Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho những câu thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
(Ngữ văn 7, tập 1)
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
b. Nêu ngắn gọn đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 2 (2,0 điểm).
Cho các từ sau: Biển Đông, biên giới, nghĩ ngợi, vôi ve, mặt mũi, lính thủy, vui vẻ, tàu biển.
Chia các từ trên thành ba nhóm từ: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ, từ láy.
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,0 điểm). Cho những câu thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ” (Ngữ văn 7, tập 1) a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b. Nêu ngắn gọn đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2 (2,0 điểm). Cho các từ sau: Biển Đông, biên giới, nghĩ ngợi, vôi ve, mặt mũi, lính thủy, vui vẻ, tàu biển. Chia các từ trên thành ba nhóm từ: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ, từ láy. Câu 3 (6,0 điểm). Cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. -------------------Hết---------------------- UBND THỊ XÃ CHÍ LINH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỠNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 7 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A. YÊU CẦU CHUNG Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khái quát, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2,0 điểm). a. Mức tối đa: Phần Nội dung Điểm a - Đoạn thơ trích trong bài thơ “Tiếng gà trưa” - Tác giả: Xuân Quỳnh. - Hoàn cảnh ra đời: Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ. 0,25đ 0,25đ 0,25đ b - Đoạn thơ sử dụng điệp từ “vì” (3 lần), các sự vật được sắp xếp từ khái quát đến chi tiết, từ cụ thể đến biểu tượng. - Thể hiện và nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả thiêng liêng, vừa bình dị của người lính trẻ. Cháu chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, bảo vệ bà, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức. 0,5đ 0,75đ b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý, trình bày bẩn c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2 ( 2,0 điểm): a. Mức tối đa: (Mỗi từ đúng được 0.25 điểm) Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Từ láy vôi ve, mặt mũi Biển Đông, biên giới, lính thủy, tàu biển. nghĩ ngợi, vui vẻ b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên. c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 (6,0 điểm): 1. Về phương diện nội dung (5,0 điểm) a. Mức tối đa: Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau. Nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phần Nội dung Điểm Mở bài - Khái quát nội dung chính: Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp về hình thức, tâm hồn của người phụ nữ xưa, đồng thời thể hiện niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. 0,5 đ Thân bài - Vẻ đẹp về hình thức: các tính từ "trắng", "tròn", qua hình ảnh ẩn dụ chiếc bánh trôi đã khẳng định người phụ nữ có nước da trắng mịn, thân hình cân đối... - Cảm thương sâu sắc với thân phận chìm nổi, long đong, lận đận, phụ thuộc của người phụ nữ: Thành ngữ "bảy nổi ba chìm", các từ trái nghĩa "rắn-nát" đã thể hiện rất rõ cuộc đời chìm nổi, chịu bao oan trái, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ... - Vẻ đẹp tâm hồn: cụm từ "tấm lòng son" với hình ảnh ẩn dụ đã ngợi ca tấm lòng son sắt, thủy chung, nhân hậu của những người phụ nữ Việt Nam. - Căm ghét, tố cáo chế độ xã hội bất công đã gây ra bao nỗi khổ đau cho những người phụ nữ đẹp người đẹp nết, chính xã hội ấy đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của họ. 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ Kết bài - Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ VN ngày xưa. - Liên hệ với người phụ nữ ngày nay, bộc lộ tình cảm của bản thân. 0,25 đ 0,25 đ b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời. 2. Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm) a. Mức tối đa: - Viết đúng kiểu bài. + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt... - Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm. b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức nêu trên. c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. ---------------Hết----------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2015_2016.doc