Đề cương ôn tập môn: Ngữ văn - Kì I lớp 9 – Năm học 2013 - 2014
PHẦN A:TIẾNG VIỆT:
I. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ:
Câu 1: Nhắc lại nội dung các biện pháp tu từ đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá ?
Câu 2:Chỉ ra các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong các câu thơ sau:
a.Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
b. Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
c. Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
d. Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
II.CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
Câu 1:Hãy nhắc lại nội dung các phương châm hội thoại đã học ?
Câu 2: Các kiểu nói sau đây vi phạm phương châm gì?
a. Lúng búng như ngậm hột thị
b. Khua môi múa mép.
c. Hứa hươu hứa vượn
d. Vòng vo tam quốc
Có lửa trăm tàu, niềm vui trăm ngã. Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa ? Đề 1: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô, có sử dụng các yếu tố đã học ?( miêu tả , miêu tả nội tâm , nghị luận , độc thoại nội tâm .) Đề 2. Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu ngưng bích ? Đề 3.Cảm nhận của em về phẩm chất của người lính cụ Hồ qua hai bài thơ Đồng Chí và Tiểu Đội Xe Không Kính ? Đề 4 : Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ? Đề 5. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” của Nguyễn Quang Sáng ? Đề 6:Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân ? Đề:7: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long? * Ngoài các đề trên ,Giáo viên có thể gợi ý sơ lược cho học sinh làm thêm các đề sau nếu có thời gian: Đề 8. Cảm nhận của em về tình bà cháu qua bài thơ “ Bếp Lửa ” của Bằng Việt ? Đề 9. Vẽ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước qua tác phẩm: Khúc Hát Ru., Bếp Lửa như thế nào ? ` ĐÁP ÁN SƠ LƯỢC : I. TIẾNG VIỆT: Câu 1:Kiến thức các BPTT đã học: STT BPTT TÁC DỤNG 1 So sánh: Đối chiếu 2 hay nhiều sự vật hiện tượng với nhau Làm nổi bật đối tượng. 2 Nhân hóa: Những vật vô tri, vô giác có những hành động tính cách như người, gọi tên đối tượng bằng những từ như người. Làm cho sự vật được nói đến trở nên sinh động, có hồn. 3 Ẩn dụ: Dùng svht này dể nói đến svht khác khi giữa chúng có nét tương đồng Tăng sự gợi hình gợi cảm. 4 Điệp ngữ: Lặp lại từ ngữ nhiều lần Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. 5 Nói quá: Phóng đại, mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Câu 2:Các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng ở những câu sau : a.Nhân hóa à Trăng như một con người giàu lòng vị tha và độ lượng : không hề trách móc hay oán giận người cho dù người đã vô tình với trăng. c. Liệt kê , điệp ngữ, à Nhấn mạnh tâm trạng buồn của Kiều: nỗi buồn thăm thẳm, triền miên, sự lo âu đến vô vọng cho số phận trôi dạt của mình trước trực tại . d. Ẩn dụ, điệp ngữ. à Khẳng định: Con là tất cả của cuộc đời mẹ: Là mặt trời tỏa sáng tạo niềm tin, nghị lực sống cho mẹ.. e. ẩn dụ, so sánh , nhân hóa. à Thể hiện đầy đủ : Vân có một vẻ đẹp duyên dáng, phúc hậu mà quý phái khiến thiên nhiên cũng phải kính nể Câu 1: *. Nội dung các phương châm hội thoại đã học PCHT PC Về lượng PC về chất PC cách thức PC quan hệ PC lịch sự Nội dung Nói có nội dung, nội dung không thiếu, không thừa Nối phải đúng sự thật, nói có cơ sở, căn cứ. Nói phải rõ ràng dễ hiểu, không nói mơ hồ Nói đúng đề tài đang giao tiếp, không nói lạc đề. Khi nói phải tế nhị, lịch sự, tôn trọng đối tượng. Câu 2:Bài tập: a.Lúng búng như ngậm hột thị. à Phương châm cách thức. b. Khua môi múa mép. à Phương châm về chất. c. Hứa hươu