Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn Lớp 8

I. Phần trắc nghiệm (2điểm):

Câu 1: Nối tên văn bản ở cột A với thể loại ở cột B cho đúng:

Cột A Cột B

1.Bàn luận về phép học a.Hịch

2. Khi con tu hú b.Tấu

3.Nước Đại Việt ta c.Chiếu

4.Chiếu dời đô d.Cáo

 e.Thơ

Câu 2: Trần Quốc Tuấn viết bài “ Hịch tướng sĩ” khi nào?

A. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257)

B. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)

C. Sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ hai.

D. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)

Câu 3: “Chiếu dời đô” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lí Công Uẩn và của nhân dân ta, đúng hay sai?

 A - Đúng B - Sai

Câu 4: Điền tên tác giả và tác phẩm (được học trong chương trình Ngữ văn 8) phù hợp với nội dung sau:

 . là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái dung dung của .trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LỚP 8
Môn: Ngữ văn 
Phần trắc nghiệm (2điểm):
Câu 1: Nối tên văn bản ở cột A với thể loại ở cột B cho đúng:
Cột A
Cột B
1.Bàn luận về phép học
a.Hịch
2. Khi con tu hú
b.Tấu
3.Nước Đại Việt ta
c.Chiếu
4.Chiếu dời đô
d.Cáo
e.Thơ
Câu 2: Trần Quốc Tuấn viết bài “ Hịch tướng sĩ” khi nào?
A. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257)
B. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)
C. Sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ hai.
D. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)
Câu 3: “Chiếu dời đô” thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn thịnh của Lí Công Uẩn và của nhân dân ta, đúng hay sai?
 A - Đúng B - Sai
Câu 4: Điền tên tác giả và tác phẩm (được học trong chương trình Ngữ văn 8) phù hợp với nội dung sau:
	........................................................ là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái dung dung của ..............................................trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
II. Phần tự luận (8điểm)
Câu 1(2điểm): Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của những câu thơ sau:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
 (Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2 (6điểm): Tạo lập một văn bản ngắn với chủ đề: Bộ mặt của chính quyền thực dân qua văn bản “Thuế máu”
.................. Hết................
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
Phần trắc nghiệm (2điểm): Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Mức tối đa
1-b;2-a;3-d;4-c
B
A
Tức cảnh Pác Bó/ Bác Hồ
Mức chưa đạt
Chọn đáp án khác hoặc không trả lời
Phần tự luận (8điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
a. Mức tối đa:(2,0điểm)
 * Về phương diện nội dung: (1,5 điểm)
Đoạn văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi gợi được so sánh độc đáo, bất ngờ.
Bằng phép so sánh, hình ảnh cánh buồm vốn gần gũi, quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng.
Cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài thân thương, chứa đựng hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hi vọng của dân chài.
Cánh buồm là quê hương theo bước chân những người đi biển, nâng đỡ động viên họ vững tin trong hành trình lao động.
Phải có tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tấm lòng yêu quê hương tha thiết, sâu lắng nhà thơ mới cảm nhận được mảnh hồn làng trên cánh buồm giương.
 * Về các tiêu chí khác: (0,5 điểm):
 - Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp.
 - Sáng tạo: Học sinh có cách thể hiện riêng, độc đáo trong sự tìm tòi nội dung và hình thức diễn đạt (từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao, sinh động..) 
 - Lập luận: Mạch lạc, sắc sảo, văn viết trong sáng.
 b. Mức chưa tối đa:(0,25- 1.75điểm)
 - Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên.
 c. Mức không đạt( 0 điểm)
 - Không làm bài hoặc làm lạc đề.
Câu 2 (6điểm): 
1. Về nội dung (5,0 điểm):
a. Mức tối đa: (5,0 điểm)
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học với những yêu cầu cụ thể như sau:
+ Đảm bảo hệ thống ý theo yêu cầu
+ Sáng tạo, lý giải các ý bằng kiến thức hiểu biết về văn bản: Thuế máu của Nguyến Ái Quốc.
Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề: Bộ mặt của chính quyền thực dân Pháp qua văn bản “Thuế máu” (0,5đ)
2. Thân bài: (4đ)
- Trước chiến tranh bọn chúng đối xử với người dân các nước thuộc địa như giống người hạ đẳng; đánh đập và đối xử với họ như súc vật.(0,5đ)
- Khi chiến tranh nổ ra, bọn chúng lập tức thay đổi thái độ: tâng bốc, vỗ về, phỉnh nịnh người dân các nước thuộc địa, phong cho họ những danh hiệu cao quý là chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... mục đích để dần biến họ thành những tấm bia đỡ đạn ngoài chiến trường. (1,0đ)
- Chúng rêu rao là chế độ lính tình nguyện nhưng thực chất là bắt lính, cưỡng bức họ phải đi lính. .(0,5đ)
- Chúng trịnh trọng tuyên bố sẽ ban phẩm hàm cho những người còn sống sót và truy tặng những người đã hi sinh nhưng khi chiến tranh kết thúc, thái độ của bọn chúng lại quay trở về như giai đoạn trước chiến tranh.(1,0 đ)
=> Qua giọng điệu, từ ngữ mỉa mai châm biếm, nghệ thuật trào phúng sắc sảo, Nguyễn Aí Quốc đã vạch trần thủ đoạn lừa bịp, bộ mặt xấu xa, độc ác của chính quyền thực dân Pháp. Đồng thời cảm thông với số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa trong đó có người dân An Nam chúng ta. .(1,0đ)
 (Học sinh lấy dẫn chứng để phân tích làm rõ những nội dung trên)
3. Kết bài: (0,5đ)
- Khẳng định lại đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
- Bày tỏ thái độ của bản thân
b. Mức chưa tối đa: (0,25- 4,75 điểm)
Còn thiếu một trong các nội dung, đưa ra những dẫn chứng chưa sát, chưa sinh động. (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
c. Mức không đạt : (0 điểm)
 Không đưa ra được ý, không làm bài hoặc lạc đề.
2. Về hình thức và các tiêu chí khác : (1,0 điểm)
a. Mức tối đa: (1,0 điểm)
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần;
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả;
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh...
b. Mức chưa tối đa: (0,25- 0,75 điểm)
Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
c. Mức không đạt: ( 0 điểm)
Không làm bài hoặc làm lạc đề.
.................. Hết................

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_ngu_van_lop_8.doc
Giáo án liên quan