Ôn luyện về chủ đề, bố cục của văn bản các văn bản “tôi đi học - Trong lòng mẹ”

A. Mục tiêu bài học:

 - HS nắm được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật chính của các văn bản “Tôi đi học - Trong lòng mẹ”.

 - Củng cố được kiến thức về chủ đề và bố cục của văn bản

 - Rèn kỹ năng nhận biết và thực hành về chủ đề, bố cục của văn bản

B. Chuẩn bị:

 GV: Đọc tài liệu - soạn bài

 HS: Ôn các tác phẩm: Tôi đi học, Trong lòng mẹ

 Ôn về chủ đề và bố cục của văn bản

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn luyện về chủ đề, bố cục của văn bản các văn bản “tôi đi học - Trong lòng mẹ”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số đú là 4 người. Nhúm người ở độ tuổi 75 trở lờn ngày càng đụng. Điều đú, chứng tỏ: người Mĩ ngày càng sống lõu hơn, cú tuổi thọ cao hơn	
(Theo 365 lời khuyờn về sức khoẻ)
2. Bài tập 2: 
Lập dàn ý cho đề bài sau: 
“Thuyết minh về một con vật nuụi mà em yờu thớch (chú, mốo, thỏ, gà...)
* Dàn ý thuyết minh về mốo:
1. Mốo là động vật bốn chõn thuộc lớp thỳ, mỡnh nú khoỏc một bộ lụng dày mượt mà. Bộ lụng ấy cú thể màu đen trắng (mốo khoang), cú thể màu tro (mốo mướp) và cũng cú khi là ba màu khỏc nhua (mốo tam thể)
2. Mốo nhà em cú bộ ria mộp dài, trắng như cước, núi chớnh là trợ thủ giỳp mốo bắt chuột trong đờm. 
3. Khi mọi người đi ngủ, màn đờm buụng xuống là lỳc mốo bắt đầu hoạt động.
4. Ngoài bộ ria nhạy bộn, tai và mũi mốo cũng gúp phần quan trọng, đặc biệt là tai mốo nghe được mọi cử động của chuột.
5. Mốo chuyển động nhẹ nhàng; sinh con, nuụi con rất khộo. Nú thể hiện rừ nột về tỡnh mẫu tử.
6. Em thớch con mốo nhà em. Tờn nú chớnh là “Miu”
* Dàn ý thuyết minh về chú :
1. Chú là loài động vật rất cú ớch cho đời sống con người, cũn gọi là ôlinh cẩuằ. 
2. Chú là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
3. Chú cú nhiều loại, nhiều giống khỏc nhau
4. Đặc điểm chung của chỳng :
- Là loại động vật cú bốn chõn, mỗi bàn chõn đều cú múng vuốt sắc, nhưng khi hoạt động (đi lại) thỡ cụp vào.
- Nóo chú rất phỏt triển, tai và mắt rất tinh vào ban đờm, cú khả năng đỏnh hơi rất tài.
- Chỳng thường nặng từ 15- 20 kg, tuổi thọ trung bỡnh từ 16- 18 năm
- Hiện nay chú làm được rất nhiều việc giỳp con người như trinh thỏm, cứu hộ…
5. Em rất yờu con chú mà nhà em đang nuụi, em gọi nú là Lu.
* Thuyết minh về con trõu
Con trõu là vật nuụi đứng đầu hàng lục sỳc. Hầu như em bộ Việt Nam nào cũng thuộc bài ca dao :
ôTrõu ơi, ta bảo trõu này
Trõu ra ngoài ruộng, trõu cày với taằ
Con trõu là biểu tượng cho những đức tớnh như hiền lành, cần cự, chịu khú… Nú là cỏnh tay phải, là tài sản vụ giỏ của người nụng dõn VN : ôCon trõu là đầu cơ nghiệpằ
Mỗi con trõu cú thể nặng trờn dưới ba tạ. Da trõu đen búng, lụng lưa thưa. Chiếc đuụi dài khoảng một một, cú chựm lụng dài và mượt, lỳc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, đuổi ruồi. Bốn chõn trõu to và dài, bàn chõn cú múng gõn guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắt, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phũng cú lễ chọi trõu :
ô Dự ai buụn đõu bỏn đõu
Mồng mười thỏng tỏm, chọi trõu thỡ về ằ
Mắt trõu lồi to rất ưa nhỡn. Bụng trõu khỏ to; cú phải vỡ thế mà trõu bước đi chậm chạp? Trõu là loài nhai lại, nú chỉ cú một hàm răng (hàm dưới). Trõu rất dễ nuụi. Thức ăn chớnh là cỏ tươi. Trõu cũng biết ăn rơm, ăn cỏm. Phõn trõu màu đen, dựng để bún cõy, bún lỳa rất tốt. 