hứa vượn. à Phương châm về chất. d.Vòng vo tam quốc. à Phương châm cách thức Câu 3: * Khái niệm lời dẫn trực tiếp-Gián tiếp: Lời dẫn trực tiếp : Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép. Lời dẫn gián tiếp: Thuật lại nội dung lời nói, ý nghĩ của nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép. Bài tập: a. Trong cuốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, Tô Hoài viết : “Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào”. b. Trong cuốn Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, Đặng Thai Mai khẳng định : “Người việt nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình ”. Câu 4.* Các cách phát triển từ vựng: Thêm nghĩa + Chuyển nghĩa + Tạo từ ngữ mới + Vay mượn từ. * Phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. Câu 5: Từ Hán Việt ở bài thơ “ Ánh trăng”: - chiến tranh, tri kỉ, thiên nhiên, hồn nhiên, tình nghĩa , - thành phố, ngõ, ngườidưng, vô tình. GỢI Ý PHẦN B: VĂN – TẬP LÀM VĂN: Nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu các tác phẩm đã học: STT Văn bản Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nội dung Nghệ thuật 1 Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du Miêu tả bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, tràn sức sống. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm 2 Đồng chí Chính Hữu 1948 Thơ tự do Viết về cuộc sống và hoàn cảnh chiến đấu của người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Qua đó ca ngợi tình đồng chí gắn bó keo sơn, thắm thiết giữa những người lính cách mạng. Hình ảnh chân thực, ngôn ngữ giản dị, cô đọng, giàu sức biểu cảm 3 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Thơ tự do Thông qua việc khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính , tác giả làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lái xe trường sơn :dũng cảm , lạc quan, giàu tình yêu tổ quốc Hình ảnh chân thực,ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ ,tự nhiên ,khỏe khoắn 4 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ Thông qua miêu tả đoàn thuyền đánh cá trên biển: Tác gả muốn ngợi ca những con người đang ngày đêm hăng say lao động để xây dựng đất nước đồng thời thể hiện niềm vui, tự hào của nhà thơ trước cuộc sống mới. Nhiều hình ảnh sáng tạo, mới lạ, âm hưởng bài thơ khỏe khoắn, hào hùng. 5 Bếp Lửa Bằng Việt 1963 Chủ yếu tám chữ Thông qua hồi tưởng và những suy ngẫm về tình bà cháu ,bài thơ gợi lại kỉ niệm xúc động về tình bà cháu và lòng kính yêu, biết ơn của cháu đối với bà . Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự. Hình ảnh sáng tạo, giàu tính biểu cảm 6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Lời nhắc nhở tất cả chúng ta cần có thái độ sống đúng với đạo lí dân tộc: uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung Giọng điệu tâm tình, hình ảnh giàu tính biểu cảm . 7 Làng (trích) Kim Lân 1948 Truyện ngắn -Tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của người dân vùng tản cư. - Xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật 8 Lặng lẽ Sapa (trích) Nguyễn Thành Long 1970 Truyện ngắn - Ca ngợi những con người lao động bình thường và khẳng định vẻ đẹp của họ và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. -Tình huống hợp lí tự nhiên kết hợp tự sự trữ tình bình luận 9 Chiếc lược ngà (trích) Nguyễn Quang Sáng 1966 Truyện ngắn -Tình huống bất ngờ, miêu tả diễn biến tâm lí, tính cách nhân tự nhiên. Tình cảm cha con sâu nặng và cảm động trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 2. Gợi ý phần ngôi kể: a. Truyện ngắn: Làng- Kim Lân: được kể theo ngôi thứ 3 –Người kể chuyện giấu mặt làm cho câu chuyện trở nên khách quan hơn và như thực tế ngòai đời. b. