Cuộc thi: Em yêu lịch sử Việt Nam

 

Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.

Vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ 7 của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Sở dĩ hồ sơ của Việt Nam được đánh giá cao là bởi "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với Tổ tiên. Bên cạnh đó, sức sống trường tồn và mạnh mẽ của tín ngưỡng này cùng sự tham gia tích cực của cộng đồng cũng là một trong những ưu điểm góp phần năng cao giá trị của di sản.

Truyền thống thờ Hùng Vương gắn liền với truyền thống thờ tổ tiên ở mỗi gia đình Việt Nam. Truyền thống này ra đời từ lâu, nó xuất hiện trước đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và các tôn giáo khác có mặt tại Việt Nam. Hàng nghìn năm trước, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời bấy giờ. Việc thờ thần lúa, thần mặc trời là để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nảy nở, người dân được no đủ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc thi: Em yêu lịch sử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc thi :EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ 7 của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. 
Sở dĩ hồ sơ của Việt Nam được đánh giá cao là bởi "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với Tổ tiên. Bên cạnh đó, sức sống trường tồn và mạnh mẽ của tín ngưỡng này cùng sự tham gia tích cực của cộng đồng cũng là một trong những ưu điểm góp phần năng cao giá trị của di sản.
Truyền thống thờ Hùng Vương gắn liền với truyền thống thờ tổ tiên ở mỗi gia đình Việt Nam. Truyền thống này ra đời từ lâu, nó xuất hiện trước đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và các tôn giáo khác có mặt tại Việt Nam. Hàng nghìn năm trước, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời bấy giờ. Việc thờ thần lúa, thần mặc trời là để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nảy nở, người dân được no đủ.
Trong 7 di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận có lẽ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản có sức sống mạnh mẽ nhất, đồng thời cũng là loại hình có khả năng phát triển nhiều nhất. Bởi không giống như các di sản khác đã được công nhận có yếu tố vùng miền tác động, tín ngưỡng thờ Hùng Vương không phân biệt vùng miền, giới tính hay độ tuổi mà được lớp lớp các thế hệ người dân Việt Nam dù đang sinh sống trên mảnh đất này hay cả những người con xa quê hương vẫn đang âm thầm kế thừa và phát triển.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
Cách đây gần 40 năm, ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển.
Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…
 Ngày 30/4 là ngày hoà hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường… Hoà hợp dân tộc đã hoá giải xung đột, xoá bỏ hận thù, giải phóng nội lực để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…
Tinh thần chiến thắng 30/4 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. Ý chí quyết chiến quyết thắng thôi thúc chúng ta khôg cam chịu cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ thời cơ giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế, vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Và nữa, bài học từ phát huy sức mạnh hoà hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo chúng ta tiếp tục có những chính sách khuyến khích hiền tài, khơi nguồn lực của toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội…
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Vị Thánh Tương Hiền Minh Triều Trần là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái", đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng...đã làm cho tên tuổi ông bất tử 
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.
	Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?
Nhã nhạc (Âm nhạc cung đình) là loại hình âm nhạc chính thống, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. 
Đội Nhã nhạc triều Nguyễn
Theo sách sử thì Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại hình nhạc mang tính chính thống, với quy mô tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc được thành lập, đặt dưới sự cai quản của các nhạc quan. Triều Lê đã định ra các loại nhạc như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nhũ tự nhạc, Cứu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, đại yến nhạc, Cung trung nhạc. Song, vào giai đoạn cuối của triều Lê, âm nhạc cung đình dần dần đi vào thời kỳ suy thoái và nhạt phai dần.
Những nổ lực bảo tồn di sản
Sau năm 1945, Nhã nhạc đã mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một dần. Hiện nay Nhã nhạc không còn giữ được diện mạo như xưa, nhưng nó vẫn có thể là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Tuy đã được duy trì và phát triển qua cả nghìn năm, nhưng ngày nay, các tài liệu lịch sử về Nhã nhạc không còn nhiều, lại phân bố ở nhiều nơi, không có một cơ sở lưu trữ bài bản và hệ thống, các nghệ nhân, người hiểu biết về kỹ thuật diễn xướng cũng như kiến thức về Nhã nhạc còn quá ít ỏi ... thực tế đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải và bức xúc về công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị.  
Câu 5 : 
	 ”Dân ta phải biết sử ta
	 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử  ?
Hai câu nói trên là của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay. 
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, chât lượng dạy học và thi Đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà trường hiện nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước được giải quyết. Song, theo tôi nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của nhà trường, của giáo viên nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yếu trước hết là mỗi người chúng ta cần có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục cho con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, đạo đức, triết lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến. 
-Hết-

File đính kèm:

  • docCuoc thi EM YEU LICH SU VIET NAM.doc
Giáo án liên quan