Bài giảng Tiết 6 : Luyện tập: Oxit – axit

 1. Kiến thức

 - Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về oxit, axit.

 - Vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit và axit, để làm một số dạng bài tập có liên quan.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, viết công thức hoá học và hoạt động theo nhóm nhỏ.

3. Thái độ

 - Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu bộ môn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6 : Luyện tập: Oxit – axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2011
Ngày dạy: 9A : 27/09/2011
 9B : 29/09/2011
Tiết 6 : lUYệN TậP: oxit – axit 
I- Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
	 - Hiểu sâu hơn và nắm lại toàn bộ những kiến thức về oxit, axit.
 - Vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit và axit, để làm một số dạng bài tập có liên quan.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, viết công thức hoá học và hoạt động theo nhóm nhỏ.
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập, ham học hỏi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Hệ thống bài tập, câu hỏi.
- HS: Ôn lại các kiến thức đã học về oxit và axit.
III. Tiến trình tiết giảng
1. ổn định lớp : GV qui định vở ghi, SGK, hướng dẫn cách học bộ môn.
2. Kiểm tra bài cũ (lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập các khái niệm và các nội dung lí thuyết cơ bản ở lớp 8
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động của học sinh
GV : Dùng phiếu học tập có ghi về các bài tập sau. Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành :
a) Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các phương trình hoá học sau :
 Na2O +........đ NaOH
 CuO + ........đ CuCl2 + H2O
 ........ + H2O đ H2SO4 
 CO2 + ........ đ Ca(HCO3)2
 SO3 + ........ đ Na2SO4 + H2O
b) Trong các cặp chất sau đây cặp chất nào có phản ứng hoá học xảy ra, cặp chất nào không xảy ra (nếu có).
 Fe2O3 + H2O ---->
 SiO2 + H2O ---->
 CuO + NaOH ---->
 ZnO + HCl ---->
 CO2 + H2SO4 ---->
 SO2 + KOH ---->
 Al2O3 + NaOH ---->
GV : Yêu cầu các nhóm thảo luận và đề nghị 2 học sinh lên bảng trực tiếp làm mỗi em một câu.
+ Sau đó giáo viên gọi học sinh ở dưới nhận xét bài làm và giáo viên bổ sung. 
 + Qua 2 bài tập trên em có nhận xét gì về tính chất hoá học của các chất ?
+ GV treo bảng phụ ghi sơ đồ về tính chất hoá học của oxit.
+ Dựa vào sơ đồ trên bảng phụ em hãy rút ra kết luận về tính chất của oxit.
- Giáo viên chốt lại kiến thức và những vấn đề cần lưu ý cho HS.
* Không phải tất cả các oxit axit đều tác dụng với H2O như SiO2.
* Chỉ có một số oxit bazơ tan mới tác dụng với H2O còn các oxit còn lại không tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.
* Oxit axit tác dụng với kiềm không vhỉ tạo ra muối trung hoà mà còn tạo ra muối axit tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng.
* Đối với oxit lưỡng tính như Al2O3, ZnO, ... chúng có thể tác dụng với axit nhưng cũng có thể tác dụng với bazơ.
+ GV : Treo bảng phụ có ghi sẵn bài tập số 2 lên bảng tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm và làm bài tập trong phiếu học tập.
+ Yêu cầu 1 học sinh lên bảng trình bày luôn vào bảng phụ và ở dưới lớp thảo luận theo bàn.
a) H2SO4(l) + ......... ----> ZnSO4 + ..........
 CaO + .......... ----> CaCl2 +..........
 .......... + NaOH ----> Na2SO4 + .........
 ........... + HCl ----> MgCl2 + ......... 
 Quì tím + H2SO4 ----> ................
 CaCO3 + .......... ----> CaCl2 + ......+ H2O
 H2SO4(đn) + ........ ----> CuSO4 +.......+ H2O
Gọi học sinh lên nhận xét sau đó giáo viên bổ sung.
- Qua bài tập trên em rút ra nhận xét gì về tính chất hoá học của axit ?
+ GV ; Treo bảng phụ lên bảng và yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ hãy nêu tính chất hoá học của axit.
+ GV : Thông báo những điểm cần lưu ý trong phần axit :
* Đây là sơ đồ chưa hoàn thiện vì trên sơ đồ này còn thiếu một t/c hoá học nữa của axit đó là t/d với muối.
* Sơ đồ này chỉ đúng với HCl , H2SO4(l) còn những axit khác như : HNO3, H2SO4(đn) thì không đúng.
* H2SO4 đặc còn có một t/c nữa đó là tính háo nước, hút ẩm mạnh.
Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập sau :
Bài 3
GV : Ghi nhanh đề bài tập lên bảng và yêu cầu hs thảo luận nhanh trong 3 phút và chỉ ra được các phản ứng xảy ra.
Bài 1 : Những chất nào sau đây tác dụng được với HCl, NaOH, H2O.
SO2, CO2, CaO, Na2O, MgO, CuO.
GV : Cho học sinh làm bài tập xong yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét và bổ sung.
I/ ôn lại những kiến thức cơ bản:
1. Tính chất hoá học của oxit
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành nội dung bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS tự rút ra kiến thức.
a) Na2O + H2O đ 2NaOH
 CuO + 2HClđ CuCl2 + H2O
 SO3 + H2O đ H2SO4 
 2CO2 + Ca(OH)2 đ Ca(HCO3)2
 SO3 + NaOH đ Na2SO4 + H2O
b) Fe2O3 + H2O ----> Không
 SiO2 + H2O ----> Không
 CuO + NaOH ----> Không
 ZnO + 2 HCl ----> ZnCl2 + H2O
 CO2 + H2SO4 ----> Không SO2 + 2KOH ----> K2SO3 + H2O
 Al2O3 + NaOH ----> Có
+ Kết luận :
Oxit bazơ :
+ T/d với H2O đ dd bazơ.
+ T/d với axit đ Muối + H2O 
+ T/d với oxit bazơ đ Muối 
Oxit Axit :
+ T/d với H2O đ dd axit
+ T/d với bazơ đ Muối + H2O 
+ T/d với oxit axit đ Muối 
- HS nghe ghi nhớ kiến thức.
2) Tính chất hoá học của axit.
- HS tiếp tục thảo luận theo nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức.
 H2SO4(l) + .Zn à ZnSO4 + .H2
 CaO + 2HCl à CaCl2 + H2O
 H2SO4 + 2 NaOH à Na2SO4 + 2H2O
 Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
 Quì tím + H2SO4 ----> mầu đỏ
 CaCO3 + 2HCl à CaCl2 + CO2 + H2O
 2H2SO4(đn) + Cu à CuSO4 + SO2+ 2H2O
- HS thảo luận nhanh, chỉ ra được các pư.
- Tự xác định pư, về nhà làm bài tập.
* Tự rút ra kiến thức
Hoạt động 2. Luyện tập
Bài tập 4 : 
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 4.
Hoà tan hoàn toàn 32,8 g hỗn hợp bột Fe và bột Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 3M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít H2 (ở đktc).
Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Tìm thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.
+ GV : Gợi ý cho học sinh các bước giải bài tập này.
+ HS : thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập theo gợi ý của giáo viên .
+ Gợi ý : 
- Đây là dạng toán về hỗn hợp, bài toán này được thể hiện ở chỗ khi cho dd H2SO4 vào thì cả 2 chất đều tác dụng.
- Do đó để làm dạng bài tập này ta phải viết 2 phương trình hoá học xảy ra.
- Cách giải bài tập này không liên quan gì đến giải hệ phương trình . Vì cả 2 chất trên chỉ có 1 phản ứng của Fe tác dụng với axit tạo ra khí hiđro.
- Dựa vào thể tích H2 ta có thể tìm được số mol của Fe, tính được khối lượng của Fe. Từ đó ta tính được khối lượng Fe2O3 ( Bằng cách lấy khối lượng hỗn hợp trừ đi khối lượng Fe).
- Dựa vào số mol Fe và Fe2O3 ta tính được số mol H2SO4 ở 2 phản ứng. Từ đó vận dụng công thức tính nông độ mol/l tính được thể tích H2SO4 .
+ GV : Theo em để giải bài toán này ta cần vận dụng những công thức nào để tính ?
+ Yêu cầu 2 học sinh lên bảng chữa.
HS ở dưới lớp thảo luận làm và chấm chéo đáp án cho nhau.
Bài tập 5. Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm sau.
- Các nhóm chấm điểm chéo theo thang điểm của giáo viên.
- 2 HS đề xuất cách giải bài tập.
- HS khác nhận xét bổ sung.
* HS rút ra kiến thức dưới hưỡng dẫn của GV.
Giải :
 Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2
1mol 1mol 1mol 1mol
0,3mol 0,3mol 0,3mol
Fe2O3 + 3H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + 3H2O
1mol 3mol
0,1mol 0,3mol
Đáp số 
Bài 5.
- HS thảo luận nhóm rút ra kiến thức.
a/ Đồng II ôxit và sắt III ôxit tác dụng với Axit HCl, còn sắt thì không tác dụng với Axit HCl 
b/ Sắt tác dụng với Axit HCl, còn Đồng II ôxit và sắt III ôxit thì không tác dụng với Axit HCl
c/ Đồng II ôxit, sắt III ôxit và sắt III đều tác dụng với Axit HCl
d/ sắt III ôxit và sắt tác dụng với Axit HCl, còn Đồng II ôxit không tác dụng với Axit HCl
4. Củng cố
- GV yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu PP giải bài tập 4.
- Nêu TCHH của oxit?
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 3.
- Đọc trước bài mới " Một số oxit quan trọng"

File đính kèm:

  • docTC 96.doc
Giáo án liên quan