Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học lớp 6 năm học 2010-2011 - Trường THCS Minh Khai
Chọn câu trả lời đúng:
1/ Cấu tạo tế bào thực vật gồm các thành phần chính nào sau đây?
a. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
b. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và không bào.
c. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào và lục lạp.
d. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
2/ Các loại rễ chính ở thực vật là
a. rễ chùm và rễ con.
b. rễ cọc, rễ chùm và rễ con.
c. rễ cái và các rễ con.
d. rễ cọc và rễ chùm
3/ Chức năng quan trọng nhất của lá là
a. thoát hơi nước và trao đổi khí.
b. hô hấp và quang hợp.
c. thoát hơi nước và quang hợp.
d. hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng.
4/ Thân cây to ra nhờ sự phân chia của các tế bào ở bộ phận nào?
a. Mô phân sinh vỏ.
b. Sự phân chia các tế bào mô phân sinh tầng sinh vỏ.
c. Sự phân chia các tế bào mô phân sinh tầng sinh trụ.
d. Sự phân chia các tế bào mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
B. Điền vào chỗ trống bằng các cụm từ sau: khí ôxi, quang hợp, chất diệp lục, khí cacboníc.(1đ)
PHÒNG GD& ĐT TỪ LIÊM Trường THCS Minh Khai ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn sinh lớp 6– Đề I Năm học 2010 - 2011 A.Trắc nghiệm (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng: 1/ Cấu tạo tế bào thực vật gồm các thành phần chính nào sau đây? a. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân. b. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và không bào. c. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào và lục lạp. d. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân. 2/ Các loại rễ chính ở thực vật là a. rễ chùm và rễ con. b. rễ cọc, rễ chùm và rễ con. c. rễ cái và các rễ con. d. rễ cọc và rễ chùm 3/ Chức năng quan trọng nhất của lá là a. thoát hơi nước và trao đổi khí. b. hô hấp và quang hợp. c. thoát hơi nước và quang hợp. d. hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng. 4/ Thân cây to ra nhờ sự phân chia của các tế bào ở bộ phận nào? a. Mô phân sinh vỏ. b. Sự phân chia các tế bào mô phân sinh tầng sinh vỏ. c. Sự phân chia các tế bào mô phân sinh tầng sinh trụ. d. Sự phân chia các tế bào mô phân sinh tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. B. Điền vào chỗ trống bằng các cụm từ sau: khí ôxi, quang hợp, chất diệp lục, khí cacboníc.(1đ) là quá trình lá cây nhờ có., sử dụng nước, và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả C. Tự luận (7 điểm) 1. Thân cây non có màu xanh có tham gia quang hợp được không? Vì sao? Cây xương rồng lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhiệm?(2đ) 2. Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? (1đ) Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm như thế nào? (1đ) 3.Tại sao ban đêm không nên đặt nhiều cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?(1đ) 4. Hãy kể tên hai cây rễ cọc và hai cây rễ chùm có ở địa phương em? (0,5đ) 5. Rễ có mấy miền? chức năng của từng miền?(1,5 đ) PHÒNG GD& ĐT TỪ LIÊM Trường THCS Minh Khai ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn sinh lớp 6– Đề II Năm học 2010 - 2011 A.Trắc nghiệm (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng: 1/ Thân dài ra và to ra là do: a. sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. b. sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn, tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. c. sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. d. quá trình phân chia của tế bào thịt vỏ. 2/ Chức năng miền sinh trưởng của rễ là a. dẫn truyền. b. làm cho rễ dài ra. c. che chở cho đầu rễ. d. hấp thụ nước và muối khoáng. 