Bài giảng Bài 39: Benzen (tiết 2)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh biết:

-Công thức phân tử và công thức cấu tạo của benzen.

-Tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của benzen.

2.Kĩ năng:

Rèn cho học sinh:

-Kĩ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm, rút ra tính chất.

-Kĩ năng viết phương trình phản ứng thế của benzen với brom và tiếp tục củng cố kĩ năng làm bái toán.

-Liên hệ với thực tế 1 số ứng dụng của benzen.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 39: Benzen (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn:	25	So¹n ngµy: 29/03/09
TiÕt:	49 	 Gi¶ng ngµy: 04/03/09
Bài 39:	BENZEN
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh biết:
-Công thức phân tử và công thức cấu tạo của benzen.
-Tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của benzen.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm, rút ra tính chất.
-Kĩ năng viết phương trình phản ứng thế của benzen với brom và tiếp tục củng cố kĩ năng làm bái toán.
-Liên hệ với thực tế 1 số ứng dụng của benzen.
B.CHUẨN BỊ: 
1. GV:
Hóa chất 
Dụng cụ 
-Benzen, dầu ăn.
-Ống nghiệm (16), giá ống nghiệm.
-Dung dịch brom.
-Ống dẫn khí, ống hút.
-NaOH, H2O
-Đèn cồn, diêm, kẹp gỗ.
-Bộ mô hình lắp ghép cấu tạo phân tử benzen.
-Hình vẽ phản ứng thế của benzen với brom lỏng.
2. HS: đọc SGK/ 123, 124, 125
 C. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
 Không kiểm tra bài cũ.
Gií thiƯu bµi míi :
3. Bài mới:
* Ho¹t ®éng 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của benzen (5’)
* Mơc tiªu: HS nắm được tính chất vật lý của benzen.
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Yêu cầu HS quan sát lọ đựng benzen à Nêu nhận xét về tính chất vật lý của benzen ?
-Biểu diễn thí nghiệm 1: cho 3 – 4 giọt benzen vào ống nghiệm đựng nước à lắc nhẹ à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét ?
-Biểu diễn thí nghiệm 2: cho 1 – 2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen à lắc nhẹ à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét ?
-Giới thiệu: benzen là 1 chất độc, hòa tan được nhiều chất khác như: dầu ăn, nến, cao su, iốt, 
-Benzen là chất lỏng, không màu.
-Quan sát thí nghiệm và nhận xét:
+ Benzen không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
+ Benzen hòa tan được dầu ăn.
- HS lắng nghe.
* TiĨu kÕt: 
-Benzen là chất lỏng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng hòa tan được nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
-Benzen là chất độc.
 * Ho¹t ®éng 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của benzen. (10’)
* Mơc tiªu: HS biết được: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của benzen.	
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Hướng dẫn HS lắp ráp mô hính phân tử benzen bằng bộ dụng cụ.
à Nhận xét 1-2 nhóm làm tốt và giới thiệu mô hình phân tử C6H6 dạng đặc.
-Hãy viết CTCT của benzen và nhận xét về đặc điểm ?
? Theo em cấu tạo của benzen khác với cấu tạo của etilen và axetilen ở điểm nào ?
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/ 125.
-Lắp ráp mô hình phân tử C6H6 theo nhóm.
-Quan sát mô hình và viết CTCT:
-Nhận xét: trong CTCT của benzen :
+ 6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều.
+ Có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn.
-Đáp án bài tập 2 SGK/ 125: b, d, e.
* TiĨu kÕt:
- 6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều.
- Có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn.
 * Ho¹t ®éng 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của benzen. (12’)
* Mơc tiªu: HS biết được: Tính chất hóa học của benzen. 
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Dựa vào CTCT của benzen à các em hãy thảo luận nhóm để dự đoán xem benzen có những tính chất hóa học như thế nào ?
Gợi ý HS: so sánh với tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen.
? Theo em benzen có làm mất màu dung dịch brom không ?
-Phần này GV không sửa à GV làm thí nghiệm à Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV: Phản ứng của Benzen với Brôm là phản ứng thế.
-Benzen là 1 hợp chất hữu cơ àVậy theo em benzen có cháy được không ? 
-Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ?
-Benzen rất dễ cháy. Khi benzen cháy trong không khí, ngoài CO2 và H2O còn sinh ra nhiều muội than.
-Benzen không có phản ứng cộng với brom trong dung dịch như etilen và axetilen nhưng nếu ta cho thêm vào hỗn hợp benzen và brom 1 ít bột Fe đồng thời đem đun nóng, thì phản ứng sẽ xảy ra. 
à GV dùng tranh vẽ để giải thích và hướng dẫn HS viết phương trình của phản ứng này.
-Yêu cầu HS đọc bài tập 4 SGK/ 125 à thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
-Yêu cầu HS các nhóm trình bày à GV nhận xét.
-Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen nhưng trong điều kiện thích hợp, benzen có phản ứng cộng với 1 số chất như: H2.
à Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng ?
-Thảo luận nhóm (HS có trả lời sai)
HS: tiến hành so sánh.
HS: Benzen làm mát màu dd Brôm.
-Benzen dễ cháy tạo ra khí CO2 và H2O.
Phương trình hóa học :
2C6H6 +15O2 à 12CO2 + 6H2O
-Nghe và nghi nhớ.
Phương trình hóa học:
Fe, t0 
C6H6 + Br2 à C6H5Br + HBr
-Bài tập 4 SGK/ 125: Chất làm mất màu nước brom: b, c vì trong phân tử các chất này có liên kết đôi và liên kết ba.
HS: lắng nghe.
Phương trình hóa học :
Ni, t0 
C6H6 + 3H2 à C6H12 
(Benzen) (Xiclo hexan)
* TiĨu kÕt: 
1. Benzen có cháy không ?
Phương trình hóa học :
2C6H6+15O2 à 12CO2 + 6H2O
2. Benzen có phản ứng thế với brom không ?
Phương trình hóa học:
Fe, t0 
C6H6 + Br2 à C6H5Br + HBr
Trong phản ứng trên, nguyên tử H trong phân tử benzen được thay thế bởi nguyên tử Br.
3. Benzen có phản ứng cộng không ?
Ni, t0 
C6H6 + 3H2 à C6H12 
 (Xiclo hexan)
* Ho¹t ®éng 4: Tìm hiểu ứng dụng của benzen (2’)
 * Mơc tiªu: Ứng dụng của benzen trong công nghiệp và trong sản xuất.	
Ho¹t ®éng cđa thÇy.
Ho¹t ®éng cđa trß.
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 125 à benzen có những ứng dụng gì trong công nghiệp ?
-Trong công nghiệp benzen là nguyên liệu sản xuất:
+Chất dẻo.
+Phẩm nhuộm.
+Thuốc trừ sâu.
+Dược phẩm.
-Trong phòng thí nghiệm: benzen dùng làm dung môi.
* TiĨu kÕt:
-Trong công nghiệp benzen là nguyên liệu sản xuất:
+Chất dẻo.
+Phẩm nhuộm.
+Thuốc trừ sâu.
+Dược phẩm.
-Trong phòng thí nghiệm: benzen dùng làm dung môi.
Hoạt động 5: Củng cố (5’)
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/ 125
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Giải thích bài tập 2:
Công thức sai :
+ a. sai về vị trí nối đôi.
+ c. sai vì vòng có 5 cạnh.
D.DĂN DÒ: (1’)
-Học bài.
-Làm bài tập 1,3 SGK/ 125
-Đọc bài 40 SGK / 126
E.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • doctiet 49.doc
Giáo án liên quan