
 A. Vì không chịu tác dụng của lực nào cả.	 B. Vì chịu lực kéo của dây leo.
 C. Vì chịu lực hút của Trái Đất. D. Vì lực kéo của dây treo cân bằng với trọng lực của đèn.
2. Lực nào sau đây không thể là trọng lực?
 A. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
 B. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
 C. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
 D. Lực vật nặng tác dụng vào dây leo.
3. Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm học sinh này đã dùng:
 A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.	B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
 C. Thước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm.	D. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.
4. Dùng cân Rô-béc-van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
 A. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cân.
 B. Giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
 C. Giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
 D. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã.
5. Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
 A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. 
 B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
 C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
 D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
 6. Hai lực cân bằng là hai lực?
 A. Mạnh như nhau.	B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
 C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
 D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
7. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l.
 A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
 C. Bình 100ml có vạch chia tới 1ml. D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
8. Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
 A. Trái Đất.	B. Mặt Trăng.	C. Mặt Trời.	D. Hòn đá trên mặt đất. 
9. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
 A. Thể tích bình tràn.	 B. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
 C. Thể tích bình chứa. D. Thể tích nước còn lại trong bình chứa.
10. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây?
 A. V1 = 20,2cm3.	B. V2 = 20,50cm3.	C. V3 = 20cm3.	D. V4 = 20,5cm3.
11. Trên một hộp mức Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
 A. Sức nặng của hộp sữa.	B. Thể tích của hộp mức.
 C. Khối lượng của hộp mức. 	D. Sức nặng và khối lượng của hộp mức.
12. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể ngập hoàn toàn trong nước chỉ cần:
 A. Một bình tràn.	B. Một bình chia độ bất kì.
 C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình. D. Một ca đong.
13. Hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại. Chọn câu sai trong các câu sau:
 A. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là mạnh như nhau.
 B. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng.
 C. Lực tác dụng của con trâu nọ không đẩy lùi được con trâu kia.
 D. Hai lực đó có thể làm đầu các con trâu bị sầy (sướt) da.
14. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
 A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
 B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
 C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
 D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
B. Tự luận: (3đ)
 15. Dùng bình chia độ đo thể tích của hòn đá. Thể tích nước ban đầu là 45cm3. Thể tích nước sau khi thả viên sỏi vào là 63,5cm3. Thể tích của hòn đá là bao nhiêu? (1 điểm)
 16. Treo quả cân vào một sợi dây, quả cân được giữ yên. Hỏi có những lực nào tác dụng vào quả cân? (1 điểm)
 17. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5t. Số 5t có ý nghĩa gì? (1đ)
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN - ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm: (7đ)
* Khoanh tròn vào phương án đúng (mỗi câu đúng 0.5đ).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
D
A
A
A
B
D
B
D
B
D
C
C
D
D
B. Tự luận: (3đ)
 15. (1đ)
Thể tích của hòn đá là
 = - = 63,5 - 45 = 18,5(cm3).
 16. (1đ)
Những lực tác dụng vào quả cân là: Lực hút của Trái Đất và lực căng của sợi dây.
 17. (1đ)
	Số 5t chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.

File đính kèm:

  • docDe KT 1 tiet ly 6 KHI 20112012.doc
Giáo án liên quan