3/ Qúa trình hô hấp được tóm tắt bằng sơ đồ nào sau đây? a. Chất vô cơ + Khí cacbônic → Khí ôxi + Hơi nước + Năng lượng. b. Chất hữu cơ + Khí ôxi → Khí cacbônic + Hơi nước + Năng lượng. c. Chất vô cơ + Khí ôxi → Khí cacbônic + Hơi nước + Năng lượng. d. Chất hữu cơ + Khí cacbônic → Khí ôxi + Hơi nước + Năng lượng. 4/ Trong thực tế, người ta thường trồng khoai lang bằng a. Thân củ. b. Dây khoai. c. Củ khoai. d. Thân rễ. B. Điền vào chỗ trống bằng các cụm từ sau: khí ôxi, quang hợp, chất diệp lục, khí cacboníc.(1đ) là quá trình lá cây nhờ có., sử dụng nước, và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả C. Tự luận (7 điểm) 1. Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?(1đ) Muốn khoai lang không mọc được mầm thì phải cất giữ như thế nào?(1đ) 2. Tại sao ban đêm không nên đặt nhiều cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?(1đ) 3. Bấm ngọn tỉa cành có lợi ích gì? Những loại cây nào thì nên bấm ngọn? những loại cây nào thì nên tỉa cành? Cho Ví dụ? (3đ) 4. Tại sao cây xương rồng có thể sống được ở nơi khô hạn, thiếu nước? (1đ) Phòng GD&ĐT Từ Liêm TRƯỜNG PTCS MINH KHAI ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC KHỐI 6 – HKI ĐỀ 1 A.Trắc nghiệm (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng: Mỗi câu 0,5 điểm 1.b 2.d 3.c 4.d B. Điền vào chỗ trống bằng các cụm từ sau: Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacboníc và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. C. Tự luận (7 điểm) 1. Thân cây non có màu xanh có tham gia quang hợp vì trong thịt vỏ của thân non có chứa chất diệp lục.(1đ) Cây xương rồng lá biến thành gai, chức năng quang hợp do thân cây đảm nhiệm.(1đ) 2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).(1đ) Muốn diệt cỏ dại người ta phải nhổ hết rễ và đem đốt hết vì cỏ có khả năng tạo thành cây mới từ rễ (1đ) 3. Trong bóng tối cây xanh thực hiện quá trình hô hấp, hấp thụ khí ôxi và nhả ra khí cacboníc. Nếu đặt nhiều cây trong phòng ngủ đóng kín cửa, phòng sẽ bị thiếu khí ôxi và gây ra tình trạng ngộ độc khí cacboníc cho con người. Vì vậy, không nên đặt nhiều cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa.(1đ) 4. Rễ cọc : cây bưởi, cây hoa hồng (0,25đ) Rễ chùm : cây lúa, cây cỏ..(0,25đ) 5. Rễ gồm 4 miền (0,5 đ) - Miền trưởng thành : chức năng dẫn truyền.(0,25 đ) - Miền hút : hấp thu nước và muối khoáng. (0,25 đ) - Miền sinh trưởng : làm cho rễ dài ra. (0,25 đ) - Miền chóp rễ : làm rễ dài ra.(0,25 đ) Phòng GD&ĐT Từ Liêm TRƯỜNG PTCS MINH KHAI ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC KHỐI 6 – HKI ĐỀ 2 A.Trắc nghiệm (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng: Mỗi câu 0,5 điểm 1.b 2.d 3.b 4.b B. Điền vào chỗ trống bằng các cụm từ sau: Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacboníc và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. C. Tự luận (7 điểm) 1. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). (1đ) Muốn khoai lang không mọc mầm ta phải để củ nơi khô ráo, thoáng mát (1đ). 2. Trong bóng tối cây xanh thực hiện quá trình hô hấp, hấp thụ khí ôxi và nhả ra khí cacboníc (0,5đ). Nếu đặt nhiều cây trong phòng ngủ đóng kín cửa, phòng sẽ bị thiếu khí ôxi và gây ra tình trạng ngộ độc khí cacboníc cho con người. Vì vậy, không nên đặt nhiều cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa.(0,5 đ) 3. Bấm ngọn và tỉa cành nhằm tăng năng suất cây trồng. Tuỳ theo từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.(1 đ) - Những cây lấy gỗ, sợi, người ta thường tỉa cành xấu và sâu mà không ngắt ngọn như bạch đàn, lim, gai, đay.(1 đ) - Những cây lấy quả, hoa, lá người ta thường ngắt ngọn trước khi ra hoa tạo quả như cây rau ngót, cà phê, bông, đậu, rau muống(1 đ) 4. Cây xương rồng có thể sống ở nơi khô hạn, thiếu nước vì : Thân cây xương rồng phình to có nhiệm vụ dự trữ nước cho cây (0,5đ), lá biến thành gai giúp hạn chế quá trình thoát hơi nước ra ngoài môi trường(0,5đ)
File đính kèm:
- De thi HKI 1011.doc