Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17, 20, 35, 36

 I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Phụ âm đầu là một trong các bộ phận tạo thành một âm tiết(tiếng, chữ) tiếng Việt. Âm tiết tiếng Việt có thể có huặc không có phụ âm đầu

- Biết được mỗi vùng miền thường có cách phát âm khác nhau, có nhiều nơi phát âm không chuẩn. Vì vậy cần rèn luyện để phát âm đúng và viết đúng các phụ âm đầu trong từng âm tiết.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng sử dụng từ chính xác trong khi nói và viết

3. Thái độ:

- Tôn trọng giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

 II. Chuẩn bị

- Thầy: Soạn bài.

- Trò: Chuẩn bị theo câu hỏi

 III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập

3. Bài mới :

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17, 20, 35, 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GV chỉnh sửa bổ sung cho hoàn thiện
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS thực hiện 
- GV hướng dẫn HS Luyện tập
I. Bài học
1. Điền (d/v) vào chỗ trống
- vô
- vắt, vẻo
- dằng, dặc
2. Điền (s/x) vào chỗ trống
- sột, soạt
- xôn, xao
- Xanh, xứ, sở
3. Điền (l/n) vào chỗ trống
- long, lanh
- nương
- lung , lay
- lội
- nạm
4. Điền (ch/tr) vào chỗ trống
- trai
- chiến, trường
- chang, chang
- chiến, chinh
 II. Luyện tập
1. Làm ở lớp
a. Điền (ch/tr) vào chỗ trống
- tranh, chanh, tranh, chanh, trộn, chộn
b. Điền (s/x) vào chỗ trống
- sinh sản, xinh đẹp, sông áo, sống sượng, sâu sắc, xâu chuỗi
c. Điền (r/d) vào chỗ trống
- rượi, diệu, răng rắc, rộn ràng, dịu dàng.
d. Điền (l/n) vào chỗ trống
long lanh, nòng nọc, nôi, lội, nóng nảy, lóng lánh.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Làm lại các bài tập, tìm thêm một số từ thường hay mắc lỗi và tự sửa chữa. 
- Chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Ngày soạn: 27/12/2011 Bài 18 Tiết 74 Tuần 20
Ngày giảng: 7A 28/12/ 2011
 7B 29/12/2011 
Chương trình địa phương: Phần Văn- Tập làm văn
CA DAO- DÂN CA, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ YÊN BÁI 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- HS biết, thuộc một số bài ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái. 
- HS hiểu được tính địa phương, giá trị nội dung, nghệ thuật của một số bài ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái so sánh với ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ nói chung.
- Biết phan tích, vận dung kinh nghiệm của ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ vào đời sống.
3. Thái độ: 
- Biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái.
- Tự hào về quê hương mình.
- Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm cao đẹp mang giá trị nhân văn.
 II. Chuẩn bị
- GV: TLTK, Sách Ngữ văn địa phương
- HS: Sưu tầm theo hướng dẫn.
 III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1: Phân biệt ca dao, dân ca, tục ngữ:
* Giống nhau: Đều là những sáng tác dân gian.
* Khác nhau:
Ca dao- dân ca
Tục ngữ:
- Ca dao- dân ca biểu hiện thế giới nôị tâm của con người.
- Ca dao- dân ca thiên về trữ tình.
- Ca dao- dân ca là những lời thơ, lời ca..
- Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm 
- Tục ngữ thiên về duy lí 
- Tục ngữ là những câu nói 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 2
- Hướng dẫn HS nguồn sưu tâm ( Hỏi ông bà, cha mẹ... hoặc sách báo địa phương). Cách sưu tầm.
- HS sưu tầm
Hoạt động 3
- GV đọc cho HS nghe một số câu ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái ( Sgk Ngữ văn địa phương Tr 53-54, 60-61
- Hướng dẫn HS tìm hiểu 
2. Đối tượng sưu tầm: 
Những câu ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái (địa danh, sản vật....)
a. Tìm nguồn gốc sưu tầm
- Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già cả, nghệ nhân, nhà văn ở địa phương...
b. Cách sưu tầm
- Mỗi HS có vở làm bài tập hoặc sổ tay sưu tầm ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái (địa danh, sản vật....)
. Mỗi lần sưu tầm được hãy chép vào để khỏi quên hoặc thất lạc.
- Sau khi sưu tầm đủ 20 câu thì phân loại: ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái chép riêng.
- Các câu còn lại sắp xếp A,B, C... chữ cái đầu câu.
3. Đọc hiểu một số câu ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Sưu tầm ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ Yên Bái (địa danh, sản vật....)
- Soạn bài tiếp theo “ Tìm hiểu chung về văn nghị luận”
các dấu thanh: Thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã và thanh sắc.
Ngày soạn: 24/4/2012 Bài 33 Tiết 131 Tuần 35
Ngày giảng: 7B25/4/2012 
 7A 25/4/2012 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN- TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Qua sưu tầm học sinh được bổ sung thêm vốn truyện cổ, cao dao- dan ca,tục ngữ, thành ngữ Yên Bái.
2. Kĩ năng
- Biết sưu tầm và ghi chép kết quả.
- Biết nhận xét kết quả của bạn.
3. Giáo dục
- Yêu quý, trân trọng truyện cổ, cao dao- dan ca,tục ngữ, thành ngữ Yên Bái.
- Quan tâm đến vấn đề của địa phương, tự hào về nền văn học địa phương.
II. Chuẩn bị
- GV: Soạn giáo án.
- HS: Sưu tầm truyện cổ, cao dao- dan ca,tục ngữ, thành ngữ Yên Bái.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc sưu tầm của HS
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
? VHDG Yên Bái có những thể loại nào? 
- Các nhóm kết quả sưu tầm
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung
- GV đưa ra một số câu ca dao- tục ngữ để HS tham khảo.
Hoạt động 2
? Nêu nhận xét của em về thể loại, ND VHDG Yên Bái.
1. Báo cáo kết quả sưu tầm ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ... Yên Bái.
+ Ca dao- dân ca
 - Còn tiền chợ Ngọc, chợ Ngà
Hết tiền thì lại Thác Bà, Thác Ông.
 ( DT Kinh- Yên Bình)
- Ai ăn cơm trắng canh cần
Vượt qua đèo Gỗ vào Vần mà ăn.
 ( DT Tày- Trấn Yên)
- Ngọt lịm câu Then mùa trái chín
Lùng tùng ngày hội Lục Yên châu
 ( DT Tày- Lục Yên)
+ Thành ngữ
- Muỗi Bắc Pha ma Đại Cại.
- Đền Đại Cại cầu được ước thấy.
 (Lục Yên)
- Thóc Bạch hà, gà Linh Môn.
- Cam An Thọ, cọ Đông Lý, lúa Đại Đồng, chè Chính Tâm.
 ( YênBình )
+ Tục ngữ
- Một chân đứng không vững
 Một tay vỗ không kêu.
 ( DT Mông)
- Con cóc xuống nước chăn gấm bỏ không
 Con các lên bờ người nghèo chết rét
 ( DT Tày- Trấn Yên)
2. Kết luận
VHDG Yên Bái đa dạng về thể loại, phong phú về ND.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài
- Tiếp tục sưu tầm VHDG Yên Bái.
- Xem đặc sắc nghệ thuật VHDG Yên Bái.
Ngày soạn: 24/4/2012 Bài 33 Tiết 132 Tuần 35
Ngày giảng: 7B26/4/2012 
 7A 27/4/2012 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN- TẬP LÀM VĂN
( Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Qua sưu tầm học sinh được bổ sung thêm vốn truyện cổ, cao dao- dan ca,tục ngữ, thành ngữ Yên Bái.
2. Kĩ năng
- Biết sưu tầm và ghi chép kết quả.
- Biết nhận xét kết quả của bạn.
3. Giáo dục
- Yêu quý, trân trọng truyện cổ, cao dao- dan ca,tục ngữ, thành ngữ Yên Bái.
- Quan tâm đến vấn đề của địa phương, tự hào về nền văn học địa phương.
II. Chuẩn bị
- GV: Soạn giáo án.
- HS: Sưu tầm truyện cổ, cao dao- dan ca,tục ngữ, thành ngữ Yên Bái.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc sưu tầm của HS
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
? VHDG Yên Bái có những thể loại nào? 
- Các nhóm tiếp tục trình bày kết quả sưu tầm ( Ca dao- dân ca; Tục ngữ; Thành ngữ)
- Nhóm khác nhận xét
Hoạt động 2
? Nêu đặc sắc của VHDG Yên Bái 
