Giáo án dạy Sinh học 6 tiết 9 đến tiết 70

2- Kiểm tra bài cũ:

? Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền? Miền nào là quan trọng nhất?

3- Bài mới.

* MB: Các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ? Nó có cấu tạo phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất như thế nào?

** Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ

+ MT: Thấy được cấu tạo miền hút của rễ gồm 2 phần: Vỏ & trụ giữa.

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

- GV treo tranh phóng to H10.1 & H10.2 --> Giới thiệu.

? Miền hút của rễ gồm mấy phàn? Đó là những phần nào?

- GV ghi sơ đồ lên bảng

- GV y/c HS n.cứu SGK ( 32 )

 ? Vì sao mỗi lông hút là một tế bào?

- GV nhận xét và cho điểm HS trả lời đúng.

=> Rút ra kết luận.

 - HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ đợc 2 phần vỏ và trụ giữa.

- HS xem chú thíchH10.1 --> Ghi nhớ các bộ phận của phần vỏ & trụ giữa.

- 1, 2 HS nhắc lại cấu tạo phần vỏ & trụ giữa--> HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lên bảng điền vào sơ đồ.

- HS đọc nội dung cột 2 của bảng.

*Kết luận:

+ Vì TB lông hút có: vách TB, nhân, màng TB, không bào.

