Đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi thiếu nhi trong công Đội

Con người tồn tại và phát triển như ngày nay là nhờ quá trình lao động sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đời sống thường nhật của con người thường diễn ra các hoạt động : lao động , học tâp, sinh hoạt, hoạt động xã hội và vui chơi giải trí . Vui chơi giải trí chiếm một phần quan trọng trong các hoạt động trên. Trong hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi lại chiếm một tỉ lệ không nhỏ, phần lớn bởi trò chơi dễ thực hiện trong mọi điều kiện không gian và thời gian. Nhìn lại quá trình phát triển lịch sử loài người từ xã hội nguyên thuỷ, con người ăn chung, ở chung, đi săn bắt hái lượm; những lúc chờ bữa ăn, họ mô tả lại cuộc săn bắt, hái lượm cho nhau xem; họ nô đùa vui vẻ tất cả đã trở thành trò chơi trước những bữa ăn chung. Đến xã hội văn minh ngày nay, con người phải giao tiếp, phải có hiểu biết rộng rãi: trò chơi đáp ứng được nhu cầu này. Cùng với sự tồn tại và phát triển của loài người, trò chơi luôn đáp ứng được nhu cầu của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, luôn phản ánh xã hội và trình độ phát triển của xã hội. Đặc biệt với trẻ em, hoạt động xã hội cũng được các em phản ánh thông qua các trò chơi khác nhau.

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi thiếu nhi trong công Đội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. Biện pháp giải quyết vấn đề
Từ những thực trạng của Liên Đội tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi cho thiếu nhi.
1. Quy trình tổ chức trò chơi : Đây là yêu cầu cần tuân thủ nếu muốn đạt đến đích của trò chơi.
- Chọn vị trí phù hợp với số lượng người chơi
- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình phù hợp với trò chơi (ngồi trong nhà ngoài sân, chữ u hay hàng dọc...)
- Giới thiệu trò chơi (ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện):
+ Tên trò chơi, chủ đề chơi
+ Mục đích và yêu cầu của trò chơi
+Cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua và một số tình huống xảy ra
- Cử trọng tài (nếu có)
- Chơi thử (chơi nháp) một vài lần để kiểm tra việc nắm vững nội dung trò chơi. Rút kinh nghiệm điều chỉnh những sai lệch khi chơi nháp.
- Chơi thật (tìm người sai, phân định thắng thua)
- Đánh giá thắng thua: phải chính xác vô tư, công bằng khách quan.
- Nhận xét quá trình chơi.
- Vận dụng trò chơi vào thực tiễn.
2. Phân loại trò chơi
Do tính phong phú đa dạng của trò chơi, việc phân loại trò chơi cũng đa dạng. Dựa vào tiêu chí khác nhau như nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học, các phong trào lớn của các cấp ngành ... tôi đã phân loại trò chơi thành nhiều nhóm khác nhau để vừa là một hình thức giải trí cho các em sau mỗi giờ học vừa gắn với mục đích giáo dục đặt ra.
3. Nhóm trò chơi giáo dục truyền thống
Như Bác Hồ nói “Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Tôi rất chú trọng nhóm trò chơi này mặc dù tốn kém nhiều thời gian và công sức song truyền thống vẻ vang của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam ta các em không được quên mà cần phải biết, phải nhớ để tu dưỡng rèn luyện sao cho xứng với những giá trị truyền thống đó. Đây là nhóm trò chơi được sử dụng thường xuyên với mục đích ôn lại lịch sử, giáo giục truyền thống dân tộc cho các em.
* Mục đích chung
- Khắc sâu và ghi nhớ những ngày lễ kỉ niệm đặc biệt có ý nghĩa trong năm như 10/10 , 20/10, 20/11, 22/12, 3/2....
- Giáo dục truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đoàn, của Đội, của Hà Nội ... giúp thiếu nhi hiểu biết và tự hào về truyền thống tốt đẹp, bảo tồn và phát huy những giá trị ấy.
* Cách thực hiện: Tiến hành vào các tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt dưới cờ, các ngày sinh hoạt tập thể như lễ mít tinh kỉ niệm..
* Trò chơi Theo dòng lịch sử: 
* Mục đích: Tìm hiểu về chiến thắng Hà Nội- Điên Biên Phủ trên không
- Giáo dục các em truyền thống vẻ vang của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc gắn với nhữn con người yêu nước có công lớn đối với đất nước.
* Cách chơi
- Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi, có kết hợp với giáo viên bộ môn Lịch sử để thiết kế câu hỏi và đáp án.
- Hướng dẫn: Trò chơi diễn ra gồm 3 phần
- Chia làm hai đội mỗi đội 2 thành viên
Phần 1: Hiểu biết gồm 6 câu hỏi con số và địa danh
Luật chơi: 
- Câu hỏi trắc nghiệm gồm 4 đáp án, lựa chọn một đáp án đúng
-Trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng con trong thời gian 5 giây.
