Bài giảng Tiết 52 - Bài 41: Nhiên liệu
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).
- Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than.) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
Tiết 52: Ngày soạn:.../.../2012 Bài 41: NHIÊN LIỆU. Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Khái niệm, thành phần, trạng thái... - Ứng dụng của dầu mỏ - Biết được khái niệm nhiên liệu - Biết cách sử dụng nhiên liệu A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí). - Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường. 2. Kỷ năng: - Biết cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày. - Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan và thể tích khí cacbonic tạo thành. 3. Thái độ: HS có thái độ sử dụng hiệu quả dầu mỏ, khí thiên nhiên; tích hợp bảo vệ môi trường và nguồn nhiên liệu, nguyên liệu thay thế dầu mỏ và khí thiên nhiên. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Nêu vấn đề; Cùng tham gia. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan. 2. HS: - Kiến thức đã học; - Xem trước bài mới D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ? - Kể tên một số mỏ dầu đã và đang khai thác tại nước ta? III. Nội dung bài mới: (32’) 1. Đặt vấn đề: (1’) Trong những năm gần đay giá dầu mỏ nói riêng và nhiên liệu nóichung trên thế giới liên tục leo thang. Vì vậy nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới được quan tâm. Vậy nhiên liệu là? Sử dụng nhiên liệu như thế nàôch có hiệu quả? ... 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1:(7’) - Nêu một số loại nhiên liệu được sử dụng hàng ngày? HS: Than củi, dầu, xăng... - Khi đốt nhiên liệu chúng có đặc điểm gì? - Vậy nhiên liệu là gì? HS: Trả lời GV giới thiệu các nguồn nhiên liệu. I. Nhiên liệu là gì? - Ví dụ: Than, củi, dầu hoả, xăng, khí ga ... ® cháy Þ Toả nhiệt + phát sáng. - Nhiên liệu là nhữngchất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. b. Hoạt động 2:(14’) GV nêu cơ sở phân loại nhiên liệu. - Nêu một số loại nhiên liệu rắn mà em biết? HS: Than, củi GV treo sơ đồ 4.21 hàm lượng C trong than ® cho HS nhận xét hàm lượng C của các loại than. GV giới thiệu ứng dụng của chúng. - Gỗ là nhiên liệu như thế nào? - Kể một số nhiên liệu lỏng? Nêu ứng dụng? HS: Nêu, bổ sung - Nhiên liệu khí gồm những loại nhiên liệu nào? HS: Khí gas - Sử dụng nhiên liệu khí có lợi gì? HS: Nêu lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu GV: Chốt kiến thức và liện hệ thực tế II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào? - Dựa vào trạng thái: Có 3 loại nhiên liệu. 1. Nhiên liệu rắn: - Gồm than mỏ (Than gầy, than mỡ, than non, than bùn, gỗ, nến ...). - Than mỏ được hình thành do quá trình vùi lấp TV dưới đất trong thời gian dài được phân huỷ. + Than gầy: Chứa 90%C dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp. + Than mỡ, than non: Chứa 70 - 80%C dùng để luyện cốc. + Than bùn: Dưới 60%C dùng để đốt, phân bón. + Gỗ: Sử dụng gỗ làm nhiên liệu gây nhiều lãng phí. 2. Nhiên liệu lỏng: - Xăng, dầu hoả, dầu diezel, cồn ... - Dùng chủ yếu cho động cơ đốt trong, đun, nấu, thắp ... 3. Nhiên liệu khí: - Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, lò cốc, khí lò cao, khí than ... ® Năng suất toả nhiệt cao, cháy hoàn toàn, ít độc hại. - Sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp. c. Hoạt động 3:(10’) GV đặt vấn đề như ở SGK. - Khi thổi bếp ta đặt nơi ít khí ôxi, hoặc nơi kín gió thì sẽ như thế nào? HS: Sự cháy diễn ra không tốt Khi nhóm bếp ta chẽ củi to, để than lớn có tốt không? HS: Không nên, vì sẽ khó và gây lãng phí - Khi đã đun sôi thức ăn, nước uống ta có cần nhiên liệu cháy như khi chưa sôi không? HS: Không, vì chỉ cần cung cấp đủ nhiệt HS: Liên hệ thực tế GV chốt kiến thức. III. Sử dụng nhiên liệu ntn cho có hiệu quả: - Cung cấp đủ khí ôxi hoặc không khí cho quá trình cháy: thổi không khí, xây ống khói cao... - Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc ôxi bằng cách: Trộn đều nhiên liệu khí, lỏng với không khí, chẽ nhỏ củi, đập nhỏ than ... - Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra. IV. Củng cố: (5’) - GV cho HS đọc mục “Em có biết” ở SGK - 132. - Hãy giải thích tại sao các chất khí dể cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng? V. Dặn dò: (2’) - Học bài củ. - Làm các bài tập: 3, 4 (SGK - 132). - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học giờ học sau thực hành.
File đính kèm:
- tiet 51 hoa 9.doc