Trõu chịu rột kộm, nhưng chịu nắng giỏi. Về mựa hố, nú cú thể kộo cày, kộo bừa từ mờ sỏng đến non trưa. Trõu tơ, trõu đực, trõu mộng kộo cày rất khoẻ. Trõu cỏi độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghộ. Cõu tục ngữ : ôRuộng sõu, trõu nỏiằ núi lờn chuyện làm giàu ở nhà quờ ngày xưa.
Thịt trõu tuy khụng ngon bằng thịt bũ, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và cú giỏ trị. Sữa trõu rất bổ. Da trõu thuộc để xuất khẩu, để làm giầy dộp.
Màu xanh mờnh mụng của những đồng lỳa, cỏnh cũ trắng rập rờn điểm tụ, và con trõu hiền lành gặm cỏ ven đờ… là hỡnh ảnh thõn thuộc đỏng yờu của quờ hương. Cõu hỏt : ôAi bảo chăn trõu là khổ….ằ của chỳ bộ vắt vẻo ngồi trờn lưng trõu, và tiếng sỏo mục đồng mói mói là hồn quờ non nước.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Hoàn thiện đề cương
- Tiếp tục ôn tập kiến thức cơ bản
- Luyện tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I	
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 10/12/2008
Ngày giảng: 12/12/2008
 	 ôn tập học kỳ I
A. Mục tiêu bài học:
- HS củng cố, hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong học kỳ I
- Rèn kỹ năng khái quát, tổng hợp – Kỹ năng làm bài
- Biết vận dụng các phương pháp trong quá trình làm bài kiểm tra
B. Chuẩn bị:
	GV: Đọc tài liệu - soạn bài
	HS: Ôn tập theo đề cương
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2 Sĩ số:……. Vắng:……
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Điền thêm những từ ngữ vào phía sau để có một định nghĩa hoàn chỉnh:
Trợ từ là.....
- Đặt một câu có trợ từ , gạch chân trợ từ đó
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau của nhà thơ Vũ Đình Liên
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
(Trích “trích Ông đồ” Ngữ văn lớp 8 tập I).
- Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam 
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý
Phần mở bài?
+ Phần thân bài:
(Học sinh cần giới thiệu được)
Câu 1. 
Điền thêm những từ ngữ vào phía sau để có một định nghĩa hoàn chỉnh:
Trợ từ là.....
* Yêu cầu
- Điền chính xác định nghĩa về trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ cách đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. 
Đặt câu có trợ từ.
- 
Câu 2.
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau của nhà thơ Vũ Đình Liên
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
(Trích “trích Ông đồ” Ngữ văn lớp 8 tập I).
* Yêu cầu:
Viết dưới hình thức đoạn văn có mở đoạn và kết đoạn chặt chẽ. Trong đó yêu cầu nêu được các từ ngữ diễn tả sự kiên nhẫn của ông đồ và sự vô tình , lãng quên của dòng người lại qua. Biện pháp đối lập thể hiện nỗi buồn chua xót khi ông đồ cố bám vào cuộc đời và cuộc đời, con người đã lãng quên ông.Chú ý phân tích từ ngữ vẫn...Hình ảnh ông ..ngồi đấy và không ai hay...
- Phân tích hình ảnh ẩn dụ và phép đối lá vàng rơi trên giấy khi mùa xuân về và làn mưa bụi phủ mờ gợi sự tàn úa, rơi rụng. Hình ảnh ông đồ chỉ còn lại là di tích của một thời tàn. Cuộc sống và thời thế đã đổi thay. Hình ảnh thơ buồn và ảm đạm. Ông đồ chìm trong làn mưa bụi và sự tàn phai .
Câu 3: 
Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
* Dàn ý:
Mở bài:
Định nghĩa về chiếc nón lá ViệtNam
b. Thân bài:
- Xuất xứ của chiếc nón lá: Nón Huế hoặc làng Chuông
- Hình dáng chiếc nón.
- Nguyên liệu và cách thức làm ra chiếc nón
- Tác dụng của chiếc nón trong cuộc sống của người Việt nam.
