Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án)
C©u 1 (2,0 ®iÓm): Cho phần trích:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”
a. Nêu tên văn bản, tên tác giả của phần trích?
b. Nêu cảm nhận của em về câu thơ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Xác định và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu ca dao sau:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
b. Cho câu văn: Nếu em không cố gắng thì em không qua được kì thi này, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
Trêng THCS t©n Trêng Ngµy 5/8/2015 §Ò KIỂM TRA kh¶o s¸t chÊt lîng LỚP 8 ®Çu n¨m N¨m häc: 2015 – 2016 M«n: Ng÷ v¨n Thêi gian: 90 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) C©u 1 (2,0 ®iÓm): Cho phần trích: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.” a. Nêu tên văn bản, tên tác giả của phần trích? b. Nêu cảm nhận của em về câu thơ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”? Câu 2 (3,0 điểm): a. Xác định và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu ca dao sau: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. b. Cho câu văn: Nếu em không cố gắng thì em không qua được kì thi này, hãy thực hiện các yêu cầu sau: - Xác định cấu tạo ngữ pháp của câu văn? - Hãy cho biết các vế câu được nối với nhau theo cách nào? - Xác định rõ từ ngữ nào dùng để nối các vế câu? Câu 3 (5,0 điểm): Hãy phân tích bài thơ ‘Quê hương” của Tế Hanh để làm rõ nhận xét: Bài thơ là vẻ đẹp của bức tranh làng quê. --------------- Hết -------------- Trêng THCS t©n Trêng HƯỚNG DẪN CHẤM §Ò KIỂM TRA kh¶o s¸t chÊt lîng LỚP 8 ®Çu n¨m N¨m häc: 2015 – 2016 M«n: Ng÷ v¨n C©u 1 (2,0 ®iÓm): a. (0,5 điểm): Nêu đúng tên văn bản, tên tác giả (Bút danh, hoặc tên thật), đúng mỗi ý, được tối đa 0,25 đ. - Gợi ý: Văn bản: Quê hương; Tác giả: Tế Hanh (Trần Tế Hanh) b (1,5 điểm): Đảm bảo các ý sau, tối đa được 1,5 đ. Tùy mức độ đạt được, giám khảo chấm các mức chưa tối đa đến 0,25 điểm hoặc mức không đạt: 0 điểm. Gợi ý: Nội dung (1,0 đ): Câu thơ là cảm xúc không thể kìm nén của tác giả về nỗi nhớ quê và đặc biệt là về mùi vị đặc trưng, riêng biệt của làng chài. Câu thơ khẳng định: quê hương luôn đậm sâu trong tâm trí nhà thơ, dù có xa cách. - Nghệ thuật (0,5đ): Câu thơ mộc mạc, bình dị như một lời nói nhưng chứa đựng tình cảm thật sâu sắc và đẹp đẽ. Câu 2 (3,0 điểm): a. (1,0 điểm); Mỗi ý đúng được tối đa số điểm như sau: - Xác định đúng dấu hiệu phép nói quá (0,5đ): Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. - Nêu được tác dụng, trình bày mạch lạc làm rõ mục đích dùng nói quá (0,5đ): Là cách so sánh quá sự thật để nhấn mạnh công việc cày đồng của người nông dân hết sức vất vả đồng thời cách nói quá làm tăng thêm tính biểu cảm của lời ca. b. (2,0 điểm): Mỗi ý đúng được tối đa số điểm như sau: - Xác định đúng cấu trúc CN – VN của từng vế câu (1,0đ): Xác định đúng cấu trúc của một vế được 0,5 đ, nếu vế nào chỉ xác định được đúng 1 CN hoặc VN thì không cho điểm. Gợi ý: Nếu em// không cố gắng thì em// không qua được kì thi này, CN VN / CN VN - Nêu rõ cách nối (0,5đ): Các vế câu dùng từ ngữ có tác dụng nối, đó là dùng cặp quan hệ từ. - Xác định đúng từ dùng để nối (0,5đ): Xác định đứng cặp quan hệ từ: Nếu... thì. Câu 3 (5,0 điểm): Bài văn đạt 2 yêu cầu sau, mỗi yêu cầu đạt tối đa một số điểm, căn cứ vào đó, giám khảo chấm các mức chưa tối đa tới 0,25 điểm hoặc mức không đạt là 0 điểm. Tổng điểm bài văn là tổng điểm của 2 yêu cầu không làm tròn. Ví dụ; Kỹ năng được 0,5 điểm, nội dung được 3 điểm. Tổng điểm bài văn là 3,5 điểm. * Yêu cầu kĩ năng (1,0 điểm): Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học: phân tích để chứng minh làm rõ nhận xét về bài thơ. Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, mỗi phần thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, có liên kết chặt chẽ. Biết dựng đoạn văn theo một cách lập luận, biết liên kết câu đoạn. Biết trích dẫn, phân tích dẫn chứng. Biết sử dụng các yếu tố: miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài văn. Lời văn mạch lạc, có tính sáng tạo và thuyết phục. * Yêu cầu về nội dung (4,0 điểm): Đảm bảo các ý: A. Mở bài (0,25 điểm): - Giới thiệu bài thơ Quê hương và tác giả Tế Hanh - Giới thiệu vấn đề nghị luận (chứng minh): Sức hấp dẫn của bài thơ là vẻ đẹp thân thương, độc đáo của bức tranh làng quê. B. Thân bài (3,5 điểm): * Phân tích 2 dòng thơ đầu để làm rõ vẻ đẹp chung của làng quê: (0,5 điểm): Đó là vẻ đẹp mộc mạc của một làng chài ven sông biển: Nghề chính của làng, vị trí,... * Phân tích các khổ thơ tiếp theo để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh làng quê chính là vẻ đẹp tươi sáng. Khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài (3,0 điểm): + Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: Phân tích làm rõ: - Cảnh thiên nhiên trong sáng, thơ mộng của buổi bình minh: Phân tích các tính từ,.... - Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai “phăng mái chèo” và hình ảnh chiếc thuyền “ mạnh vượt trường giang” - Hình ảnh cánh buồm là một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nhiêu nỗi niềm của người dân chài (Vẻ đẹp tâm linh). + Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về bến: - Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả sinh động, chan hòa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc của người làng chài: Ồn ào bến đỗ; Nhờ ơn trời,... - Hình ảnh những chàng trai làng chài vạm vỡ, hình ảnh con thuyền vững chãi sau chuyến đi biển trở về tạo nên vẻ đẹp của làng quê vừa thực vừa lãng mạn với hương vị riêng biệt của làng chài. C. Kết bài (0,25 điểm): - Bức tranh làng quê trong bài thơ là tình cảm trong sáng, thiết tha của nhà thơ đối với quê hương. - Bài thơ còn là vẻ đẹp của những làng chài trên đất Việt-> Là lòng tự hảo về quê hương, đất nước. * Lưu ý: Học sinh có những cách lập luận khác nhau, nhưng tập trung làm rõ vấn đề nghị luận và lời văn có tính thuyết phục, giám khảo linh hoạt chấm theo các mức điểm của bài văn.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_8_na.doc