Bài giảng Tiết 51: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm – kiềm thổ

. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa KL kiềm, KL kiềm thổ, về cấu tạo nguyên tử, tính chất hoá học của đơn chất và hợp chất.

2. Kĩ năng So sánh cấu hình electron, năng lượng ion hoá, điện tích ion, số oxi hoá của một số nguyên tố tiêu biểu Na, Mg để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

- So sánh thế điện cực chuẩn của các KL để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

- So sánh tính chất của các đơn chất natri, magie để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về tính khử giữa các KL này. Viết PTHH minh hoạ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 51: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm – kiềm thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 14 /12/2008	 Giảng /12/2008
 /12 / 2008
Tiết 51	luyện tập 
tính chất của kim loại kiềm – kiềm thổ
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa KL kiềm, KL kiềm thổ, về cấu tạo nguyên tử, tính chất hoá học của đơn chất và hợp chất.
2. Kĩ năng So sánh cấu hình electron, năng lượng ion hoá, điện tích ion, số oxi hoá của một số nguyên tố tiêu biểu Na, Mg để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- So sánh thế điện cực chuẩn của các KL để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
- So sánh tính chất của các đơn chất natri, magie để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về tính khử giữa các KL này. Viết PTHH minh hoạ.
- So sánh tính bazơ của các hợp chất hiđroxit của các KL. Viết PTHH minh hoạ.
II. Chuẩn bị
Số e ngoài cùng
So sánh năng lượng
ion hoá I1, I2, I3
Điện tích ion 
và số oxi hoá
Na
Mg
Kết luận
Bảng 2.
Từ Na – Mg
Thế điện cực chuẩn
Mức độ tính khử
Na
Mg
Kết luận
Bảng 3.
Từ NaOH – Al(OH)3
Tính bazơ
NaOH
Mg(OH)2
Kết luận 
III. Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp / 36 
	2. Nội dung bài mới
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Tính chất vật lí
1. Cấu hình electron nguyên tủ và năng lượng ion hoá
2. Điện tích ion và số oxi hoá, độ âm điện, thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá khử
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị trước. Các câu hỏi này ghi ở bảng phụ, bản trong hoặc chiếu lên màn hình. Để trả lời câu hỏi, HS sử dụng các thông tin trong bài luyện tập. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. GV hướng dẫn HS làm việc và chốt lại những kiến thức cần nhớ. 
Kết luận ghi ở Bảng 1 :
Số e ngoài cùng
So sánh năng lượng 
ion hoá I1, I2, I3
Điện tích ion 
và số oxi hoá
Na
Chỉ có 1e : 3s1
I1 nhỏ nhất 
I1 nhỏ hơn nhiều I2, I3
Tạo Na+
Số oxi hoá +1
Mg
Có 2e : 3s2
I2, I1 có giá trị gần nhau
Tạo Mg2+
Số oxi hoá +2
Kết luận
Số e ngoài cùng
tăng dần
Năng lượng ion hoá
tăng dần
Điện tích ion và 
II. Tính chất hoá học
Đơn chất
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS so sánh sự biến đổi thế điện cực chuẩn và mức độ tính khử của Na, Mg, Al. Kết luận ghi ở Bảng 2 :
Từ Na – Mg
Thế điện cực chuẩn
Mức độ tính khử
Na
–2,71
Tính khử rất mạnh
Khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường
Mg
– 2,37
Tính khử mạnh, yếu hơn Na
Khử H2O mạnh khi đun nóng
Kết luận
Thế điện cực nhỏ, tăng dần
Tính khử mạnh, giảm dần
Hợp chất
Hoạt động 3
* GV yêu cầu HS so sánh tính chất bazơ của 3 hiđroxit, viết các PTHH minh hoạ.
 Kết luận ghi vào Bảng 3 :
Từ NaOH – Mg(OH)2
Mức độ tính bazơ
NaOH
Tính bazơ mạnh : 
– Dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.
– Tác dụng với các axit, oxit axit, dung dịch muối của KL.
Mg(OH)2
Tính bazơ yếu : 
– Tác dụng với các axit
Kết luận
Tính bazơ của các hiđroxit giảm dần
II. Bài tập
Hoạt động 4
* Sau khi ôn lại kiến thức cần nhớ, GV yêu cầu HS làm bài tập. Thí dụ :
1) Hãy nêu phương pháp hoá học nhận biết :
+ KL Mg, Na, Al
+ Oxit Al2O3, MgO, Na2O.
+ 3 hiđroxit Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
+ 3 chất rắn là muối clorua : AlCl3, MgCl2, NaCl.
2) Hãy nêu điểm chung điều chế KL kiềm, KL kiềm thổ. Lấy thí dụ minh hoạ và viết các PTHH.
* GV cho HS giải bài tập theo cá nhân hoặc nhóm.GV đánh giá cho điểm một số HS làm bài trên bảng và thu một số bài của HS dưới lớp để chấm và cho điểm.
Củng cố dặn dò
GV nhắc HS ôn bộ câu hỏi GV phát để tiết sau ôn tập kì I
Có thể đẩy tiết ôn học kì lên trước tuỳ vào chương trình và lịch thi của sở mà GV bố trí tiết ôn hợp lí

File đính kèm:

  • doctiet51.doc
Giáo án liên quan