Câu hỏi ôn tập học kỳ I môn Sinh học lớp 6

3/Vai trò của thực vật?

-Đối với tự nhiên : làm giảm ô nhiễm môi trường,cân bằng khí oxi và khí cacbonic.

-Đối với thực vật : cung cấp nơi ăn, chốn ở, oxi

-Đối vơí con người : cung cấp lương thực, oxi

4/Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa?

-Thực vật có hoa thì cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.

-Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.

5/Phân biệt cây một năm và cây lâu năm?

-Cây lâu năm : sống lâu năm ; ra hoa, kết quả nhiều lần trong đời

-Cây một năm : có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm.

CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT.

1/ Các thành phần chính của tế bào?chức năng của từng phần?

-Vách tế bào-> làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

-Màng sinh chất -> bao bọc ngoài chất tế bào.

-Chất tế bào-> chứa các bào quan như lục lạp , là nơi diễn ra các hoạt động sống cơ bản cũa tế bào.

-Nhân-> điều khiển mọi hoạt động sống và thực hiện chức năng di truyền của tế bào.

-Không bào ->chứa dịch tế bào.

2/Mô là gì ? Kể tên một số loại mô thực vật ?

 Mô là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.VD : mô phân sinh, mô che chở, mô mềm, mô nâng đỡ

3/Sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật ? -Sự lớn lên của tế bào:

+Đặc điểm : tăng kích thước.

+Điều kiện để tế bào lớn lên : có sự trao đổi chất.

-Sự phân chia của tế bào :

+Qúa trình phân chia :

