Bài tập trắc nghiệm Điều chế kim loại
Câu 1. Hãy cho biết dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách cho CO khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao?
A. Fe, Cu, Al, Ag B. Cu, Ni, Pb và Fe C. Mg, Fe, Zn và Cu D. Ca, Cu. Fe và Sn.
Câu 2. Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau?
A. Điện phân dd muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn
B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao
C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dd muối clorua tương ứng.
D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI Câu 1. Hãy cho biết dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách cho CO khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao ? A. Fe, Cu, Al, Ag B. Cu, Ni, Pb và Fe C. Mg, Fe, Zn và Cu D. Ca, Cu. Fe và Sn. Câu 2. Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau? A. Điện phân dd muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dd muối clorua tương ứng. D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng Câu 3. Cho khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm 0,05 mol CuO; 0,05 mol Fe3O4 và 0,1 mol Al2O3. Sau phản ứng hoàn toàn , cho toàn bộ lượng chất rắn còn lại tan hoàn toàn trong dd HNO3 đặc nóng dư. Hãy cho biết thể tích khí NO2 thoát ra (quy về điều kiện tiêu chuẩn). A. 10,08 lít ; B. 16,8 lít C. 12,32 lít D. 25,76 lít. Câu 4. Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y . Hòa Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dd Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Xác định thành phần của chất rắn F. A. Cu B. Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4 C. Cu, MgO, Fe3O4 D. Cu, MgO. Câu 5. Cho khí H2 dư đi qua một hỗn hợp gồm 0,1 mol Cu2O; 0,1 mol Fe3O4; 0,1 mol MgO ở nhiệt độ cao. Chất rắn sau phản ứng cho vào dung dịch CuSO4 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 19,2 gam B. 32,0 gam C. 36 gam D. 40 gam Câu 6. Dẫn khí CO qua 16,0 gam CuO nung nóng thu được 14,08 gam chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng của Cu với AgNO3 xảy ra hoàn toàn. Xác định m. A. 43,2 gam B. 32,32 gam C. 25,92 gam D. 34,56 gam. Câu 7. Hoà tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí NO thoát ra. a/ Xác định số mol HNO3 dã tham gia phản ứng. A. 1 mol B. 1,4 mol C. 1,6 mol D. 2,0 mol. b/ Khử hoàn toàn các oxit trong 37,6 gam hỗn hợp X bằng khí CO sau đó hấp thụ CO2 sinh ra bằng nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. A. 60 gam B. 70 gam C. 80 gam D. 90 gam. Câu 8. Khử hoàn toàn 14,4 gam một oxit kim loại (MO) bằng CO thu được 0,2 mol CO2 và m gam kim loại. Cho m gam kim loại đó vào 400 ml dung dịch AgNO3 1,2M thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 43,2 gam B. 45,36 gam C. 51,84 gam D. 52,96 gam. Câu 9. Để khử hoàn toàn 2,784 gam một oxit của kim loại R bằng CO thu được 2,016 gam kim loại R. Hãy cho biết oxit đó là oxit nào trong các oxit sau : A. FeO B. Fe3O4 C. CuO D. PbO Câu 10. Nung hỗn hợp gồm Fe3O4, CuO và Al ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hoàn toàn cho phần rắn vào dung dịch NaOH thấy có khí H2 bay ra. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng : A. Al dư, Fe3O4 hết. B. Al dư, Fe3O4 và CuO hết. C. Al, Fe3O4, CuO chưa PƯ hết. D. Al dư, Fe3O4 dư, CuO hết Câu 11. Dẫn khí CO dư qua m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO nung nóng thu được khí CO2 và 9,92 gam hỗn hợp Y gồm Cu và Fe. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 bằng nước vôi trong dư thu được 21 gam kết tủa. Hãy cho biết nếu cho toàn bộ hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được tối da bao nhiêu lít SO2 (đktc). A. 4,704 lít B. 5,152 lít C. 9,184 lít D. 8,064 lít. Câu 12.Cho 0,2 mol Zn vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe(NO3)3, 0,1mol Cu(NO3)2 , 0,1 mol AgNO3. Tính khối lượng kết tủa sau khi phản ứng xong? A. 10 gam B. 14 gam C. 18 gam D. 22,4g Câu 13 Dẫn khí H2 qua 8 gam CuO, sau phản ứng thu được 1,44 gam nước và chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thu được bao nhiêu gam kết tủa. A. 21,6 gam B. 18,88 gam C. 17,28 gam D. đáp án khác. Câu 14. Người ta sản xuất Zn từ quặng có chứa ZnS và ZnCO3 theo sơ đồ sau: ZnSZnO Zn ZnCO3 ZnO Zn Từ 1 tấn quặng, người ta điều chế được 520 kg Zn.