Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

 a) Phân biệt sự khác nhau giữa tường minh và hàm ý?

 b) Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.

 “Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

 - Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại.”

 (Nguyễn Quang Sang, Chiếc lược ngà)

Câu 2: (3,0 điểm)

Cho câu thơ sau:

 Vẫn còn bao nhiêu nắng

 .

a) Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

c) Cho biết ý nghĩa của bài thơ đó?

Câu 3: (5 điểm)

 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 “ Mai về miền Nam thương trào nước mắt

 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

 (Viến Phương Viếng lăng Bác)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9
Tiết 173,174: KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Khởi ngữ; Các thành phần biệt lập; Nghĩa tường minh và hàm ý
Nắm được khái niệm 
Hiểu được nghĩa của các thành phần trong đoạn trích
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
2. Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; 
Nhớ lại nội dung văn bản, tác giả, tác phẩm, ý nghĩa.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
3. Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; 
Cảm nhận đoạn thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ:50 %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 % 
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: %
Tổng số câu:1,5
Tổng số điểm:4
Tỉ lệ: 40 %
Tổng số câu:0,5
Tổng số điểm: 1 
Tỉ lệ: 10 %
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 5
Tỉ lệ: 50 %
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
ĐỀ 1
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9
 Tiết 173,174: Kiểm tra học kì II
 Họ và tên: .............................................................. Lớp 9A
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2,0 điểm) 
	a) Phân biệt sự khác nhau giữa tường minh và hàm ý?
	b) Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
 	“Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
	- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.”
 (Nguyễn Quang Sang, Chiếc lược ngà)
Câu 2: (3,0 điểm)
Cho câu thơ sau:
	Vẫn còn bao nhiêu nắng
	.
Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
Khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Cho biết ý nghĩa của bài thơ đó?
Câu 3: (5 điểm) 
	Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
	“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt
	Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
	Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
	Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
	(Viến Phương Viếng lăng Bác)
ĐỀ 1
	ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Tiết 173,174: Kiểm tra học kì II
Câu
Nội dung
Điểm
1
a) Sự khác nhau gữa tường minh và hàm ý :
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
1,0
0,5
b) Câu chứa hàm ý: Cơm chín rồi!
- Hàm ý: « Ông vô ăn cơm đi! » 
0,5
Tổng
2,0
2
a) HS chép đủ, chính xác 3 câu :
 ............................................
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
0,75
b) - Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ Sang thu
 - Tác giả: Hữu Thỉnh
0,5
0,5
c) Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ
đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 
1,25
Tổng
3,0
3
A/ Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học (Kĩ năng cảm thụ văn học); bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; Vận dung linh hoạt các thao tác lập luận: phân tích, bình luận, so sánh; diễn đạt trôi chảy; hành văn có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ chính tả.
B/ Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
5,0
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.
- Khái quát nội dung đoạn thơ: diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác
0,25
0,25
* Suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
- Câu thơ « Mai về miền Nam thương trào nước mắt» như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình thương sâu lắng. Từ « trào» diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc bị rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả.
1,0
- Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác.
+ Muốn làm chim hót à Âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành.
+ Muốn làm đóa hoa à tỏa hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ
+ Muốn làm cây tre trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho người.
1,0
- Nhịp thơ nhanh, với điệp ngữ « muốn làm », biểu cảm trực tiếp và gián tiếp diễn tả tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả.
1,0
- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được khép lại bài thơ với một nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu. Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét h/ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
1,0
Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
0,25

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc