Đề kiểm tra môn Ngữ văn 8 (Phần Văn bản) - Năm học 2016-2017

I. Trắc nghiệm( 2 điểm)

1. Văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ?

A. Bút kí B. Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút.

2. Văn bản "Trong lòng mẹ" ( Nguyên Hồng) có mấy nhân vật chính?

 A. Một B. Hai. C. Ba D. Bốn

3. Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" ( Ngô Tất Tố), điều gì đã giúp chị Dậu quật ngã được hai tên tay sai ?

A. Lòng căm giận. B. Tình yêu thương chồng.

C. Uất hận vì sự bất công. D. Sự căm ghét bọn tay sai.

4. Trong tác phẩm " Lão Hạc" ( Nam Cao), lão Hạc hiện lên là một con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất vô cùng cao quý. Theo em, ý kiến này đúng hay sai ?

 A. Đúng B. Sai

5. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Ngữ văn 8 (Phần Văn bản) - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS THÁI HỌC 
 ĐỀ KIỂM TRA 
 NĂM HỌC 2016-2017
 MÔN: NGỮ VĂN 8( Phần văn bản )
 Thời gian làm bài: 45 phút 
 ( Đề này gồm: 2 phần, 7 câu, 3 trang)
Người ra đề: Lê Thị Tuyết - Chức vụ: Giáo viên
Trường THCS Thái Học - Điện thoại: 0169 6938 496 
Email: hoantuyet111273@gmail.com
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Cấp độ
Tên chủ đề
(Lĩnh vực KT)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
Nhận biết thể loại, đặc điểm nhân vật, tên tác phẩm với chủ đề dã cho.
Số câu:
Số điểm :
Tỉ lệ%
 2
0,5
0,5%
2
0,5
5%
Trong lòng mẹ
Nhận biết nhân vật chính, tên tác phẩm và chủ đề đã cho 
Nắm được tâm trạng, tình cảm của bé Hồng với mẹ để viết bài văn
Vận dụng sáng tạo văn biểu cảm để cảm nghĩ về nhân vật bé Hồng
Số câu:
Số điểm :
Tỉ lệ%
 1
0,5
5%
1
3
30%
2
20%
2
5,5
55%
Tức nước vỡ bờ 
Nhận biết được tên tác phẩm với chủ đề đã cho.
Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm
Hiểu được cuộc sống, số phận của người nông dân- Chị Dậu.
Số câu:
Số điểm :
Tỉ lệ%
1 
0,25
2,5%
1
0,5
5%
1
1,5
15%
3
2,25
22,5%
Lão Hạc 
Nhận biết được tên tác phẩm với chủ đề đã cho.
.
Hiểu được các sự việc liên quan đến nhân vật
Số câu:
Số điểm :
Tỉ lệ%
0,25
2,5%
1
0,5
5%
1- C2
1,5
15%
1,75
17,5%
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ %:
7
2
20%
3-1ý
3
30%
1ý
3
30%
1ý
2
20%
7
10
100%
B.ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm( 2 điểm)
1. Văn bản  "Tôi đi học" của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ?
A. Bút kí B. Truyện ngắn trữ tình C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút. 
2. Văn bản "Trong lòng mẹ" ( Nguyên Hồng) có mấy nhân vật chính? 
 A. Một B. Hai. C. Ba D. Bốn
3. Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" ( Ngô Tất Tố), điều gì đã giúp chị Dậu quật ngã được hai tên tay sai ? 
A. Lòng căm giận. B. Tình yêu thương chồng.
C. Uất hận vì sự bất công. D. Sự căm ghét bọn tay sai.
4. Trong tác phẩm " Lão Hạc" ( Nam Cao), lão Hạc hiện lên là một con người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất vô cùng cao quý. Theo em, ý kiến này đúng hay sai ?
 A. Đúng B. Sai 
5. Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học ?
A
Phần nối
B
1. Tôi đi học
1-
a. Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh.
2. Trong lòng mẹ 
2-
b. Nói về một người nông dân cùng khổ bị chà đạp và đè nén quá đã uất ức vùng lên.
3. Tức nước vỡ bờ
3-
c. Nói về một ông lão nông dân do quá nghèo đói đã tự tử bằng bả chó.
4. Lão Hạc 
4-
d. Nói về tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em nhỏ ở ngày đến trường đầu tiên.
II. Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1 ( 3 điểm )
a) Trong số những văn bản truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, văn bản nào viết về người nông dân, cho biết tên tác giả của mỗi văn bản đó ?
b) Nhận xét ngắn gọn cuộc sống, số phận của người nông dân trong các văn bản trên.
Câu 2 ( 5 điểm )
 Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm của bé Hồng đối với mẹ trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng. 
-------------------HẾT------------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS THÁI HỌC 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 NĂM HỌC 2016-2017
 MÔN: NGỮ VĂN 8( Phần văn bản )
 ( Hướng dẫn chấm gồm: 2 phần, 7 câu, 2 trang)
I.Phần trắc nghiệm ( 2 điểm )
* Mức tối đa:
Trả lời đúng được một ý của mỗi câu được 0,25 điểm 
 Câu 
đáp án
1
2
3
4
5
B
A
B
A
1-d; 2-a; 3- b; 4-c 
* Mức không đạt: không có điểm
 Chọn các phương án khác hoặc không chọn phương án nào.
II. Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1 ( 3,0 điểm )
* Mức tối đa :
- Về phương diện nội dung (2,75 điểm ). 
 Cần đảm bảo các nội dung sau :
a) Các VB truyện kí đã học : 
* Những văn bản viết về người nông dân : Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố) 0,5 điểm
Lão Hạc ( Nam Cao) 0,5 điểm
b) - Những người nông dân như chị Dậu, lão Hạc họ có cuộc sống nghèo khổ, cùng túng, cơ cực.(0,25điểm )
- Sống trong xã hội TD nửa PK họ chịu cảnh áp bức, bất công khiến cho cuộc sống của họ bị bần cùng. (0,25điểm)
- Chị Dậu bần cùng đến mức phải bán cả đứa con gái đầu lòng ( cái Tí ) của mình cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ tiền nộp suất sưu cho anh Dậu.(0,5 điểm)
 Còn lão Hạc bần cùng đến mức phải tìm đến cái chết tự giải thoát cho cuộc đời của mình.(0,5điểm) 
- Số phận của họ thật bi đát.(0,25 điểm )
- Về phương diện hình thức (0,25 điểm ) : Trình bày sạch sẽ, khoa học, không sai chính tả, diễn đạt, dùng từ.
* Mức chưa tối đa : Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và hình thức trên.
* Mức không đạt : Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2 ( 5,0 điểm )
a. Mức tối đa :
 * Về nội dung( 4,0 điểm)
 Đảm bảo các yêu cầu :
+ Vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn phát biểu cảm nghĩ.
+ Bài làm sáng tạo có sức hấp dẫn với người đọc.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nôi dung như sau :
 a.Mở bài(0,5 điểm) giới thiệu chung được nhân vật bé Hồng
 b.Thân bài (3,0 điểm): đảm bảo 2 ý :
 + Khi trò chuyện với bà cô: Tình yêu thương mẹ đã khiến cho bé Hồng trở nên già dặn. Dù còn ít tuổi bé Hồng đã biết thông cảm với mẹ, hiểu mẹ không có tội gì mà chỉ vì túng quẫn phải đi tha hương cầu thực. Vì thế mà Hồng trở nên khôn ngoan hơn, biết cảnh giác trước thái độ của người cô. Em đã cố giấu đi tình cảm thực, không chỉ từ chối chuyến đi Thanh Hoá mà còn hỏi vặn để người cô không thực hiện được âm mưu. Hồng hiểu nỗi đau khổ của mẹ là do những cổ tục PK gây ra nên hình dung cổ tục đó như đầu mẩu gỗ, cục thuỷ tinh, hòn đáđể mà cắn mà nhai cho kì nát vụn mới thôi. Đó là tình yêu thương, niềm cảm thông trân trọng mẹ. (1,5 đ)
 Sống trong cảnh cô đơn, bị ghẻ lạnh, hắt hủi Hồng luôn khao khát tình mẹ, được mẹ chăm chút và điều đó đã đến. Trên đường đi học về đã gặp mẹ, Hồng được nằm trong lòng mẹ, được mẹ ấp ủ. Cảm giác sung sướng ấy thật tuyệt đỉnh, hạnh phúc. Mọi nỗi buồn trong em đã trút bỏ đi, lời nói của bà cô không đúng với mẹ. Mẹ - người phụ nữ vẫn xinh đẹp như thuở nào. (Lấy được dẫn chứng minh hoạ) (1,5 đ) 
 c.Kết bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật( 0,5đ).
 Bé Hồng thật tự hào về mẹ, yêu thương mẹ vô cùng.
 * Về hình thức và các tiêu chí khác : ( 1,0 điểm)
 + Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần theo cấu trúc của một bài văn.
 + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh.
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. Căn cứ bài làm cụ thể của HS giáo viên đánh giá điểm phù hợp.
c. Mức không đạt : Không làm bài hoặc lạc đề.
-------------------HẾT------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_8_phan_van_ban_nam_hoc_2016_2017.doc
Giáo án liên quan