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Sinh học 6 tiết 9 đến tiết 70, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n treo lủng lẳng.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ nhẹ.
- Đầy nhuỵ dài có nhiều lông.
Hoạt động 2: ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
* Mục tiêu:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT - SGK trả lời câu hỏi.
- Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người?
- GV gọi ý:
? Khi nào hoa cần thụ phấn bổ sung?
? Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
- HS tự thu nhận TT -> tìm câu trả lời.
+ Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.
+ Con người nuôi ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa.
- HS tự rút ra những ứng dụng về sự thụ phấn của con người.
* Kết luận: Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm:
+ Tăng năng xuất quả và hạt.
+ Tạo ra các giống lai mới.
4 - Củng cố - Đánh giá.
- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
- Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là tốt nhất.
5 - Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thiện bài tập (102).
- Tập thụ phấn cho hoa.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:7/1
Ngày giảng:6a:..6b:..
 Tiết38-Bài31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả 
I. Mục tiêu bài học.
*Kiến thức : HS hiểu được thụ tinh là gì? phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
- Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
*Kí năng : Rèn luyện và củng cố kỹ năng làm việc theo nhóm, quan sát nhận biết.
- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.
* Thái độ :giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.
II. Phương tiện dạy học.
 Tranh phóng to H31.1
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
 6a:..
 6b:.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
? Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết.
3. Bài mới.
* Mở bài: Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát H31.1 -> tìm hiểu chú thích.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGk -> trả lời câu hỏi.
? Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- GV giải thích (giảng giải).
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT , quan sát H31.1
? Sự thụ tinh sảy ra tại phần nào của hoa?
? Sự thụ tinh là gì?
? Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sự sinh sản hữu tính.
- GV tổ chức thảo luận trao đổi đáp án.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh sự sinh sản có sự tham gia của TBSD n và TBSD n trong thụ tinh -> sinh sản hữu tính.
a) Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
- HS quan sát H31.1 -> nghiên cứu SGk -> suy nghĩ -> thảo luận câu hỏi.
- HS chỉ trên tranh.
* Kết luận: Hạt phấn hút chất nhầy trương lên -> nảy mầm thành ống phấn.
+ TBSD ô chuyển đến phần đầu ống phấn.
+ ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu.
b) Thụ tinh.
- HS nghiên cứu TT, quan sát H31.1 -> suy nghĩ ỳim đáp án câu hỏi.
+ Sự thụ tinh sảy ra ở noãn.
+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục ơ và TBSD o -> hợp tử.
+ Là sự kết hợp TBSD đực với TBSD cái.
- HS phát biểu đáp án tìm được.
- HS tự bổ sung để hoàn thiện kiến thức về thụ tinh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết hợp và tạo quả.
- MT: Thấy được sự biến đổi của hoa sau khi thụ tinh để tạo quả và hạt.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK để trả lời câu hỏi.
- GV giúp hoàn thiện đáp án.
- HS nghiên cứu TT SGK thảo luận trả lời câu hỏi.
- 1 vài nhóm trả lời -> nhóm khác nhận xét, bổ xung.
* kết luận: Sau khi thụ tinh.
+ hợp tử -> phôi.
+ Noãn -> hạt chứa phôi.
+ Bầu -> quả chứa hạt.
+ Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích ở một số bộ phận của hoa).
4. Củng cố - đánh giá 
? Hãy kể những hiện tượng xảy ra trọng sự thụ tinh ? hiện tượng nào là quan trọng nhất?
? Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh?
? Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
5. hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK, đọc mục “em có biết”.
- Chuẩn bị một số quả theo nhóm: Đu đủ, đậu hà lan, cà chua, chanh, táo, me, phượng, lạc.
Ngày soạn:8/1
Ngày giảng:6a:.6b:..
 Chương VII: quả và hạt
 Tiết 39Bài 32: Các loại quả
I. Mục tiêu bài học.
* Kiến thức : Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành 2 nhóm chính là quả, quả thịt.
* Kĩ năng : Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thực hành.
- Vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch.
*Thái độ : Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Phương tiện dạy học.
- GV: Sưu tầm 1 số quả khô và quả khó tìm.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: đu đủ, cà chua, táo, đậu, bằng lăng.
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
 6a:.
 6b:
2. Kiểm tra bài cũ.
?: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quá trình quan hệ gì với thụ tịnh?
?: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? em có biết những bộ phận nào khi quả hình thành vẫn còn giữ 1 bộ phận của hoa?Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ người là cần thiết.
3. Bài mới.
* HĐ1: Tập chia nhóm các loại quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đặt quả lên bàn, quan sát kỹ, xếp thành nhóm.
? Dựa vào những đặc điểm nào để chia nhóm?
- GV hướng dẫn HS phân tích các bước của việc phân chia các nhóm quả.
- GV yêu cầu HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét phân chia của HS -> nêu vấn đề. Bây giờ chúng ta học cách chia quả theo tiêu chuẩn được các nhà khoa học định ra.
- HS quan sát mẫu vật, lựa chon để chia quả thành các nhóm.
- HS tiến hành phân chia quả , đạc điểm nhóm đã chọn.
+ Hình dạng, số hạt, đặc điểm của hạt.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* HĐ 2: Các loại quả chính.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK.
- GV yêu cầu HS xếp các quả thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn đã biết.
- GV yêu cầu nhóm báo cáo kết quả.
- GV giúp HS điền chỉnh và hoàn thiện việc XL.
- GV yêu cầu HS quan sát vỏ khô khi chín -> nhận xét chia quả khô thành 2 nhóm đặc điểm củ từng nhóm quả khô?
- gọi tên 2 nhóm khô đó.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK -> tìm hiểu đặc điểm, phân biệt 2 nhóm quả thịt.
- GV theo dõi các nhóm và hỗ trợ.
- GV cho HS thảo luận -> tự rút ra kết luận.
- GV giải thích về quả hạt, yêu cầu HS tìm thêm VD.
a- Phân biệt quả thịt và quả khô.
- HS nghiên cứu TT SGK để biết tiêu chuẩn của 2 nhóm quả chính.
- HS thực hành xếp các quả vào 2 nhóm theo tiêu chuẩn: vỏ quả khi chín.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b- Phân biệt các loại quả khô.
quả khô thành nhóm.
+ HS ghi lại đặc điểm từng nhóm: vỏ nẻ, vỏ không nẻ.
- quả khô nẻ.
- quả không không nẻ.
c- Phân biệt các loại quả thịt.
- HS nghiên cứu TT SGK + quan sát H32 (quả đu đủ và quả mơ).
- Dùng dao cắt ngang quả cà chua, táo -> tìm đặc điểm quả mọng và quả hạch.
- HS báo cáo kết quả
* Kết luận: Có 2 loại quả chính. 
- Quả khô nẻ, quả khô không nẻ => quả khô.
- Quả hạch (khi chín vỏ quả tự nứt) và quả mọng (khi chín vỏ quả không tự nứt) => quả thịt.
4. Củng cố - đánh giá.
? nêu các loại quả và đặc điểm của từng loại quả?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết”.
 hướng dẫn ngâm hạt đỗ, hạt ngô chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:15/1
Ngày giảng:6a:.6b:.
 Tiết 40-Bài33: Hạt và các bộ phận của hạt
I. Mục tiêu bài học.
* Kiến thức : Kể tên được các bộ phận của hạt.
- Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm.
- Biết cách phân biệt hạt trong thực tế.
* Kĩ năng : Rèn kỹ năng quan sát so sánh.
* Thái độ : Biết cách lựa chọn và bảo vệ hạt giống.
II. Phương tiện dạy học.
- Mẫu vật:
 + Hạt đỗ đen, (đậu tương) ngâm nước 1 ngày.
 + Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 - 4 ngày.
- Tranh câm về các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô.
- Kim mũi mác, kính lúp.
III. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức.
 6a:.
 6b:
2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Dựa vào đặc điểm nào đê phân biệt quả khô và quả thịt? kể tên 3 loại quả?
? Quả mọng và qủa hạch khác nhau ở điểm nào? kể tên 3 loại quả hạch và quả mọng.
3. Bài mới.
* MB: cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không?
** HĐ1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt.
* MT: Biết được hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hạt loại hạt ngô và hạt đỗ.
- Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với H33.1 và H33.2 -> Tìm đủ các bộ phận của hạt.
- GV yêu cầu HS quan sát -> ghi kết quả vào bảng (sgk - 108).
-> Cho HS điền vào tranh câm.
? Hạt gồm những bộ phận nào? 
* GV nhận xét và chốt lại kiến thức về các bộ phận của hạt.
- HS tự bóc vỏ hạt.
- HS tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như hình vẽ SGK.
- HS làm vào bảng (108).
- HS lên điền lên tranh câm các bộ phận của hạt.
- HS phát biểu, nhóm bổ sung.
* Kết luận: Hạt gồm:
- Vỏ
- Phôi – lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm.
- Chất dinh dưỡng (lá mầm, phôi nhũ)
** HĐ2: Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
-MT: Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
- Căn cứ vào bảng (108) đã làm ở mục1 -> yêu cầu HS tìm những điểm giống nhau và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK -> tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
? Hạt 2 la mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào?
- GV chốt lại điểm cơ bản phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
- HS so sánh, phát hiện điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 hạt ngô và hạt đỗ.
-> ghi vào vở bài tập.
- HS nghiên cứu TT -> tìm điểm khác nhau: số lá mầm, vị trí chất dinh dưỡng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Sự khác nhau chủ yếu.
- Hạt 1 lá mầm: phôi có 1 lá mầm.
- Hạt 2 lá mầm: phôi có 2 lá mầm.
4. Củng cố - đánh giá.
? Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.
?Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không sâu bệnh.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk.
- Làm bài tập (109)
- Chuẩn bị 1 số hạt như H34.1 (110).
Ngày soạn:22/1
Ngày giảng:6b:6b:.
 Tiết 41-Bài 34: Phát tán của hạt và quả 
I. 

File đính kèm:

  • docga sinh6 sua.doc