Che nắng mưa, là món quà tặng nhau, đạo cụ trong các điệu múa nón, biểu tượng vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam, giá trị văn hoá ..
Có thể mở rộng ra việc sử dụng chiếc nón trong hoàn cảnh hiện nay.
+ Kết bài : Cảm nghĩ về chiếc nón lá.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Ôn tập học kỳ I theo đề cương ôn tập
	- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I	
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 02/01/2009
Ngày giảng: 05/01/2009
Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng
A. Mục tiêu bài học:
	- HS nắm được vài nét về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng.
	- Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
	- Rèn được kỹ năng cảm thụ thơ tự do
B. Chuẩn bị:
	GV: Đọc tài liệu - soạn bài
	HS: Học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Nhớ rừng
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2 Sĩ số:……. Vắng:……
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Nêu một vài nét về tác giả Thế Lữ
- Giá trị của tập thơ “Mấy vần thơ”?
- Giới thiệu về bài thơ Nhớ rừng
- Xuất xứ của bài thơ Nhớ rừng?
- Nội dung chính của bài thơ?
- Hình tượng trung tâm của bài thơ?
- Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Nhớ rừng?
1. Vài nét về Thế Lữ và tập thơ “Mấy vần thơ”
- Thế Lữ (1907 – 1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ
Làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn. Chủ tịch hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Phương diện nào ông cũng có thành tựu xuất sắc.
- Thế Lữ là thi sĩ tiên phong, được ngợi ca là “Đệ nhất thi sĩ” trong phong trào “Thơ mới” (1932 – 1941).
- Tác phẩm thơ “Mấy vần thơ” thể hiện một hồn thơ rộng mở với cảm hứng lãng mạn, dào dạt, nồng nàn, say đắm và thiết tha. 
“Mấy vần thơ” đã cắm một cái mốc son chói lọi của nền Thơ mới Việt Nam, đã khẳng định vai trò tiên phong của Thế Lữ trong nền thi ca Việt Nam hiện đại.
2. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Bài thơ Nhớ rừng được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935 là bài thơ kiệt tác mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.
- Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi “Nhớ rừng” của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.
Con hổ Nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.
Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 – 1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.
- Bài thơ Nhớ rừng có giá trị nghệ thuật đặc sắc. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng, màu sắc và âm thanh. Nhạc điệu du dương trầm bổng. Từ ngữ được sử dụng sắc sảo, đích đáng. Đặc biệt là các điệp ngữ, các câu hỏi tu từ và cảm thán đem đến bao ám ảnh mênh mang.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Ôn kỹ về Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng
	- Chuẩn bị ôn về Tế Hanh và bài thơ Quê hương 
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:10/01/2009
Ngày giảng:12/01/2009
 Tuần 23:
 Tập làm thơ
A. Mục tiêu bài học:
- HS biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Biết đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Biết nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả
- Tạo không khí vui vẻ, sáng tạo và tăng tính mạnh dạn.
B. Chuẩn bị:
	GV: Đọc tài liệu - soạn bài
	HS: Ôn về luật thơ 7 chữ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2 Sĩ số:……. Vắng:……
II. Kiểm tra bài cũ

File đính kèm:

  • docOn luyen ve doan van.doc
Giáo án liên quan