Đề khảo sát chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Sinh học – lớp 11

Câu 1: ( 4.0 điểm)

Anh (chị) trình bày các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào? Từ đó hãy đưa ra một số biện pháp để bảo quản nông sản?

Câu 2: (2.0 điểm)

Vì sao thiếu Nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?

Câu 3: ( 4 điểm)

Phân biệt 2 dạng tuần hoàn ở động vật (hệ tuần hòa hở và hệ tuần hoàn kín)?

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn: Sinh học – lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY
===============
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Sinh học – Lớp 11
Thời gian làm bài: 60 phút không kể giao đề
Câu 1: ( 4.0 điểm)
Anh (chị) trình bày các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp như thế nào? Từ đó hãy đưa ra một số biện pháp để bảo quản nông sản?
Câu 2: (2.0 điểm)
Vì sao thiếu Nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?
Câu 3: ( 4 điểm) 
Phân biệt 2 dạng tuần hoàn ở động vật (hệ tuần hòa hở và hệ tuần hoàn kín)?
========= Hết =========
BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 11
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(4.0 điểm)
* Ảnh hưởng của các yêu tố đến hô hấp:
- Nước: Là dung môi cho các phản ứng chuyển hóa của hô hấp.
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến hoạt động của enzim trong tế bào.
- Ôxi: Là yếu tố tất yếu phải có để diễn ra quá trình ôxi hóa trong hô hấp.
- CO2: Là sản phẩm của hô hấp hiếu khí, nếu nồng độ quá cao (>40%) sẽ ức chế quá trình hô hấp.
* Các biện pháp để bảo quản nông sản được tốt:
Để bảo quản nông sản tốt chúng ta cần kìm hãm quá trình hô hấp:
+ Làm giảm hàm lượng nước: phơi, sấy khô.
+ Bảo quản nơi khô, mát.
+ Có thể bơm CO2 vào buồng bảo quản hoặc đậy thật kín dụng cụ bảo quản để giảm O2.
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2
(2 điểm)
- Vì Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu (không chỉ với cây lúa mà nitơ là một nguyên tố khoáng thiết yếu với tất cả các loài cây)
- Vai trò của nitơ: 
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic…) cấu tạo nên tế bào, cơ thể. 
+ Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn…® điều tiết các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, cơ thể.
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3
( 4 điểm)
Chỉ tiêu SS
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Đại diện
ĐV thân mềm (ốc sên, trai)
Chân khớp (côn trùng,)
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống
Cấu tạo
Không có mao mạch
Có mao mạch
Đường đi của máu (từ tim)
Tim ĐM Khoang cơ thể
TM
Tim ĐM MM
TM
Áp lực máu chảy trong động mạch
Thấp. Tốc độ máu chảy chậm
Cao hoặc trung bình. Tốc độ máu chảy nhanh.
1.0 đ
0,5 đ
2,0 đ
0,5 đ
Chú ý: Học sinh trả lời được ý nào cho điểm ý đó. Trong bảng so sánh, trả lời mỗi cột được nửa số điểm của nội dung so sánh.
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY
===============
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài: 60 phút không kể giao đề
Câu 1: (4.0 điểm)
Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực?
Câu 2: (2.0 điểm)
Tại sao nói “ATP là đồng tiền năng lượng” của tế bào?
Câu 3 : (4.0 điểm)
Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? Giải thích hiện tượng cây rau bị héo khi ta tưới phân đạm pha với nồng độ quá cao? 
BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 10
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
( 4 điểm)
Cấu trúc màng sinh chất: Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:
Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
b. Chức năng màng sinh chất:
- Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.
- Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
- Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 2
( 2 điểm)
ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng hàng ngày như tiền tệ, cụ thể nó cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, vận chuyển các chất, sinh công cơ học, các quá trình hấp thụ...).
ATP có chứa các liên kết cao năng giàu năng lượng, ATP có năng lượng hoạt hóa thấp, dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. Các phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần 1 năng lượng hoạt hóa thấp khoảng 7,3kcal cho nên ATP có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào
1.0 đ
1.0 đ
Câu 3
( 4 điểm)
* Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? 
- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu.
- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu.
* Giải thích hiện tượng cây rau bị héo khi ta tưới phân đạm pha với nồng độ quá cao? 
- Khi tưới rau với nồng độ đạm cao sẽ làm cho môi trường ngoài ưu trương so với môi trường trong tế bào lông hút của rễ, vì vậy làm ngăn cản sự hút nước của cây làm rau bị héo.
1.5 đ
1.5 đ
1.0 đ

File đính kèm:

  • docDe kiem tra chat luong HKI Sinh 10 Sinh 11.doc
Giáo án liên quan