Câu hỏi ôn thi Tốt nghiệp môn Sinh học - Năm học 2010-2011

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã di truyền là mã bộ ba.

C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

[
]

Thể song nhị bội

A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.

B. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.

C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.

[
]

Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Mã di truyền là mã bộ ba.

B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.

D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

[
]

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là

A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.

B. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

C. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.

D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

[
]

Sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố.

A. Thường biến, đột biến, chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

C. Phân ly tính trạng, đột biến, chọn lọc tự nhiên. D. Phân li tính trạng, thích nghi, chọn lọc tự nhiên.

[
]

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn thi Tốt nghiệp môn Sinh học - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy
đàn).
[] 
Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều
A. chuyển cho các sinh vật phân giải.
B. sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.
D. giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt năng.
[] 
Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau: 
A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều tăng dần. 
B. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng dần. 
C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể di hợp giảm dần. 
D. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp đều giảm dần.
[] 
Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội. B. mất đoạn. C. dị bội. D. chuyển đoạn.
[] 
Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được
áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về
A. lá.	B. thân.	C. rễ củ.	D. hạt.
[] 
Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể
có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là
A. 4 kiểu hình ; 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình ; 12 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình ; 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình ; 27 kiểu gen.
[] 
Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li
độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 3 : 1.	B. 1 : 1 : 1 : 1.	C. 9 : 3 : 3 : 1.	D. 1 : 1.
[] 
Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây
đột biến
A. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.	B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.	D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
[] 
Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.
D. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.
[] 
Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành
A. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.
B. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.
C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.
D. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.
[] 
Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng
A. phương pháp cấy truyền phôi	B. công nghệ gen.
C. phương pháp lai xa và đa bội hóa.	D. phương pháp nhân bản vô tính.
[] 
Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100
cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800.
[] 
Ở người, IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; IBIB, IBIO quy định nhóm máuB; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?
A. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
B. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
C. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.
D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.
[] 
Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là 
A. sự xuất hiện các đột biến cổ dài.	B. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
C. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.	D. sự chọn lọc các đột biến cổ dài.
[] 
Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%? 
(1). Bb (2). BBb (3). Bbb (4). BBBb (5). BBbb (6). Bbbb 
A. (1), (2), (3) 	B. (4), (5), (6) 	C. (1), (3), (6) 	D. (2), (4), (5)
[] 
Cơ chế tác dụng của cônsixin là: 
A. Tách sớm tâm động của các NST kép. 	B. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc. 
C. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc. 	D. Ngăn cản không cho màng tế bào phân chia.
[] 
Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?
A. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
B. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.
C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
D. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
[] 
Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. giới hạn sinh thái	B. sinh cảnh.	C. nơi ở.	D. ổ sinh thái.
[] 
Diễn thế nguyên sinh
A. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng của con người.
B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái.
D. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định.
[] 
Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò
A. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
B. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
C. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.
D. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc.
[] 
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ
A. phân tử và tế bào. B. quần xã và hệ sinh thái. C. quần thể và quần xã. D. cá thể và quần thể.
[] 
Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên theo con đường phân li tính trạng.
[] 
Theo quan niệm hiện đại, nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định là
A. cách li.	B. đột biến.	C. chọn lọc tự nhiên.	D. giao phối.
[] 
Đối với quá trình tiến hoá, các cơ chế cách li có vai trò
A. hình thành cá thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
B. tạo các alen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
C. tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao.
D. ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
[] 
Nhân tố không làm thay đổi tần số alen trong quần thể giao phối là
A. yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền).	B. giao phối ngẫu nhiên.
C. đột biến.	D. di nhập gen (du nhập gen).
[] 
Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp đến kiểu gen và alen của các cá thể trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên từng gen riêng rẽ, không tác động tới toàn bộ kiểu gen.
C. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở cấp độ cá thể, không tác động ở cấp độ quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá thể trong quần thể.
[] 
Trong các phương thức hình thành loài mới, dấu hiệu cho thấy loài mới đã xuất hiện là có sự
A. cách li địa lí.	B. xuất hiện các dạng trung gian.
C. sai khác nhỏ về hình thái.	D. cách li sinh sản với quần thể gốc.
[] 
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B. làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. phân hoá các nhóm tuổi khác nhau trong quần thể.
[] 
Theo Thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.
 [] 
Người con trai có NST giới tính ký hiệu là XXY, mắc hội chứng nào sau đây: 
A. Siêu nữ. 	B. Claiphentơ (Klinefelter). 	C. Tớcnơ (Turner). 	D. Đao (Down).
 [] 
Trong chăn nuôi và trồng trọt người ta tiến hành phép lai nào để tạo dòng thuần đồng hợp về gen quý cần củng cố ở đời sau? 	
A. Lai gần. 	B. Lai khác dòng. 	C. Lai khác giống. 	D. Lai xa. 
[] 
Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào? 
A. F1 	B. F2 	C. F3 	D. F4 
[] 
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. 	B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. 
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. 	D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
[] 
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
[] 
Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch gốc ADN, dạng ĐB nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất? 
A. ATXGXX 	B. ATTGXA 	C. ATTXXXGXX 	D. ATTTGXX
[] 
Đặc điểm nào không phải của thường biến(sự mềm dẻo KH)? 
A. Là các biến dị định hướng. 	
B. Xảy ra đồng loạt trong phạm vi một thứ, 

File đính kèm:

  • docMOT SO CAU HOI ON THI TOT NGHIEP O DINH DANG McMIX.doc