Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng văn miêu tả cho học sinh giỏi Lớp 5

Trong nhà trường Tiểu học, việc phát hiện và bồi dưỡng cho các em có năng khiếu, bồi dưỡng các em học sinh giỏi là một nhiệm vụ trọng tâm mà mỗi nhà trường đều rất quan tâm.

Như chúng ta đã biết và có thể khẳng định rằng: “Tập làm văn” nối tiếp một cách tự nhiên các bài học khác nhau trong môn Tiếng Việt nhằm giáo dục học sinh có một năng lực mới – năng lực sinh sản ngôn bản (bằng hình thức nói hoặc viết). Nhờ năng lực này, học sinh biết sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy giao tiếp và học tập.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng văn miêu tả cho học sinh giỏi Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốn hay, các em không chỉ có tài quan sát và thể hiện bằng các từ ngữ, bằng lối so sánh ví von độc đáo mà cần phải có “cái tình”. “Cái tình” ấy là tấm lòng, là thái độ, tình cảm trân trọng, yêu mến cái đẹp, đứng trước cái đẹp ấy khơi gợi trong em những kỉ niệm, tình cảm mà em không thể quên nhưng cũng có thể là sự căm ghét những hành vi làm hại thiên nhiên, làm hại môi trường.
	Khi hướng dẫn các em luyện tập nhằm giúp các em biết bộc lộ cảm xúc, tôi đưa ra các dạng bài tập từ làm quen, nhận biết đến vận dụng.
	Ví dụ: Trong hai cách tả đêm đồng quê sau, em thấy cách tả nào thể hiện được tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp ấy. Đó là tình cảm gì?
	- Đêm ở làng quê thật thanh bình, êm ả. 
	- Không ồn ào, sôi động như ở thành phố nhưng đêm đồng quê có một
sức quyến rũ lạ kì bao lần khiến lòng tôi ngây ngất.
 Lí Bảo Ngân
	Bài 2: Cho câu văn sau:
	“Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ”. Hãy viết thêm một số câu văn tả dòng sông và nói lên tình cảm của em đối với dòng sông quê hương.
4.4.Trau dồi vốn từ cho học sinh
4.4.1.Mở rộng vốn từ
Muốn trau rồi vốn từ cho các em trước hết phải mở rộng vốn từ cho các em, tạo cho các em có được vốn từ phong phú thì các em sẽ có cơ hội thể hiện chính xác, sinh động mọi đối tượng miêu tả. Ở phần này, tôi đưa ra các bài tập nhằm giúp các em tự bổ sung, mở rộng cho nhau vốn từ về kiểu bài tả cảnh cụ thể như sau:
	Bài 1: Hoàn thiện bảng từ ngữ sau:
	Bảng 1:
Kích thước
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Từ gần nghĩa
So sánh
to
to lớn
....
to tướng
....
đồ sộ
....
to như núi,
....
rộng
rộng lớn
....
rộng rãi
....
bao la
....
rộng như biển,
....
	Bảng 2:
Màu sắc
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Từ gần nghĩa
So sánh
xanh
xanh um
....
xanh xanh
.....
lam
.....
xanh như nước biển
.....
vàng
vàng hoe
.....
vàng vàng
.....
hoàng yến
.....
vàng như nắng mùa thu
.....
	Bảng 3:
Hiện tượng
 Gió
vi vu, vù vù, ...
mưa
tí tách, ...
nắng
chói chang, ...
nước chảy
 róc rách, ...
	Bài 2: a) Để tả cảnh dòng sông, em có thể sử dụng những từ ngữ nào?
(mênh mông, lồng lộng, trong veo, trong xanh, nhấp nhô, lăn tăn, phẳng lặng, lấp lánh, hiền hoà, giận dữ, sôi sục, đỏ ngầu, ...)
b) Trong những từ ngữ trên khi tả dòng sông:
- Vào buổi sáng em dùng những từ ngữ nào?
- Vào buổi chiều em dùng những từ ngữ nào?
- Vào thời tiết đẹp em dùng những từ ngữ nào?
- Lúc mưa, bão lũ em dùng những từ ngữ nào?
c) Em hiểu “lăn tăn” là từ gợi tả mặt sông khi nào?
	Tương tự như vậy, tôi thiết kế những bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh để tả: bầu trời, vườn cây, cánh đồng, con đường, cơn mưa, ... nhằm phục vụ cho kiểu bài tả cảnh.
4.4.2. Sử dụng từ ngữ trong văn tả cảnh
	Ngoài việc trau rồi vốn từ cho các em, muốn học sinh có những bài văn hay cần giúp các em sử dụng vốn từ đó sao cho đúng, sáng tạo có như thế mới tạo ra nét riêng biệt trong bài văn tả cảnh, tránh tạo ra một khuôn mẫu cứng nhắc hoặc đường mòn sáo rỗng.
