Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

Đề bài 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc

 Ơi con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời

 Từng giọt long lanh rơi

 Tôi đưa tay tôi hứng.

 Mùa xuân người cầm súng

 Lộc giắt đầy trên lưng

 Mùa xuân người ra đồng

 Lộc trải dài nương mạ

 Tất cả như hối hả

 Tất cả như xôn xao

 Đất nước bốn nghìn năm

 Vất vả và gian lao

 Đất nước như vì sao

 Cứ đi lên phía trước.

 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN NGỮ VĂN 9
Tuần 28- Tiết 139+140: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 
Đề bài 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
	Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc
	Ơi con chim chiền chiện
	Hót chi mà vang trời
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng.
	Mùa xuân người cầm súng
	Lộc giắt đầy trên lưng
	Mùa xuân người ra đồng
	Lộc trải dài nương mạ
	Tất cả như hối hả
	Tất cả như xôn xao
	Đất nước bốn nghìn năm
	Vất vả và gian lao
	Đất nước như vì sao
	Cứ đi lên phía trước.
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
	HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
MÔN NGỮ VĂN 9
 NĂM HỌC 2018 – 2019
- Mức tối đa:
1. Về phương diện nội dung (8,0 điểm) 
+ Đảm bảo hệ thống ý trong bài văn nghị luận.
+ Vận dụng tốt các phép lập luận.
+ Bài văn nghị luận cần sáng tạo.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
 Nội dung
Điểm
 1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích gồm ba khổ thơ trên.
- Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân của đất nước.
 1.0 đ
2. Thân bài: Triển khai cụ thể những suy nghĩ về đoạn thơ.
2.1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Chỉ bằng vài nét vẽ thật mềm mại trên bức tranh xuân, nét vẽ hiện lên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình, nước trong xanh, tinh khiết.
 + Điểm trên dòng sông xanh ấy là nét chấm phá sinh động "một bông hoa tím biếc" 
 + Động từ "mọc" đặt ở đầu câu, cách nói đảo ngữ gây sự bất ngờ, mới lạ, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Nhấn mạnh sự trỗi dậy vươn lên bất diệt của hoa cỏ mùa xuân.
+ Tính từ "tím biếc" màu tím có ánh sáng kết hợp với từ "xanh" ở câu trên làm nên màu sắc hài hòa tươi tắn của lá, hoa, sông, nước.
→Tác giả tả ít gợi nhiều vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, gần gũi, thi vị, mang đặc trưng của xứ Huế có đường nét mềm mại, màu sắc tươi sáng, không gian khoáng đạt, thơ mộng.
- Bức tranh mùa xuân của Thanh Hải không chỉ có đường
 nét, màu sắc mà còn có âm thanh ngập tràn không gian là bản nhạc mùa xuân của bầy chim chiền chiện.
- Nhà thơ vui sướng lắng tai nghe tiếng chim hót.
+ Từ "ơi' cất lên như một tiếng gọi thân thương.
+ Hai tiếng "hót chi" thể hiện giọng điệu ngọt ngào của xứ Huế.
+ "Giọt long lanh" là một hình ảnh thơ đẹp giàu sức liên tưởng thất khó xác định đây là giọt mưa mùa xuân? Giọt sương lắng đọng trên lá? Hay từng giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện: ở đây Thanh Hải đã dùng "giọt long lanh" để tả tiếng chim, đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
+ Động tác "tôi đưa tay tôi hứng" cử chỉ của tác giả thật nâng niu, trân trọng, vô cùng xúc động. Tất cả thể hiện sự đắm say của nhà thơ trước mùa xuân.
=> Điều đáng chú ý là Thanh Hải viết bài thơ vào tháng 11 khi mùa xuân chưa về với đất trời. Phải yêu đời, lạc quan lắm nhà thơ mới mở lòng với mùa xuân như vậy.
2.2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:
- Đất nước hiện lên với sức sống mùa xuân tươi trẻ tràn đầy. Làm lên mùa xuân đất nước là hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng". 
+ "Người cầm súng" là người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.
+ "Người ra đồng" là người nông dân tăng gia sản xuất.
 Họ là những người đang thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ "lộc" là trồi non là vẻ đẹp sức sống của mùa xuân, người lính khoác trên lưng cành lá ngụy trang xanh biếc.
+ Từ "trải dài" và từ "giắt đầy" gợi một màu xanh bất tận. Con người có mặt ở đâu thì mùa xuân theo tới đó. "Người cầm súng" mang mùa xuân ra chiến trường, còn "người ra đồng" thì gieo mùa xuân trên từng nhánh mạ. Họ chính là mùa xuân của đất nước, họ làm lên mùa xuân bằng bàn tay của mình."Lộc" còn có thể hiểu đó là những giá trị và thành quả tốt đẹp. 
+ Với biện pháp điệp cấu trúc "tất cả như", cùng sự xuất của
 hai từ láy "hối hả", "xôn xao". Khí thế khẩn trương, náo nức của cả dân tộc đang bước vào mùa xuân. 
- Suy ngẫm về bề dầy lịch sử của dân tộc:
+ Đất nước với bề dày lịch sử bốn nghìn năm với bao gian lao vất vả. Phép nhân hóa "vất vả và gian lao" một dân tộc nhỏ bé nhưng luôn phải đối đầu với các thế lực tàn bạo.
+ Cách so sánh "đất nước như vì sao" muốn nói về sức mạnh vượt qua đêm tối, vượt qua gian khó. Biểu lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng.
+ Từ "cứ" trong cụm từ "cứ đi lên phía trước" thể hiện chí khí quyết tâm và niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 
=> Suy nghĩ đó của tác giả đã thể hiện sự trân trọng, tự hào và niền tin bất diệt vào sự trường tồn của dân tộc.
 - Đánh giá chung về thành công nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ. 
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
1.0 đ
0,25 đ
0.25 đ
1.0
0,5 đ
1.0 đ
1.0 đ
0, 5 đ
0, 5 đ
3. Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
- Thanh Hải không còn nữa nhưng bài ca xuân: xuân thiên nhiên, xuân đất trời, xuân của lòng người vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
 1.0 đ
2. Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (2,0 điểm): 
 + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.
+ Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, thể hiện năng lực cảm thụ thơ; lập luận thuyết phục, hành văn lưu loát có cảm xúc.
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
 - Mức chưa tối đa: 
 Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.(Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
 - Mức không đạt: 
Không làm bài hoặc làm lạc đề.
 Hết.
 Đồng Lạc, ngày 18 tháng 3 năm 2019
 Giáo viên ra đề
 Nguyễn Thị Thủy

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019.doc