Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đợt IV môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2011-2012

Câu 1 (3 điểm)

Cho đoạn văn: „Ta thờng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau nh cắt, nớc mắt đầm đìa; chỉ căm tức cha xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ; nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

a. Đoạn trích trong tác phẩm nào, của ai? Tên gọi theo phiên âm tiếng Hán của tác phẩm đó là gì?

b. Nêu nhận xét về kiểu câu văn đợc dùng trong đoạn? Kiểu câu văn đó có tác dụng diễn đạt nh thế nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2 (7 điểm)

Học sinh chọn 01 trong 02 đề bài sau:

Đê 1: Phân tích bài thơ “Đi đờng”” của Hồ Chí Minh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đợt IV môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tHCS 
Tân Trường
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Đợt IV
Ngayf 4/3, Năm học 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1 (3 điểm)
Cho đoạn văn: „Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ; nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
a. Đoạn trích trong tác phẩm nào, của ai? Tên gọi theo phiên âm tiếng Hán của tác phẩm đó là gì?
b. Nêu nhận xét về kiểu câu văn được dùng trong đoạn? Kiểu câu văn đó có tác dụng diễn đạt như thế nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 2 (7 điểm)
Học sinh chọn 01 trong 02 đề bài sau:
Đê 1: Phân tích bài thơ “Đi đường”” của Hồ Chí Minh.
Đề 2: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu để làm rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
(Viết một bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy kiểm tra)
----- Hết -----
Trường tHCS Tân Trường
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng Đợt IV
Ngày 4/3, Năm học 2011 – 2012
Môn : Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 60 phút
Hướng dẫn đáp án, biểu điểm.
Câu/ý
Nội dung hướng dẫn
Điểm
Câu 1
3 đ
a/1đ
Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả được 0,5 điểm.
- Tác phẩm: Hịch tướng sĩ
- Tác giả: Trần Quốc Tuấn
Gọi đùng tên theo phiên ấm chữ Hán của tác phẩm được 0,5 điểm:
Dụ chư tì tướng hịch văn.
1 đ
b.2đ
- Nêu được đúng kiểu câu văn được dùng trong đoạn được 0,5 điểm:
Kiểu câu văn biền ngẫu (câu có từ 2, 3,..vế câu song song nhau,...)
- Nêu được tác dụng của kiểu câu, được 0,5 điểm:
Kiểu câu văn nhiều vế câu diễn tả được nhiều cung bậc tình cảm, tâm trạng.
- Nêu được nội dung chính của đoạn văn, được 1 điểm:
Đoạn văn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng tác giả: Nỗi đau đớn và căm thù giặc mãnh liệt; ý chí quyết tiêu diệt giặc
2đ
Câu 2
7đ
Bài làm 2 đề đảm bảo các yêu cầu:
* Về hình thức: Kiểu bài tập làm văn phân tích tác phẩm văn học (Đọc, hiểu một văn bản). Bài viết có bố cục ba phần, mỗi phần thực hiện một nhiệm vụ của kiểu bài. Biết viết câu văn linh hoạt, chuẩn chính tả, ngữ pháp. Biết tạo đoạn văn, mỗi đoạn được viết theo một cách dựng đoạn nhất định và tập trung phân tích một ý tương đối hoàn chỉnh. Biết sử dụng liên kết. Biết dùng dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng trong bài phân tích. Sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự đúng lúc tạo cảm xúc cho bài làm.
