Đề cương ôn tập cho học sinh trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 môn Văn học Lớp 10 - Trường THPT Xuân Giang
A. PHẦN CÂU HỎI:
I. Phần Tiếng Việt:
1. Câu 1: Khi sử dụng Tiếng Việt, cần sử dụng như thế nào cho đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt?
2. Câu 2: Khi sử dụng Tiếng Việt, làm sao để sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao?
3. Câu 3: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
4. Câu 4: Tiếng Việt nước ta trải qua mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?
II. Phần văn bản:
1.Câu 1: Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? (Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn).
2. Câu 2: Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách ở cuối bài “Phú sông Bạch Đằng” nhằm khẳng định điều gì?
3. Câu 3: Luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi trình bày trong “Bình Ngô đại cáo” gồm những nội dung gì?
4.Câu 4: Theo anh (chị) ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ trong đoạn trích ”Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là gì?
III. Phần làm văn:
1.Câu 1: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm "Bình Ngô đại cáo":
Từng nghe
g như thế nào cho đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt? 2. Câu 2: Khi sử dụng Tiếng Việt, làm sao để sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao? 3. Câu 3: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? 4. Câu 4: Tiếng Việt nước ta trải qua mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào? II. Phần văn bản: 1.Câu 1: Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? (Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn). 2. Câu 2: Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách ở cuối bài “Phú sông Bạch Đằng” nhằm khẳng định điều gì? 3. Câu 3: Luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi trình bày trong “Bình Ngô đại cáo” gồm những nội dung gì? 4.Câu 4: Theo anh (chị) ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ trong đoạn trích ”Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là gì? III. Phần làm văn: 1.Câu 1: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm "Bình Ngô đại cáo": Từng nghe ..................... Chứng cứ còn ghi. 2. Câu 2: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ B. PHẦN GỢI Ý ĐÁP ÁN: I. Phần Tiếng Việt: 1. Câu 1: Khi sử dụng Tiếng Việt, cần sử dụng như thế nào cho đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt? - Về ngữ âm và chữ viết: yêu cầu phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết chữ theo đúng các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ. - Về từ ngữ: yêu cầu dùng từ ngữ theo đúng hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt. - Về ngữ pháp: yêu cầu đặt câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp và có sự kiên kết câu để tạo nên mạch lạc cho văn bản. - Về phong cách ngôn ngữ: yêu cầu sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, với phong cách chức năng ngôn ngữ. 2. Câu 2: Khi sử dụng Tiếng Việt, làm sao để sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao? - Yêu cầu sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao được thực hiện bằng các phép tu từ, chuyển hóa linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn tuân theo các quy tắc và phương thức chung của tiếng Việt. 3. Câu 3: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng. Tính truyền cảm. Tính cá thể hóa. 4. Câu 4: Tiếng Việt nước ta trải qua mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào? Tiếng Việt nước ta trải qua 5 thời kỳ, đó là: - Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước - Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc - Tiếng Việt dưới thời kỳ độc lập tự chủ. - Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc. - Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. II. Phần văn bản: 1.Câu 1: Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? (Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn). a) Nghệ thuật Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, ... b) Ý nghĩa văn bản Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ tỏng tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến. 2. Câu 2: Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách ở cuối bài “Phú sông Bạch Đằng” nhằm khẳng định điều gì? - Lời ca của các bô lão có ý nghĩa tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. - Lời ca của "khách": Ca ngợi sự anh minh của hai vị tướng quân đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lý: trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở "đất hiểm" mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có "đức cao". 3. Câu 3: Luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi trình bày trong “Bình Ngô đại cáo” gồm những nội dung gì? Luận đề chính nghĩa: Nêu cao tư tưởng yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc. 4.Câu 4: Theo anh (chị) ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ trong đoạn trích ”Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là gì? - Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương "Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua". Để kẻ ác "lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng..." - Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc. III. Phần làm văn: 1.Câu 1: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm "Bình Ngô đại cáo": “Từng nghe ..................... Chứng cứ còn ghi”. - Mở bài: Nêu vấn đề (Tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ trong đoạn thơ đầu tác phẩm "Bình Ngô đại cáo"). - Thân bài: + Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân, đem lại cuộc sống ấm no yên ổn cho nhân dân. + Không thương dân thì không thể nói tới bất cứ một thứ nhân nghĩa nào. + Làm vua (quân) phải biết chăm lo cho đời sống nhân dân, lo cho dân an cư lập nghiệp. Làm vua phải biết thương dân, phạt kẻ có tội với dân. + Muốn yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước hết phải đứng lên chống giặc "trước lo trừ bạo" + Nhân nghĩa gắn liền với việc khẳng định nền đọc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.. + Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa kẻ ấy sẽ bị thất bại. + Hai câu cuối "Việc xưa ... còn ghi" là lời khẳng định hùng hồn về hai chân lí trên. + So sánh với tư tưởng độc lập chủ quyền trong "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường kiệt. - Kết bài: Tóm tắt vấn đề (tư tưởng nhân nghĩa là lý tưởng cả đời mà Nguyễn Trãi theo đuổi...). 2. Câu 2: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ? a. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và vị trí tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. - Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân. b. Thân bài Ngô Tử Văn – Lai lịch và tính cách. - Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. - Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được - Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. → Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này. → Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật. Ngô Tử văn và hành động đốt đền Nguyên nhân đốt đền: - Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm. - Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian. - Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được. → Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn Quá trình đốt đền - Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời. → Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng. → Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh. - Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì... → Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường → Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác. Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền - Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét. - Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc. + Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền + Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên → Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc - Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công: + Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc. + Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi → Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ. ⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời ⇒ Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti. Thử thách với Ngô Tử Văn - Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc. - Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương → Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo Thái độ và hành động của Ngô Tử Văn - Bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương - Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đưa ra những bằng chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực. - Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán xử ở đền Tản Viên. → Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải. Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên - Là chi tiết kì ảo thể hiện niềm tin vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng. - Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan t
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cho_hoc_sinh_trong_thoi_gian_nghi_dich_covid.doc