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập học kỳ I môn Sinh học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cùng thực hiện một chức năng riêng.VD : mô phân sinh, mô che chở, mô mềm, mô nâng đỡ
3/Sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật ? -Sự lớn lên của tế bào:
+Đặc điểm : tăng kích thước.
+Điều kiện để tế bào lớn lên : có sự trao đổi chất.
-Sự phân chia của tế bào :
+Qúa trình phân chia :
 *Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
* Kết quả: từ một tế bào thành hai tế bào.
* Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
-Ý nghĩa : sự lớn lên và phân chia tế bào làm tăng kích thước và số lượng tế bào
 -> giúp cây sinh trưởng và phát triển.
 CHƯƠNG II: RỄ
1/Vai trò của rễ đối với cây:
-Giữ cho cây mọc được trên đất.
-Hút nước và muối khoáng hòa tan.
2/Có mấy loại rễ, đặc điểm của từng loại, cho ví dụ?
-Có 2 loại rễ chính : rễ cọc và rễ chùm.
+Rễ cọc : có 1 rễ cái to, khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên.Từ rễ con lại mọc nhiều rễ bé hơn.ví dụ : cây cải, cây chanh, cây rau dền, cây me
+Rễ chùm : gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, mọc từ gốc thân thành một chùm.Ví dụ :
Cây hành, cây lúa, cây ngô, cây mía, cây tỏi
3/Rễ có mấy miền chức năng của từng miền?
-Rễ có 4 miền:
+Miền trưởng thành có mạch dẫn->dẫn truyền.
+Miền hút có lông hút ->hấp thụ nước và muối khoáng
+Miền sinh trưởng -> làm cho rễ dài ra
+Miền chóp rễ ->che chở cho đầu rễ.
4/Cấu tạo miền hút của rễ?
Miền hút của rễ gồm 2 phần chính:vỏ và trụ giữa.
 Biểu bì có nhiều lông hút.Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng 
-Vỏ gồm hút nước và muối khoáng hòa tan.
 Thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
 Bó mạch : gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất.
-Trụ giữa 
 Ruột: chứa chất dự trữ.
5/Giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng ?
-Giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển vì cây cần chất hữu cơ để mọc cành, đẻ nhánh, ra hoa, tạo quả.
6/Cơ chế hút nước và muối khoáng?
-Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây:
 Nước và muối khoáng hòa tan -> Lông hút->vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận của cây.
7/ vì sao bộ rễ thường ăn sâu lan rộng và số lượng rễ con nhiều?
-Bộ rễ phát triển giúp cây có thể lấy được nước và muối khoáng trong môi trường đất.
-Khi cây càng lớn nhu cầu về nước và muối khoáng của cây càng tăng cao.Vì vậy, bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, số rễ con nhiều để cây có thể lấy đủ nước và muối khoáng, nhất là khi môi trường khô hạn.
8/Các loại rễ biến dạng, đặc điểm, chức năng, ví dụ?
-Rễ củ : rễ phình to, chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả VD : cà rốt, củ cải
-Rễ móc: rễ phụ mọc từ đốt thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.
 Ví dụ: trầu,tiêu...
-Rễ hô hấp: sống trong điều kiện thiếu không khí.Rễ mọc ngược lên trên mặt đất, lấy không khí cho rễ hô hấp.Ví dụ : bụt mọc, sú, vẹt, mắm...
-Rễ giác mút : rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác, hút lấy thức ăn từ cây chủ.Ví dụ : tầm gửi, tơ hồng.
9/Tại sao phải thu hoạch rễ củ trước khi cây ra hoa, tạo quả ?
-Ta trồng cây có rễ củ để thu hoạch củ.Rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả. Nếu để cây ra hoa, tạo quả rễ củ sẽ mất chất dinh dưỡng trong. Củ sẽ sơ, xốp, teo nhỏ
 CHƯƠNG III : THÂN.
1/Thân cây gồm những bộ phận nào?
-Thân gồm thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.Chồi nách phát triển thành cành mang lá hay cành mang hoa hoặc hoa.
2/Có mấy loại thân ? Kể tên các loại thân đó?
Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại:
-Thân đứng : +thân gỗ : cao, cứng, có cành.Ví dụ : xoài, mận, me
 +thân cột : cao, cứng, không có cành.Ví dụ : cau, dừa
 +thân cỏ : mềm, yếu, thấp.Ví dụ : lúa, bắp
-Thân leo : +thân quấn : cả thân quấn vào trụ bám leo lên.Ví dụ : mồng tơi, đậu ván
 +tua cuốn : từ thân mọc ra các tua cuốn bám vào trụ leo lên.Ví dụ : mướp, khổ qua.
-Thân bò : mềm, yếu, bò lan dưới đất.Ví dụ:rau má,dâu tây
3/Thân dài ra do đâu?
-Thân dài ra ở :+ phần ngọn,
 +phần ngọn và phần lóng.
-Thân dài ra do có sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn và lóng(ở một số loài)
4/Cấu tạo trong của thân non?
Cấu trong của thân non gồm có 2 phần:vỏ và trụ giữa.
 Biểu bì:bảo vệ các bộ phận bên trong.
-Vỏ
 Thịt vỏ : dự trữ và tham gia quang hợp.
 Bó mạch:gồm mạch rây(vận chuyển chất hữu cơ), mạch gỗ(vận chuyển nước 
-Trụ giữa : và muối khoáng).
 Ruột : chứa chất dự trữ.
5/So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ:
-Những điểm giống nhau :
 +Đều có cấu tạo từ tế bào.
 +Đều có các bộ phận : vỏ(biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột).
-Những điểm khác nhau :
 +Rễ : biểu bì có lông hút, thân non : biểu bì không có lông hút.
 +Rễ : thịt vỏ không có diệp lục, thân non : thịt vỏ có diệp lục.
 +Rễ : mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ, thân non : mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong.
6/Thân gỗ to ra do đâu?
-Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
 +Tầng sinh vỏ : nằm trong lớp thịt vỏ.Hàng năm sinh ra phía ngoài một lớp vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ.
 +Tầng sinh trụ : nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.Hàng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ.
 CHƯƠNG IV: LÁ
1/Đặc điểm bên ngoài của lá ? các bộ phận của lá?
Đặc điểm bên ngoài của lá:
-Hình dạng: tròn, bầu dục,tim,mũi mác
-Kích thước:to,nhỏ,trung bình
-Màu sắc:đa số có màu xanh lục.
-Gân lá:hình mạng,hình song song,hình cung
Các bộ phận của lá : cuống lá, phiến lá ; trên phiến lá có nhiều gân lá; một số cây có bẹ lá như cau, chuối.
2/Cấu tạo trong của phiến lá?
Gồm : biểu bì,thịt lá,gân lá.
-Biểu bì : lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá.Trên biểu bì(nhất là ở mặt dưới) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
-Thịt lá : gồm nhiều lớp tế bào có chứa nhiều lục lạp có chức năng thu nhận sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ.
-Gân lá : nằm xen giữa phần thịt lá, gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
3/Vì sao phải trồng cây nơi có đủ ánh sáng?
-Vì cây cần ánh sáng để quang hợp.Nếu trồng cây quá dày->cây thiếu ánh sáng->
Quang hợp giảm->năng suất giảm.Ví dụ : chú ý đến mật độ khi trồng cây ăn quả.
4/Khái niệm quang hợp,sơ đồ quang hợp?điều kiện cần thiết cho quang hợp?
 -Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục,sử dụng nước,khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi
 -Sơ đồ quang hợp: ánh sáng
 Nước + khí cacbonic Tinh bột + khí ôxi
 (rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí) Diệp lục (trong lá) (lá nhả ra ngoài )
 -Điều kiện cần thiết cho quang hợp : nước, khí cacbo nic, ánh sáng, diệp lục.
 5/Vì sao phải trồng cây đúng thời vụ?
 Trồng cây đúng thời vụ là trồng vào thời điểm mà các yếu tố khí hậu, thời tiết phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.Trồng cây đúng thời vụ giúp cây sử dụng phù hợp các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, nước, khí cacbonic để tiến hành quang hợp với hiệu quả cao nhất làm tăng sản lượng cây trồng.
 6/ Hô hấp là gì ? Ý nghĩa của hô hấp đối với đời sống của cây. Sơ đồ hô hấp?
a/ Hô hấp là: Ở thực vật. hô hấp là hiện tượng cây hút khí ô xi để phân giải các chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời nhả khí cac bô níc và hơi nước.
b/ Ý nghĩa: Năng lượng tạo ra do hô hấp giúp cây sinh trưởng và phát triển như:
 +Giúp cho các cơ quan của cây như rễ thân lá lớn lên.
 +Giúp cây chống nóng và chống lạnh khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
 +Giúp rễ hút nước và muối khoáng.
 +Giúp cây tạo ra các bộ phận mới như hoa, quả, hạt
-Sơ đồ hô hấp : Chất hữu cơ + Khí ô xi -> Năng lượng +Khí cacbonic +Hơi nước.
 8/ Tại sao khi đánh( bứng) cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá hoặc ngắt ngọn ?
Khi bứng cây đi trồng nơi khác, bộ rễ cây bị cắt bớt 1 phần, khả năng hút nước của rễ suy yếu, cần có một thời gian hồi phục. Phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hay cắt bớt ngọn là nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước của cây, tránh cây bị héo và chết.
9/Các loại lá biến dạng?chức năng?
-Lá biến thành gai ->giảm sự thoát hơi nước.Ví dụ: xương rồng, thanh long
-Lá biến thành tua cuốn ->giúp cây leo lên.Ví dụ : đậu Hà lan, bí đỏ
-Lá biến thành tay móc->giúp cây leo lên.Ví dụ : mây
-Lá vảy->che chở cho thân rễ.Ví dụ : dong ta,nghệ, riềng
-Lá dự trữ-> dự trữ chất hữu cơ.Ví dụ : hành,tỏi
-Lá bắt mồi ->bắt và tiêu hóa mồi,Ví dụ : cây nắp ấm, cây bèo đất.
CHƯƠNG V : SINH SẢN SINH DƯỠNG
1/Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
-SSSD tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng
(rễ, thân, lá)
-Các hình thức SSSD tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là :
+Sinh sản bằng thân bò.VD: rau má, rau muống
+Sinh sản bằng thân rễ.VD: dong ta, gừng, nghệ, riềng
+Sinh sản bằng rễ củ. VD: khoai lang
+Sinh sản bằng lá. VD: thuốc bong3m trường sinh
2/Các hình thức SSSD do người?
-Giâm cành:là cắt một đoạn cành có đủ mắt,chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ,phát triển thành cây mới.
-Chiết cành:là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
-Ghép cây:là dùng một bộ phận sinh dưỡng(mắt ghép,chồi ghép,cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác(gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
3/Muốn tiêu diệt cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ phải làm như thế nào?vì sao?
-Muốn diệt cỏ dại sinh sản bằng thân rễ như cỏ cú, cỏ tranh, dong riềng, người ta phải xới đất và nhặt bỏ hết phần thân rễ nằm dưới đất.Vì nếu còn sót lại mẫu thân rễ dưới đất, khi gặp điều kiện thuận lợi, nó sẽ mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới.
 CHƯƠNG IV:HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
1/Các bộ phận chính của hoa ? đặc điểm, chức năng ?
-Đài hoa : nằm trên đế hoa, gồm các lá nhỏ màu xanh lục, hơi dày.
-Tràng hoa : nằm phía trong đài , gồm nhiều cánh hoa có màu sắc khác nhau tuỳ loài
-> Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ, che chở cho nhị và nhuỵ
-Nhị : nằm tiếp theo tràng , có chỉ nhị dài, mang bao phấn màu vàng chứa nhiều hạt phấn.Hạt phấn

File đính kèm:

  • docĐề cương sinh 6 HKI.doc