	Trước tiên tôi yêu cầu các em phát hiện, nhận biết những từ ngữ đúng, sai, những từ ngữ dùng sáng tạo bằng các bài tập sau:
	Bài 1: Tìm và sửa lại những từ ngữ không đúng trong những câu văn sau:
a) Nắng vàng xuộm lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Trên những thửa ruộng chín vàng hoe, mọi người nhanh tay gặt lúa.
b) Mùa đông đã về. Trời cao xanh, thật lạnh nên bác mặt trời cứ đắp cái chăn đen ngủ hoài không muốn dậy.
c) Khi bão lũ kéo về, dòng sông hiền hoà trôi xuôi, đưa nhanh nguồn nước dư thừa ra biển để bảo vệ mùa màng.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau đây và gạch chân từ ngữ em cho là tác giả dùng sáng tạo.
a) Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh ánh vàng. Trong sự yên lặng của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng.
	Theo: Dương Vũ Anh Tuấn
	b) Sông rộng lắm, lồng lộng mênh mông như vầng trán mẹ mà tuổi thơ của em đã tắm mát, nô đùa mãi không biết chán. Vui nhất là những ngày nắng đẹp, đoàn tàu ra khơi đánh cá. Từng đoàn sóng nhấp nhô chạm vào mạn thuyền như lời người mẹ vỗ về con trước lúc ra đi. Rồi những chiều khoang tàu ăm ắp cá, bến cảng lại dang rộng vòng tay chào đón thuyền về.
 Theo: Thái Dương Phượng Hoàng
4.5. Dạy học sinh cách đặt câu
4.5.1. Sử dụng câu theo mục đích nói, câu đảo, viết câu có sử dụng cách liên kết
 Đặt câu trong bài văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn các em sử dụng câu theo mục đích nói, câu đảo hoặc viết câu có sử dụng cách liên kết: phép thế, phép lặp, phép nối.
	Ví dụ: 
Phép lặp: Sông đẹp lắm! Sông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời.
	Phép thế: Cơn mưa thật có ích. Nó làm tan cơn khát của muôn loài.
	Phép nối: Sông cung cấp nguồn nước tưới mát cho cây, tắm mát tuổi thơ chúng tôi. Vì vậy chúng tôi bảo nhau phải bảo vệ, giữ gìn dòng sông cho nó luôn sạch đẹp.
	Các loại câu chia theo mục đích nói:
	Ví dụ: Câu kể: Dòng sông rất đẹp.
	Câu cảm: Dòng sông đẹp quá! Đẹp quá đi!
	Câu hỏi: Dòng sông quê bạn có đẹp không?
	Câu khiến: Hãy cùng nhau bảo vệ dòng sông để nó mãi sạch đẹp! 
4.5.2. Dạy các em dùng quan hệ từ
Trong bài văn, sở dĩ các câu văn của các em rời rạc, không liên kết là do các em không biết dùng từ chỉ quan hệ. Vì vậy, khi dạy các em, tôi luôn nhấn mạnh các em sử dụng:
	- Quan hệ từ: và, còn, nhưng, ...
	- Từ có tác dụng chuyển tiếp: ngoài ra, sau cùng, mặt khác, trái lại, vì vậy, do đó, ...
4.5.3. Phân biệt “câu văn kể” với “câu văn tả”
 Một điều không kém phần quan trọng là khi đặt câu các em phải phân biệt: “câu văn kể” với “câu văn tả”.
	 - Câu kể: Chỉ nêu lên một thông báo cho người đọc, người nghe. Ngoài ra thêm ít câu văn đối thoại cho sinh động.
	- Câu tả: Là câu văn phối hợp nhiều yếu tố như: các biện pháp tu từ, dùng từ gợi tả, từ tượng thanh, tượng hình, ... để người đọc, người nghe có thể cảm nhận được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị của vật được tả.
Ví dụ: 
Câu văn kể
Câu văn tả
Thể hiện qua dùng từ
Dòng sông màu hồng.
Dòng sông khoác trên mình một chiếc áo hồng duyên dáng.
- Từ nhân hoá: khoác
- Từ gợi tả: duyên dáng
Dòng sông rất rộng.
Sông rộng lắm, lồng lộng, mênh mông như vầng trán mẹ.
- Từ gợi tả: lồng lộng, mênh mông.
- So sánh: sông như vầng trán mẹ.
