Chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 11

I - MỤC TIÊU

Môn Hoá học ở Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh :

1. Về kiến thức

Học sinh có được hệ thống kiến thức hoá học Trung học phổ thông cơ bản, tương đối hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm :

 Kiến thức cơ sở hoá học chung ;

 Hoá học vô cơ ;

- Hoá học hữu cơ.

2. Về kĩ năng

Học sinh có được hệ thống kĩ năng hoá học Trung học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học, gồm :

- Kĩ năng học tập hoá học ;

- Kĩ năng thực hành hoá học ;

- Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học.

 

doc62 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng Hóa học 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton.
- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.
Chỉ xét anđehit no, đơn chức, mạch hở.
Chủ yếu là anđehit fomic và anđehit axetic.
Chỉ xét chất tiêu biểu axeton.
2. 	Axit 	cacboxylic
Kiến thức 
Biết được :
- Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. 
- Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. 
- Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.
- Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. 
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.
Chỉ xét axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. 
X - Thực hành hoá học
1. Tính 
	axit - bazơ 	và phản 	ứng trao 	đổi ion 	trong dung 	dịch các 	chất điện li 
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
2. Tính chất 	của các 	hợp chất 	nitơ, 	photpho
Kiến thức 
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.
- Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.
- Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho).
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. 
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.
- Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Phân tích 	định tính 	nguyên tố.
	Điều chế, 	tính chất 	của metan 
Kiến thức
Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.
- Phân tích định tính các nguyên tố C và H.
- Điều chế và thu khí metan.
- Đốt cháy khí metan.
- Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
4. 	Điều chế, 	tính chất 	của etilen 	và 	axetilen
Kiến thức
Biết được :
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể.
- Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy và phản ứng với dung dịch brom.
- Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom, với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
5. 	Tính chất 	hoá học 
	của 	etanol, 	glixerol và 	phenol
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Etanol tác dụng với natri.
- Glixerol tác dụng với Cu(OH)2.
- Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
6. Tính chất 	hoá học 	của 	anđehit, 	axit 	cacboxylic
Kiến thức
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng tráng gương (HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3).
- Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na2CO3, etanol.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Lớp 11 (NC)
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
I - Sự điện li
1. Sự điện li 
Kiến thức
Biết được khái niệm về sự điện li, chất điện li.
Hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li.
2.	Phân loại 	chất điện li
Kiến thức
Hiểu được :
- Khái niệm về độ điện li, hằng số điện li.
- Chất điện li mạnh, chất điện li yếu và cân bằng điện li, ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm để phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
3. 	Axit, bazơ
	và muối 
Kiến thức
Biết được : 
- Định nghĩa : Axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
- Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc.
- Định nghĩa : Axit, bazơ theo thuyết Bron-stêt, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ
Kĩ năng
- Phân tích một số thí dụ axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa, lấy thí dụ minh hoạ.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính.
 - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp cụ thể.
- Giải được bài tập : Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh và chất điện li yếu ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
4. Sự địện li 	của nước. 	pH. Chất 	chỉ thị 	axit-bazơ
Kiến thức
 Hiểu được : 
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
Biết được : Chất chỉ thị axit - bazơ : Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.
Kĩ năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. 
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị axit - bazơ, giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
5. Phản ứng 	trao đổi 	ion trong 	dung dịch 	các chất 	điện li
Kiến thức
 Hiểu được :
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện : + Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
- Khái niệm sự thuỷ phân của muối, phản ứng thuỷ phân của muối.
Kĩ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Dự đoán được kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Giải được bài tập : Tính khối lượng chất kết tủa hoặc thể tích chất khí trong phản ứng ; Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
II - Nhóm nitơ 
1. Khái quát 	về 
	nhóm nitơ
Kiến thức
Hiểu được : 
- Vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- Sự biến đổi tính chất của các đơn chất (tính oxi hoá - khử, tính phi kim).
Biết được sự biến đổi tính chất các hợp chất với hiđro, hợp chất oxit và hiđroxit.
Kĩ năng
- Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm.
- Viết các phương trình hoá học minh họa quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất.
2. Nitơ
Kiến thức
Hiểu được :
- Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử nitơ.
- Cấu tạo phân tử, trạng thái tự nhiên của nitơ.
- Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. 
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ : Tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi). 
Biết được : Tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thể tích khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn tham gia trong phản ứng hoá học ; Tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí và một số bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Amoniac 
Kiến thức
Biết được : Tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Hiểu được : Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac : Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả năng tạo phức.
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hoá học của NH3.
- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng ; Một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
4. Muối amoni
Kiến thức
Biết được :
- Tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học : Phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân (muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hoá, muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hoá).
- ứng dụng của muối amoni.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc ky nang hoa 11.doc
Giáo án liên quan