Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Tân Dân (Có đáp án)
Câu 1 (3 điểm): Cho 2 câu thơ:
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
a. Hai câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? của tác giả nào?
b. Mỗi câu nói về nhân vật nào trong tác phẩm?
c. Nhận xét về sự giống và khác nhau trong cách miêu tả của tác giả về mỗi nhân vật qua hai câu thơ trên? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?
UBND TX CHÍ LINH TRƯỜNG THCS TÂN DÂN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 2 câu 01 trang) Câu 1 (3 điểm): Cho 2 câu thơ: “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” a. Hai câu thơ trên thuộc tác phẩm nào? của tác giả nào? b. Mỗi câu nói về nhân vật nào trong tác phẩm? c. Nhận xét về sự giống và khác nhau trong cách miêu tả của tác giả về mỗi nhân vật qua hai câu thơ trên? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật? Câu 3 (7 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương ” của Nguyễn Dữ ( SGK, Ngữ văn 9 - Tập 1 ). ...........................Hết........................... UBND TX CHÍ LINH TRƯỜNG THCS TÂN DÂN HD CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề (Hướng dẫn gồm có 2 câu, 03 trang) YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề , diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B.YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3 điểm): * Mức tối đa: Cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: +Về nội dung: 2,75 đ' a. Hai câu thơ trên thuộc tác phẩm Truyện Kiểu (0,25 đ) Của Nguyễn Du (0,25 đ) b.- Câu thơ: "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da": nói về Thúy Vân (0,25 đ) - Câu thơ: "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nói về Thúy Kiều (0,25 đ) c.- Sự giống nhau trong cách miêu tả: + Tả nhan sắc hai chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên đẹp để nói về vẻ đẹp con người; tả ngoại hình để hé mở về tính cách và dự báo số phận: (0,5 đ) - Sự khác nhau trong cách miêu tả: + Khi tả Vân tác giả miêu tả 1 cách chi tiết cụ thể; khi tả Kiều tác giả nghiêng về cách miêu tả khái quát: (0,25 đ) + Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác: (1,0đ) *Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh * Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây, tuyết) cũng phải chịu thua, nhường! Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng. * Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hoà của Vân. Một vẻ đẹp đến độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ... Thiên nhiên, tạo hoá có sự ganh ghét, đố kị, báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên) đối với số phận của Kiều. Hai từ ghen, hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương, bất hạnh. Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai: Thuý Vân thì êm đềm phẳng lặng, còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió bất trắc. + Về hình thức (0,25 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu : Bài làm trình bày rõ ràng; hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. * Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,75 điểm hoặc các điểm dưới 2,75 cho bài làm của học sinh. *Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài. Câu 3 (7 điểm) * Mức tối đa: Cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: +Về nội dung: 6 đ' 2 (6,0 điểm) * Khái quát : (0,25 đ) + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận xét khái quát về cuộc đời và nhấn mạnh vẻ đẹp của nhân vật. 0,25 điểm * Giới thiệu thông tin về nhân vật: (0,5 đ) + Xuất thân bình dân : Tên Vũ Thị Thiết, quê Nam Xương, con nhà kẻ khó. Xét về phương diện nào cũng đẹp + Đẹp về dung mạo và phẩm hạnh: tính thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp 0,25 điểm 0,25 điểm * Vũ Nương là một người vợ : ( 1,25 điểm ) + Rất mực dịu dàng, đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực + Khi mới về nhà chồng : khéo léo, nhịn nhường, tế nhị trong ứng xử luôn “giữ gìn khuôn phép” giữ gìn hạnh phúc gia đình + Khi tiễn chồng đăng lính: ân cần, chu đáo “rót chén rượu đầy”; bày tỏ tâm tư, niềm mong ước; cảm thông thấu hiểu hoàn cảnh của chồng nơi biên ải; bày tỏ tâm tình + Khi chồng đi lính vắng nhà: nhớ thương da diết “...nỗi buồn chân trời góc bể không thể nào ngăn được”; thủy chung son sắc“ ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng..” 