( Tính dân tộc; Tính địa phương)
- HS thảo luận nhóm 
- GV gọi HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung
? Tác dụng của VHDG Yên Bái
- HS thảo luận nhóm 
- GV gọi HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung
- GV đưa ra một số câu ca dao- dân ca; tục ngữ; thành ngữ để HS tham khảo.
1. Báo cáo kết quả sưu tầm ca dao- dân ca, tục ngữ, thành ngữ... Yên Bái.
+ Ca dao- dân ca
+ Tục ngữ
+ Thành ngữ
2. Kết luận
* VHDG Yên Bái đa dạng về thể loại, phong phú về ND.
* Đặc sắc của VHDG Yên Bái:
+ Tính địa phương: Có tên địa danh, sản vật, danh nhân, sự tích, sự việc, sự kiện địa phương, gắn với cuộc sống con người ở địa phương, sử dụng từ ngữ địa phương.
+ Tính dân tộc: Thể hiện cách cảm, lối tư duy, lý tưởng thẩm mĩ, cách diễn đạt của các dân tộc trên địa bàn Yên Bái...
* Tác dụng của VHDG Yên Bái:
+ Góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giáo dục nhân cách, tình yêu quê hương cho con người Yên Bái.
+ Góp phần nuôi dưỡng cho văn học viết Yên Bái.
+ Góp phần làm phong phú cho VHVN nói chung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài
- Tiếp tục sưu tầm VHDG Yên Bái.
- Chuẩn bị bài Hoạt động Ngữ văn theo hướng dẫn.
Ngày soạn: 01/5/2012 Bài 33 Tiết 135 Tuần 36
Ngày giảng: 7B 03/5/2012 
 7A 04/5/2012 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
1. kiến thức.
- HS biết được các vần: uyên, uyêt, ưi, ươi, eo, oeo.
- HS phân biệt được sự khác nhau giữa các dấu thanh: Thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã và thanh sắc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và viết đúng các vần.
- Rèn kĩ năng đọc và viết đúng các thanh dễ lẫn.
3. Giáo dục
Có ý thức viết, đọc đúng các thanh, dấu và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- GV: TLTK.
- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS đọc các đoạn văn trong TLNVĐP Yên Bái- Tr68.
- HS đọc.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS làm BT
- HS làm BT
- HS làm BT trên bảng
- HS khác nhận xét
- GV sửa sai
- HS tự làm bài
I. Luyện đọc.
1. Đọc phát âm đúng các vần: uyên, uyêt.
2. Đọc phát âm đúng các vần: ưi, ươi, eo, oeo.
3. Đọc phát âm đúng các thanh: hỏi – nặng, ngã- sắc. 
II. Luyện tập.
Bài tập 1: TLNVĐP Yên Bái- Tr68, 69.
a. ch......gia, bóng ch....., ch.....nhà, ch....tàu, kể ch....., hay q...., q....sách, h...thoại, h....náo, h...hoặc, ng...vọng, q...lực, th...trưởng, t...chọn, thường x.....
( Điền vần: Uyêt)
b. h..quản, sào h..., q...chí, kiểm d..., ng...thực, xảo q..., băng t..., t...vọng.
( Điền vần: Uyên)
c. g...gắm, l...biếng, đám c..., s...nắng, tươi c....
( Điền vần: ưi, ươi)
d. kh...chân, ngòng ng...,l...khà l...kh...., kh...quả bưởi, kh...chân nhau.
( Điền vần: eo, oeo)
Bài tập 2: Viết đoạn văn có sử dụng đúng các vần, thanh đã học.
Bài tập 3: Gạch chân những tiếng viết sai vần và viết lại cho đúng - TLNVĐP Yên Bái- Tr 69.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài
Làm lại các bài tập đã học - TLNVĐP Yên Bái- Tr 69.
Ngày soạn: 01/5/2012 Bài 33 Tiết 136 Tuần 36
Ngày giảng: 7B 03/5/2012 
 7A 07/5/2012 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
( Tiếp)
I. Mục tiêu
1. kiến thức.
- HS biết được các vần: uyên, uyêt, ưi, ươi, eo, oeo.
- HS phân biệt được sự khác nhau giữa các dấu thanh: Thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã và thanh sắc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và viết đúng các vần.
- Rèn kĩ năng đọc và viết đúng các thanh dễ lẫn.
3. Giáo dục
Có ý thức viết, đọc đúng các thanh, dấu và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- GV: TLTK.
- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 

File đính kèm:

  • docDIA PHUONG VAN 7 11-12.doc
Giáo án liên quan