* Về nội dung: Dựa vào cách đọc, hiểu văn bản thơ để làm bài phân tích, đảm bảo làm rõ chủ đề từng bài thơ. Xác định và phân tích được các ý chính trong bài thơ theo một trình tự để đảm bảo liên kết logic. Các ý trong bài văn tập trung, hướng về làm rõ chủ đề văn bản để đảm bảo liên kết chủ đề. Giáo viên có thể theo gợi ý trong các dàn bài sau để chấm điểm. Các bài viết đảm bảo được các yêu cầu về hình thức, nội dung ở mức cao nhất sẽ được số điểm tương đương cao nhất, căn cứ các mức độ đạt được về nội dung, hình thức có thể chấm những mức điểm khác nhau:
Dàn ý - Đề 1
A. Mở bài: - 0, 5 điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời bài thơ)
- Nêu Khái quát nội dung, ý nghĩa bài thơ.
B. Thân bài: - 6 điểm
* Giai thích vài nét về chuyện đi đường: 2 điểm.
- Đi đường là chuyện bình thường ai cũng biết
- Từ chuyện đi đường bình thường đó, tác giả muốn gửi gắm suy nghĩ về những vấn đề lớn của cuộc sống.
* Phân tích nội dung bài thơ: 4 điểm
(Học sinh có thể trích dẫn phiên âm, dịch thơ khi làm bài)
- Câu thơ 1: Đi đường mới biết gian lao. - 1điểm
+ Giả thích từ: “đi” và “biết” ddeer hiểu nội dung câu thơ.
Đi: Là đi vào cuộc sống, hiểu biết, yêu thương, gắn bó với cuộc sống; Biết: Là hiểu biết, mở rộng tầm hiểu biết của con người.
+ Liên hệ với thực tế cuộc sống và kinh nghiệm của dân gian: Lấy dẫn chứng minh họa : Đi một ngày đàng, học một sáng khôn.
- Câu 2 và 3: (Trích dẫn hai câu thơ), nêu nội dung chính: Hình ảnh con đường. - 2 điểm
+ Con đường đi liên tiếp núi, hết núi này đến núi khác cứ liên tiếp.
+ Trên con đường đi có đỉnh núi cao chót vót
=> ý nghĩa tượng trưng của con đường
- Câu thơ kết: Là kết quả của sự vượt qua mọi thử thách trên con đường của cuộc sống:Thu vào tầm mắt, muôn trùng nước non - 1 điểm
+ Tâm nhìn, tầm nghĩ được mở rộng.
+ Tâm hồn trở nên giàu có hơn, lớn lao và đẹp đẽ hơn.
C. Kết bài: - 0,5 điểm
- Khẳng định nội dung, nghệ thuật bài thơ
- Rút ra bài học cho bản thân.
Dàn ý - Đề II
A. Mở bài: - 0, 5 điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu nội dung bài thơ: Thể hiện tâm trạng của người thanh niên cách mạng trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao của giặc rất yêu cuộc sống và khao khát tự do.
B. Thân bài: - 5 điểm
(Lần lượt phân tích từng đoạn bài thơ để làm nổi bạt tâm của nhân vật trữ tình)
* Phân tích 6 dòng thơ đầu: Niềm yêu cuộc sống và khao khát tự do của nhân vật trữ tình.
+ Âm thanh tiếng chim tu hú gọi bầy đánh thức hình ảnh mùa trong tâm hồn nhân vật trữ tình - người tù.
+ Bức tranh mùa hè hiện lên sinh động và cụ thể, nồng nàn tình yêu cuộc sống và nỗi khát khao tự do: Màu sắc; đường nét; không gian,... bức tranh mùa hè,...
* Phân tích 4 dòng cuối: Tâm trạng đau khổ vì bị giam cầm.
+ Tiếng chim tu hú và khung cảnh mùa hè trong tưởng tượng thôi thúc người tù muốn thoát khỏi cuộc sống giam cầm: dẫn chứng
+ Tiếng chim tú hú khiến người tù càng đau khổ, uất hận vì khao khát tự do mà đành chịu bất lực trong cảnh tù đày ngột ngạt: dẫn chứng
C. Kết bài: - 0,5 điểm
- Đánh giá cách thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tìh trong bài thơ: Thể hiện tự nhiên, chân thành và tha thiết; Đó là vẻ đẹp tâm hồn của nguwoif chiến sĩ cách mạng.
 (Học sinh có thể có những cách khác để trình bày bài phân tích làm rõ vấn đề, nếu hợp lí, tập trung làm rõ vấn đề vẫn chấm theo thang điểm đã cho)
7đ
Tổng
10đ
 ---- Hết-----

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_dot_iv_mon_ngu_van_lop_8_nam.doc
Giáo án liên quan