Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học An Sơn (Có đáp án)

Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi nước lũ, vì nước lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Những ngày này mưa dầm dề. Lại có một cơn mưa dai dẳng, mù mịt, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác gọi là những ngày ‘‘ông không tha mà bà không thả ’’. Mưa xói đất, giây bùn lầy trên các mặt đường, đi phải bấm hai ngón chân xuống đất.

doc5 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học An Sơn (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 (Phần đọc)
Kiểm tra ngàytháng năm 2015
Họ và tên học sinh:................................................................................................................. Lớp: 5 Trường tiểu học An Sơn 
Điểm
Nhận xét của giáo viên 
Kí tên..
I. PHẦN ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm) - Thời gian 20 phút
TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN
Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm ...
Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này.
 Trần Nhuận Minh
Em hãy khoanh vào chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường?
A. Sườn núi.	 	C. Cỗ máy khoan.
B. Bờ moong.	 	D. Dưới đáy moong.
 Câu 2. Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”?
A. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt.
B. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
C. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu.
D. Do sương mù và mưa nhẹ
Câu 3. Tác giả so sánh “chiếc máy xúc” với hình ảnh nào sau đây?
A. Như một con thuyền đã hạ buồm ...
B. Như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn.
C. Như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
D. Trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải.
Câu 4. Trên công trường khai thác than có những loại máy móc, loại xe nào làm việc ?
A. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa.
B. Xe ben-la, xe gấu, xe lửa. 
C. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe cần cẩu, xe tải.
D. Không có xe mà chỉ có máy móc.
Câu 5. Những chiếc xe gấu làm công việc gì?
A. Chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga. 
B. Chở đất đá ra cảng.
C. Chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. 
D. Múc than ở bãi đổ vào xe. 
Câu 6. Từ nào gần nghĩa với cụm từ : “ khi ẩn khi hiện” ?
A. mờ mịt. 	B. vằng vặc 	C. long lanh. 	D. thấp thoáng.
Câu 7. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ (Gạch dưới quan hệ từ đó trong câu).
A. Không ngớt xe lên, xe xuống. 
B. Hoàn toàn không thấy bóng người. 
C. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi. 
D. Chúng tôi ra bờ moong. 
Câu 8. Trong câu “Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu.” đại từ tôi dùng để làm gì?
A. Thay thế danh từ. B. Thay thế động từ.
C. Để xưng hô. D. Không dùng làm gì.
Câu 9. Tìm trong đoạn văn trên những từ ngữ tả màu sắc của những chiếc xe ?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 10. Tìm một câu tục ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm) Đạt: ............. điểm
Bài đọc: ..........................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN SƠN
BAN RA ĐỀ
ĐỀ KIỂM TRA 
CUỐI HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 (phần viết)
(Đề này gồm 2 câu 1 trang) Ngày kiểm tra 24/12/2015
Thời gian làm bài :50 phút 
Chính tả : Nghe - viết (5 điểm) 
Mùa nước nổi
	Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi nước lũ, vì nước lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Những ngày này mưa dầm dề. Lại có một cơn mưa dai dẳng, mù mịt, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác gọi là những ngày ‘‘ông không tha mà bà không thả ’’. Mưa xói đất, giây bùn lầy trên các mặt đường, đi phải bấm hai ngón chân xuống đất.
 Theo Nguyễn Quang Sáng
2. Tập làm văn (5 điểm ) 
Đề bài: Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN SƠN
BAN RA ĐỀ
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
(Hướng dẫn chấm gồm 1 trang) Ngày kiểm tra 24/12/201
1. Đọc thầm và làm bài tập : (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ.án
B
A
C
A
A
D
C
C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2. Kiểm tra viết: (10 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1. Chính tả (5 điểm)
 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm
 Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... bị trừ toàn bài 1 điểm.
2. Tập làm văn
(5 điểm)
2.1. Mở bài 
- Giới thiệu được người thân định tả.
0,5
2.2. Thân bài 
- Tả ngoại hình : 1 điểm
 Tả bao quát hình dáng, tầm vóc, các đặc điểm ngoại hình nổi bật: nước da, tóc, mắt, mũi, miệng, 
- Tả hoạt động, tính cách: 2 điểm
Lựa chọn và miêu tả được những hoạt động tiêu biểu, tính cách của người được tả. 
 - Câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá : 1 điểm
4,0 
2.3. Kết bài 
Học sinh nêu được tình cảm của em đối với người đó.
0,5 
* Bài viết 5 điểm phải đạt các yêu cầu sau:
- Bài viết phải đầy đủ cấu trúc : Mở bài, thân bài, kết luận.
- Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên, đúng yêu cầu của đề.
- Phần thân bài đủ ý,tả ngoại hình và hoạt động, tính cách của người đó. Câu văn giàu hình ảnh sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh.
- Bài viết bộc lộ được tình cảm đối với người được tả.
- Phần mở bài, có thể theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài mở rộng hoặc không mở rộng ngắn gọn hấp dẫn có sự sáng tạo.
- Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày sạch sẽ.
	Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2015.doc
Giáo án liên quan