-Trả lời đúng mỗi câu 100 đ, sai không điểm.
Phần 2: Khám phá gồm 6 câu hỏi : Những sự kiện và nhân vật lịch sử.
Luật chơi : phất cờ nhanh.
Dẫn chương trình ( DCT) đọc câu hỏi xong hô “ bắt đầu ” đội nào phất cờ trước được quyền trả lời.
- Phạm luật khi DCT chưa đọc xong câu hỏi hoặc đọc xong nhưng chưa hô bắt đầu
- Trả lời đúng đạt 10 đ, trường hợp sai không điểm
- Nếu cả hai cùng sai câu hỏi đó dành cho khán giả
Phần 3: Giả mã lịch sử
Luật chơi: Có 3 dữ kiện xuay quanh một nhân vật lịch sử cần giải mã, mỗi dữ kiện tương ứng với mức điểm 300 đ, 200 đ, 100 đ. Suy nghĩ trong thời gian 5 giây.
- DCT đọc xong mỗi dữ kiện phất cờ trả lời.
- Trả lời đúng về nhân vật cần tìm ở dữ kiện nào thì kết thúc trò chơi ở đó và tương ứng với số điểm.
- Trả lời sai, đội bạn trả lời, trường hợp cả hai cùng sai dành cho khán giả.
Bộ câu hỏi về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 
Phần 1: Hiểu biết gồm 6 câu hỏi con số và địa danh
Câu 1: Chiến dịch Điên Biên Phủ trên diễn ra bao nhiêu ngày?
A. 12 B. 13
C.15 D. 16
Câu 2: Hà Nội đã bắn rơi bao nhiêu chiếc B52 của Mỹ?
A. 20 B. 14
C. 23 D. 26
Câu 3: Trong 12 ngày Mỹ huy động bao nhiêu lần oanh tạc bầu trời Hà Nội?
A. 729 lần B. 663 lần
C. 40.000 lần D. 3.250
Câu 4: Chiếc B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội rơi xuống đâu?
A. Ba Vì B. Phúc Yên
C. Định Công D. Phù Lỗ
Câu 5: Con phố nào của Hà Nội chịu nhiều đau thương nhất ?
	A. Cát Linh B. Lê Duẩn
	C. Khâm Thiên D. Bạch Mai
Câu 6:Trận địa nào được coi là nỗi khiếp đảm của siêu pháo đài bay?
	A. Chèm B. Yên trường
	C. đồng Trầm D. Mai Trại
Câu 7: Bia chứng tích B52 đặt tại xã Tam Hưng ghi lại sự kiện gì?
	A. Bắn rơi B52 B. Nơi B52 rơi
	C. Đặt trận địa B52 
Câu 8: Trong 12 ngày đêm quân dân ta bắn rơi bao nhiêu chiếc B52?
	A. 81 B. 34
	C. 5 D. 42
Phần 2: Câu hỏi về sự kiện và nhân vật
Câu 1: Tổng thỗng Mỹ Nich –xơn đã ra lệnh tập kích B52 bắn phá miền Bắc Việt Nam? 
A. Đúng B. Sai	
Câu 2: Mỹ coi B52 là vũ phí tối tân 
A. Đúng B. Sai 
Câu 3: Tiểu đoàn 59 đã bắn rơi B52 tại Vĩnh Linh năm 1967?
A. Đúng B. Sai 
Câu 4: Bác Hồ nói Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “Bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng” tại Tam Đảo?
A. Đúng B. Sai 
Câu 5: Cuốn sách ghi lại kinh nghiệm xương máu về cách đánh B52 có tên là Sách đỏ?
A. Đúng B. Sai 
Câu 6: Vũ Xuân Thiều đã nói: Bắn mà B-52 địch không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó”.
A. Đúng B. Sai 
Phần 3: Giả mã lịch sử
Ông là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng Liên Xô?
Ông là phi công Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
Ông là phi công trẻ lái Mic bắn rơi B52 và được coi là huyền thoại của không quân trong chiến dịch Biên Biên Phủ trên không?
Đáp án: 
Phần 1:
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
A
C
B
D
C
A
B
B
Chú thích 
Câu 1: Chiến dịch diễn ra 12 ngày đêm từ 18/12 đên 29/12/1972
Câu 3: những đợt không kích năm 1972, đế quốc Mỹ đã huy động hơn 40.000 lần máy bay bắn phá miền Bắc Việt Nam trong đó có hơn 3.250 lần chiếc B-52, Hà Nội 663 lần.