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm * Là một người con : (1,0 điểm ) + Hiếu nghĩa đủ đầy, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng + Mẹ chồng nhớ con trai sinh ra đau ốm: chăm sóc ân cần chu đáo, hiếu thảo: hết lời khuyên lơn, chạy chữa thuốc thang, lế bái thần phật...Bà mẹ ghi nhận tấm lòng nàng qua lời trăng trối “xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” + Mẹ chết : thương xót, ma chay, lo liệu như với cha mẹ đẻ 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25điểm * Đối với con: ( 0,5 điểm) + Là người mẹ tốt, giàu lòng yêu thương con.. + Khi chồng đi lính: Một mình ở nhà sinh và nuôi con. Muốn đem đến cho con cảm giác hạnh phúc, có cha có mẹ Ngày thường, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình nói với con đó là “ cha Đản” 0,25 điểm 0,25 điểm * Là một người phụ nữ : ( 1,75 điểm ) + Nàng là người phụ nữ đảm đang, trọng danh dự và nhân phẩm, nhân hậu nghĩa tình và giàu lòng vị tha. + Khi chồng đi lính: một mình ở nhà thay chồng chăm lo chu toàn mọi việc làm tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ, người con, người chủ trong gia đình + Khi chồng trở về: Bị chồng nghi mất nết hư thân, nàng đã thanh minh giãi bày. Nhưng chàng Trương nhất mực không nghe, nàng đành tìm đến cái chết để tự rửa oan và khẳng định tiết hạnh của mình. + Ở dưới thủy cung nhưng nàng vẫn nặng lòng nhớ quê cũ + Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng trở về trong thoáng chốc: cảm ơn đức của Linh PhiĐặc biệt không hề oán trách chàng Trương mà vẫn “ đa tạ tình chàng” 0,25 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm * Đánh giá chung: (0,75 điểm ) + Nghệ thuật kể chuyện truyền kì hấp dẫn giữa thực và ảo, dựng truyện linh hoạt với việc thắt nút, cởi nút; miêu tả và xây dựng tính cách nhân vật nhất quán 0,25 điểm +Vũ Nương có số phận bất hạnh nhưng lại sáng ngời vẻ đẹp đức hạnh. Nàng tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Đồng thời qua vẻ đẹp của nàng ta nhận ra lòng yêu thương, ngợi ca và trân trọng con người của nhà văn. 0, 5 điểm + Về hình thức (1,0 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu : Viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. * Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 6,75 điểm hoặc các điểm dưới 6,75 cho bài làm của học sinh. * Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài. Câu 3 ( 7 điểm) Nhận xét về đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình". Em hãy phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích để làm sáng tỏ nhận xét trên. Câu 3 ( 5.0 điểm) A. Yêu cầu kỹ năng: Người viết cần vận dụng kiến thức đã học từ văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”và kiến thực nghị luận một tác phẩm văn học ( hoặc một đoạn trích ) để phân tích làm rõ ngòi bút tả cảnh ngụ tình tinh tế của Nguyễn Du. Phạm vi: Tám câu cuối văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” B. Yêu cầu về kiến thức: *) Bài viết cần phân tích làm rõ Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện :“ cảnh trong tình, tình trong cảnh”. Cảnh được miêu tả từ viễn cảnh đến cận cảnh, từ nhạt đến đậm, từ tĩnh đến động, lấy ngoại cảnh để phô diễn tâm cảnh, mỗi cảnh là môt ẩn dụ cho một tâm trạng của Thuý Kiều. Sử dụng điệp ngữ “ buồn trông” tạo nên trường liên tưởng bi thương liên tiếp, không dứt + Cảnh “ Buồn trông..cánh buồm xa xa”: không gian mênh mông của cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn, cô đơn vô định, nỗi nhớ quê hương gịa đình, niềm khao khát sum họp + Cảnh cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa (.) gợi thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định. + Cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông gợi sự úa tàn, buồn bã chán chường vô vọng vì cuộc sống tẻ nhạt cô đơn không biết đến bao giờ kết thúc, Kiều cảm thấy tương lai mờ mịt. + Cảnh kết thúc đoạn thơ: âm thanh dữ dộibáo trước sóng gió, bão tố cuộc đời lại tiếp tục ập xuống đầu Kiều- Kiều trong tâm trạng kinh hoàng sợ hãi *) Đoạn thơ được đánh giá là tuyệt bút của bút pháp tả cảnh ngụ tình. C. Biểu điểm: Điểm 5 : Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Văn viết có sáng tạo, giàu cảm xúc.Diễn đạt trôi chảy, không mất lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, ngữ pháp. Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài sai sót nhỏ trong diễn đạt và chính tả. Điểm 3 : Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, có thể còn mắc một số sai sót nhỏ hoặc triển khai một vài ý chưa sâu . Điểm 2 : Còn thiếu một vài ý nhỏ hoặc đủ ý song có ý triển khai còn chưa sâu : văn viết chưa có phong cách riêng, còn mắc một số lỗi diễn đạt và lỗi chính tả thông thường. *) Các thang điểm khác giám khảo linh hoạt vận dụng cho điểm.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_t.doc