(Giả sử hiệu suất PƯ đạt 80%). Xác định % khối lượng ZnS có trong quặng trên. A. ằ 86,62% B. ằ 82,45% C. ằ79.53% D. ằ68,65% Câu 15. Cho các oxit sau: CuO, NiO, PbO, FeO và MgO. Hãy cho biết ở nhiệt độ cao, nhôm có thể khử được oxit nào? A. CuO, NiO, PbO, FeO và MgO. B. CuO, NiO, PbO, FeO C. CuO, PbO, D. FeO Câu 16. Một dung dịch gồm NaCl và tạp chất là Na2CO3. Cách nào sau đây được sử dụng để thu được dung dịch NaCl. A. Cho dung dịch HCl dư vào. B. Cho dung dịch CaCl2 vào. C. cô cạn và nung ở nhiệt độ cao sau đó lại đem hoà vào nước. D. không đáp án nào thoả mãn. Câu 17 . Dẫn khí CO qua 16,0 gam CuO nung nóng thu được 14,08 gam chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng của Cu với AgNO3 xảy ra hoàn toàn. Xác định m. A. 43,2 gam B. 32,32 gam C. 25,92 gam D. 34,56 gam Câu 18. Một hỗn hợp gồm các oxit CuO, Fe2O3, NiO, ZnO . Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp oxit đó bằng H2 thì thu được 10,8 gam nước. Xác định thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để hoà tan vừa hết m gam hỗn hợp trên. A. 200 ml B. 300 ml C. 500 ml D. 600 ml. Câu 19. Một oxit của kim loại R trong đó R chiếm 80% về khối lượng. Hãy cho biết để khử hoàn toàn 100 gam oxit đó cần bao nhiêu mol H2. A. 1 mol B. 1,15 mol C. 1,25 mol D. 1,4 mol. Câu 20. Khử hoàn toàn 11,52 gam một oxit kim loại bằng CO thu được 0,144 mol CO2. Xác định kim loại R và oxit. A. Cu và CuO B. Cu và Cu2O C. Fe và FeO D. Fe và Fe3O4. Câu 21. Khử hoàn toàn 14,4 gam một oxit kim loại bằng CO thu được 0,2 mol CO2 và m gam kim loại. Cho m gam kim loại đó vào 400 ml dung dịch AgNO3 1,2M thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 43,2 gam B. 45,36 gam C. 51,84 gam D. 52,96 gam. Câu 22. Trộn 2 dung dịch Cu(NO3)2 1,2M và AgNO3 1,6M theo tỷ lệ thể tích 1 : 1 thu được dung dịch X. Hãy cho biết khi cho 2,7 gam bột Al vào 100 ml dung dịch X thì sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 8,64 gam B. 12,48 gam C. 13,38 gam D. đáp án khác. Câu 23. Cho a gam bột Zn vào 200 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,15M thì thu được 3,44 gam chất rắn Y và dung dịch Z. a/ Xác định a. A. 1,3 gam B. 1,625 gam C. 1,95 gam D. 2,275 gam b/ Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Z thì thu được m gam kết tủa. Xác định m. A. 3,95 gam B. 2,97 gam C. 0,98 gam D. đáp án khác. Câu 24. Cho a gam bột Zn vào 200 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,15M thì thu được 3,44 gam chất rắn Y và dung dịch Z. a/ Xác định a. A. 1,3 gam B. 1,625 gam C. 1,95 gam D. 2,275 gam b/ Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Z thì thu được m gam kết tủa. Xác định m. A. 3,95 gam B. 2,97 gam C. 0,98 gam D. đáp án khác. Câu 25. Nhúng thanh kim loại Y vào cốc đựng 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh Y tăng 1,2 gam. Xác định kim loại Y biết rằng Cu sinh ra đều bám vào thanh Y. A. Mg B. Al C. Fe D. Zn Câu 26.Cho 0,2 mol Zn vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe(NO3)3, 0,1mol Cu(NO3)2 , 0,1 mol AgNO3. Tính khối lượng kết tủa sau khi phản ứng xong? A. 10 gam B. 14 gam C. 18 gam D. đáp án khác. Câu 27. Cho 8,4 gam kim loại R vào 500ml dung dịch AgNO3 1M, Cu(NO3)2 0,4M. Sau phản ứng có 48,6g kim loại kết tủa. Xác định R. A. Mg B. Zn C. Al D. Fe Câu 28. Nhúng thanh kim loại X cốc đựng 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh X tăng 6,9 gam. Xác định kim loại X biết rằng Cu sinh ra đều bám vào thanh X. A. Mg B. Al C. Fe D. Zn
File đính kèm:
- chuyen de dieu che kim loai.doc