Câu 5: Khu phố Khâm Thiên bị bom Mỹ phá hủy gần 2.000 nhà ở, trường học, trạm xá, đền chùa; làm thiệt mạng 287 người và bị thương 290 người, phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, có gia đình chết cả 9 người. Khu tập thể An Dương có hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy, với 117 người dân bị chết và 151 người bị thương..
Câu 7: Thời điểm 4 h 39 phút ngày 19/12 tiểu đoàn 77 băn trúng máy bay B52 đã rơi xuống Tam Hưng đây là chiếc thứ hai bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội
Câu 8: Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B- 52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác, bắt sống nhiều phi công Mỹ.
Phần 2:
Câu 1: Đúng ngày 14-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn ký phê chuẩn chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 2, ra lệnh sẽ bắt đầu tập kích trên không vào Bắc Việt Nam bằng B-52 vào 7 giờ sáng ngày 18-12-1972 (giờ Hà Nội là 19 giờ ngày 18-12-1972).
Câu 2: Sai Mỗi chiếc B-52G hoặc H (loại bị bắn rơi tại Hà Nội tháng 12-1972) có thể mang trên dưới 100 quả bom với trọng lượng từ 17 đến 30 tấn cùng nổ chỉ trong phạm vi 3 đến 10 giây đồng hồ.
Câu 3: Sai Ngày 17-9-1967, Phân đội tên lửa 84, Đoàn H38 lần đầu tiên chỉ trong vòng ba mươi phút đã kịp thời phát hiện và bắn rơi 2 chiếc B52 trên bầu trời Vĩnh Linh.
Câu 4: Đúng Bác Hồ nói ngày 19-7-1965 khi Người thăm Trung đoàn 324, bộ đội Phòng không - Không quân đóng tại Tam Đảo. 
Câu 5: Sai Cách đánh B52 của bộ đội tên lửa” hay còn được gọi là Cuốn cẩm nang bìa đỏ. Cuốn sách mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Chúng ta thắng được B52 Mỹ là do nhiều nguyên nhân trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của cuốn sách này”.
Câu 6: Đúng 21 giờ 45 phút ngày 28-12-1972, Vũ Xuân Thiều bắn bị thương chiếc B-52D của Lơ-uýt rồi anh đã lao thẳng chiếc Mig của mình vào B-52 địch. Phía Hoa Kỳ công nhận đây là chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ bị không quân Bắc Việt bắn hạ tại chỗ. Sau này liệt sĩ Vũ Xuân Thiều đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Một đường phố ở Hà Nội đã mang tên anh: phố Vũ Xuân Thiều. 
Phần 3: Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ông là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Ngày 27/12, sau 10 ngày phá hoại miền Bắc, chiếc B52 đầu tiên của Mỹ đã bị không quân ta bắn rơi. Người bắn rơi chiếc máy bay này là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân – huyền thoại của không quân Việt Nam
Trò chơi hái hoa dân chủ
*Mục đích
- Tìm hiểu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
- Rèn luyện trí nhớ, ôn tập kiến thức về lịch sử: tìm hiểu về các đời vua, các anh hùng giải phóng dân tộc thông qua các câu đố.
* Cách chơi:
- Nôi dung : gồm 16 câu đố và một phần thưởng may mắn.
- Hướng dẫn : Chia thành hai đội, lần lượt hái hoa trả lời.
+Trả lời đúng được 10 đ/ 1 câu, nếu sai đội bạn trả lời, trường hợp cả hai cùng sai dành cho khán giả.
+ Chuẩn bị : câu hỏi, cây hoa
+ DCT lần lượt mời 2 đội trả lời
* Bộ câu hỏi và đáp án
1. Những câu đố nói về về những vị vua nào trong lịch sử Việt Nam.
Câu 1: Văn Lang suốt thời gian dài
 Ra tay dựng nước những ai đó nào?
( Đáp án: Các vua Hùng)
Câu 2: Sứ quân dẹp luân phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền.
( Đán án: Đinh Bộ Lĩnh)
Câu 3: Ai người áo vải cờ đào
Hành quân thần tốc tiến vào Thăng Long
( Đáp án: Quang Trung – Nguyễn Huệ)
Câu 4: Chị em một dạ một lòng
Đuổi quân Tô Định khỏi vùng biên cương
( Đáp án: Hai Bà Trưng)
Câu 5: Chấm dứt thuộc Hán nghìn thu
Xây nền độc lập, công to người nào?
( Đáp án Ngô Quyền)
2. Những câu đố về các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc :
Câu 1 : Nước ta là của vua ta
 Ai người đánh Tống làm thơ để đời
( Đ/A : Lý Thường Kiệt)
Câu 2 : Ai đầu tôi trên cổ còn nguyên
 Xin vua bình tĩnh chớ lên lo phiền.
(Đ/ A Trần Thủ Độ

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem 2012 2013.doc
Giáo án liên quan