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa kể theo ngôi kể thứ 3- ( như a ). c. Truyện ngắn Chiếc lược ngà kể theo ngôi thứ nhất – người kể chuyện là bác Ba . Câu chuyện được kể lại theo sự chứng kiến của bác Ba nên có tính thguyết phục người đọc 3.Gợi ý phần Các yếu tố khi làm văn tự sự:: Ba yếu tố cần nắm chắc khi làm văn tự sự: - Miêu tả nội tâm. ( Miêu tả nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, để toát lên tâm trạng nhân vật.) - Nghị luận ( Đưa ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát, triết lí. ). - Độc thoại nội tâm.(Nhân vật tự nêu lên những suy nghĩ của bản thân về vấn đề nào đó 4. Gợi ý phần thực hành Tập làm văn: Đề 1: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô , có sử dụng các yếu tố đã học ?( miêu tả , miêu tả nội tâm , nghị luận , độc thoại nội tâm .) MB: Giới thiệu kỉ niệm ( khi nào , với thầy cô giáo nào , là kỉ niệm buồn hay vui). TB: - Kể lại sự việc có kỉ niệm đó.(..) - Cảm xúc của em mỗi khi nghĩ đến kĩ niệm đó ra sao ( buồn hay vui) - Kỉ niệm đó có vai trò như thế nào đối với cuộc đời của em ( như lời nhắc nhở,như lời động viên,..) Yêu cầu: - Kể mạch lạc, rõ ràng. - Kết hợp với 3 yếu tố: Biểu cảm, Miêu tả nội tâm, nghị luận độc thoại nội tâm KB: Bài học cho bản thân qua kỉ niệm đó. Đề 3:.Cảm nhận của em về phẩm chất của người lính cụ Hồ qua hai bài thơ Đồng Chí và Tiểu Đội Xe Không Kính : MB: - Giới thiệu nội dung khái quát của 2 tác phẩm ( Hai tác phẩm cùng viết về người lính trong cuộc chiến tranh vệ quốc) - Trong gian khổ nhưng họ đều toát lên phẩm chất đáng quý của người lính cụ Hồ : Gan dạ , dũng cảm, lạc quan , yêu đời và giàu tình yêu tổ quốc. TB: Cả hai bài thơ đều làm rạng ngời phẩm chất của người lính cách mạng: * Giàu tình yêu tổ quốc: + Bài đồng chí:trong gian khổ nhưng họ vẫn đoàn kết gắn bõ bên nhau để vượt qua gian khổ bảo vệ tổ quốc.( dẫn chứng thơ – phân tích ) + Bài tiểu đội: Tư thế hiên ngang , dũng cảm coi thường bom đạn kẻ thù , bất chấp hiểm nghuy khi ngồi trên những chiếc xe không kính để ra trận phục vụ kháng chiến. ( dẫn chứng câu thơ tiêu biểu để phân tích ) à Họ là những chàng Thạch Sanh của thế kỉ 20 giàu tình yêu tổ quốc sâu nặng: không sợ gian khổ, không sợ hi sinh. * Lạc quan, yêu đời: + Bài đồng chí: Trong gian khổ vẫn lạc quan: Miệng cười buốt giá Đầu súng trăng treo( chân thực mà lãng mạn ) + Bài thơ tiểu đội:Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha...( đùa với gian khổ ) à Sự lạc quan yêu đời sẽ giúp họ quên đi cái gian khổ của thực tại để chiến đấu vì tổ quốc vì nhân dân. * Cảm nhận chung: Họ là những chàng trai giàu ý chí và nghị lực, giàu tình yêu đất nước rất đáng để chúng ta khâm phục. KB: - Khái quát lại phẩm chất của người lính cụ Hồ . -Bài học rút ra cho bản thân em (em học tập gì,cần làm gì để xđáng với thệ đi trước Đề 4 : Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng: MB: - Giới thiệu tác giả và tác phẩm. - Giới thiệu khái quát cảm nhận của em về nhân vật bé Thu. ( bé Thu là một em bé đầy cá tính, yêu thương bố sâu nặng ). TB: Lần lượt nêu cảm nhận của em về bé Thu : - Thu là một em bé có cá tính : rất ương ngạnh đến bướng bỉnh có tình cảm yêu ghét rạch ròi nhưng vẫn ngây thơ hồn nhiên. ( Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ tình cách trên: cách nó cư xử với anh Sáu 2 ngày đầu.) - Thu là một em bé có tình cảm với bố rất sâu sắc và mạnh mẽ ( Lấy dẫn chứng khi nó thể hiện tình cảm với anh Sáu lúc chia tay)
File đính kèm:
- de cuong on tap HI I 9.doc