	 Sau khi đưa ra vài ví dụ để học sinh phân tích tôi yêu cầu các em thực hành một số bài tập sau: 
	 Bài tập 1: Hãy sửa những câu văn kể sau thành câu văn tả và cho biết đã sử dụng những yếu tố nào để biến đổi câu văn kể thành câu văn tả?
Cánh đồng rộng.
Lúa chín vàng.
Bầu trời cao và xanh.
Em yêu cánh đồng.
Bài tập 2: Hãy xếp các câu văn sau sao cho hợp lí. Sau đó hãy cho biết các phép liên kết giữa các câu đó.
Nó khoác trên mình một chiếc áo hồng duyên dáng.
Buổi sáng, dòng sông mới đẹp làm sao! 
 Thỉnh thoảng, chị gió lướt tới, mặt sông khẽ lăn tăn gợn sóng.
Bài tập 3: Thêm từ ngữ hoặc câu văn thích hợp vào chỗ chấm để có đoạn văn miêu tả sinh động.
Tả dòng sông
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau rặng cây, dòng sông quê em .... Những con cá .... 
Tả cơn mưa rào
Mưa, mưa rồi! Mưa ...... Gió thổi mát lạnh. Mưa ...... Mưa .... Nước theo các cống rãnh chảy cuồn cuộn ra ao.
Bài tập 4: Tìm một số câu thơ, ca dao có nội dung miêu tả thiên nhiên.
Ví dụ:
a) Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
b) Quê hương là con diều biếc
 Tuổi thơ con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
 Êm đềm khua nước ven sông.
c) Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
d) Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
4.6. Dạy học sinh cách dựng đoạn trong văn tả cảnh
	 Một điều khó khăn với giáo viên là hướng dẫn học sinh “dựng đoạn văn” trong bài văn tả cảnh và học sinh thường viết đoạn văn không đạt yêu cầu: câu văn trong đoạn không liên kết, không có câu chủ đề, không có câu kết. Chính vì vậy, tôi dạy cho học sinh hiểu rõ mô hình cấu trúc tiêu biểu của một đoạn văn bao giờ cũng có dạng: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Mở đoạn: thường phải nêu chủ đề của đoạn.
- Thân đoạn: cụ thể hoá, phát triển chủ đề.
- Kết đoạn: khái quát nội dung cả đoạn hoặc mở ra một chủ đề cho đoạn sau.
Ví dụ: mở đoạn - kết đoạn
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng.
Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, 
phơi phới.
Lưu ý: Khi viết phải sử dụng cách liên kết đoạn để các đoạn văn trong bài không rời rạc.
4.6.1.Xây dựng mở bài trong văn tả cảnh
	“Mở bài” là phần đầu tiên của bài văn, là phần gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết. Mở bài có vai trò quan trọng và đặc biệt vì mở bài gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo hứng thú cho người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt.
Mở bài có hai kiểu: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
Theo sách giáo khoa đưa ra hai mở bài trực tiếp và gián tiếp để học sinh so sánh sự giống và khác nhau rồi dẫn đến kết luận:
+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu trực tiếp đối tượng sẽ tả.
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới giới thiệu đối tượng sẽ tả.
 Như vậy, cả giáo viên và học sinh chỉ dựa vào mở bài mẫu để giới thiệu đối tượng mà không có sự sáng tạo. Vì vậy khi dạy các em tôi hướng dẫn các em làm như sau:
Với mở bài trực tiếp
VD: Hãy tả cảnh dòng sông quê em vào một buổi sớm.
Các em giới thiệu ngay đối tượng sẽ tả. Cách này nhanh, gọn, tự nhiên, giản dị, dễ làm, nhưng không khéo thì sẽ khô khan, ít hấp dẫn. Tôi hướng dẫn
học sinh như sau:
Mở bài: 
+ Giới thiệu đối tượng sẽ tả: Dòng sông (1)
+ Ở đâu? Quê em (2)
+ Lúc nào? Vào buổi sớm (3)
Với gợi ý trên, học sinh có thể tự do viết thành 6 kiểu mở bài khác nhau. Ví dụ:
Cách 1: Dòng sông quê em rất đẹp! Đẹp nhất vào mỗi buổi sớm khi ông mặt trời vừa hé.( 1-2-3)
Cách 2: Bình minh, đứng trước dòng sông quê em em thấy thật sảng khoái. ( 3-1-2)
......
Mở bài gián tiếp
Để học sinh hiểu và viết mở bài gián tiếp là khó khăn. Các em thường nghĩ: Mở bài gián tiếp là nói vò

File đính kèm:

  • docban_mo_ta_sang_kien_boi_duong_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh_gioi.doc
Giáo án liên quan