Giáo án môn Hóa học 11 - Trường THPT Phan Đăng Lưu

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1- Về kiến thức

Học sinh hiểu :

· Các khái niệm về sự điện li, chất điện li

· Cơ chế của quá trình điện li

· Khái niệm về axit bazơ theo Arrhenius và theo Bronsted

· Sự điện li của nước, tích số ion của nước

· Đánh giá độ axit, độ kiềm của dung dịch dựa vào nồng độ H+ và pH của dung dịch

· Phản ứng trong dung dịch chất điện li

2- Về kỹ năng

· Rèn luyện kỹ năng thực hành : quan sát, so sánh, nhận xét

· Viết phương trình ion và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch

· Dựa vào hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ để tính nồng độ H+ và nồng độ OH – trong dung dịch

3- Giáo dục tình cảm thái độ

· Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm

· Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ

· Có được hiểu biết khoa học và đúng đắn về dung dịch axit, bazơ và muối

 

doc116 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Trường THPT Phan Đăng Lưu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 5 trang 124 SGK
4- Bài tập về nhà
Làm bài tập 1, 2 và 6 trang 124 (SGK)
 Bài 27:	PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Học sinh biết :
Nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố 
Cách tính hàm lượng phần trăm nguyên tố 
Về kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng tính hàm lượng % của nguyên tố từ kết quả phân tích
CHUẨN BỊ
Dụng cụ : Oáng nghiệm, giá đỡ, phễu thuỷ tinh, giấy lọc, ống dẫn khí 
Hóa chất : Glucozơ, CuSO4 (khan) dung dịch Ca(OH)2 dung dịch AgNO3, CH3Cl 
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài cũ
Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp IUPAC, tên gốc chức, tên thay thế : CH3Cl, CH3CH2OH; CH2=CHCH2CH3; CH3CH2CH2CH(OH)CH2CH=CH2
Giảng bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học 
HĐ 1
GV làm thí nghiệm phân tích glucozơ
HS quan sát hiện tượng 
HĐ 2
HS nghiên cứu SGK rút ra kết luận phương pháp xác định sự có mặt của nitơ trong hợp chất hữu cơ 
HĐ 3
GV làm thí nghiệm xác định halogen 
HS nhận xét hiện tượng, giải thích, rút ra kết luận về phương pháp xác định sự có mặt của halogen trong hợp chất hữu cơ 
I- PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
1- Xác định hidro và cacbon
Chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O
Nhận biết bằng CuSO4 khan và dung dịch nước vôi trong
C6H12O6 CO2 + H2O
CuSO4 + 5H2O ® CuSO4. 5 H2O
Không màu xanh
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O
 trắng
2- Xác định nitơ 
Đun với H2SO4 đậm đặc N chuyển thành muối amoni và nhận biết dưới dạng amoniac
CxHyOzNt (NH4)2SO4 + ...
(NH4)2SO4 + 2 NaOH Na2SO4 + 2H2O + 2 NH3 ­
3- Xác định halogen 
Khi đốt hợp chất có chứa clo bị phân huỷ clo tách ra dưới dạng HCl và được nhận biết bằng AgNO3
CxHyOzNtClj ® HCl + CO2 + H2O
HCl + AgNO3 ® AgCl¯ + HNO3
HĐ 4
HS quan sát sơ đồ định lượng C, H tìm hiểu thứ tự xếp các thiết bị
HĐ 5
HS nghiên cứu sơ đồ định lượng nitơ rút ra nhận xét về phương pháp phân tích
HĐ 6
HS nghiên cứu SGK rút ra nhận xét về phương pháp phân tích các nguyên tố 
II- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Phân tích định lượng nhằm xác định tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ 
Định lượng cacbon, hidro
Oxi hóa hoàn toàn một lượng xác định chất A (mA) rồi hấp thụ định lượng H2O và CO2
%H = 
%C = 
Định lượng nitơ
Nung mA gam với CuO trong dòng khí CO2, hấp thụ CO2 và H2O bằng dung dịch KOH 40%, đo thể tích còn lại là thể tích N2
mN = %N = 
Định lượng các nguyên tố khác
Halogen : chuyển thành HX và nhận biết dưới dạng AgX
Lưu huỳnh : phân hủy hợp chất hữu cơ và định lượng S dưới dạng sunfat
Oxi: sau khi xác định tất cả các nguyên tố phần còn lại là Oxi
3-Củng cố
Làm bài tập 2 trang 127 SGK
4- Bài tập về nhà
Làm bài tập 4 và 5 trang 127 (SGK)
 Bài 28:	CÔNG THỨC PHÂN TỬ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Học sinh biết các khái niệmvà ý nghĩa: Công thức đơn giản nhất, công thức phân tử hợp chất hữu cơ 
Về kỹ năng
Học sinh biết :
Cách thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố 
Cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử 
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài cũ
Cho biết phương pháp định tính và định lượng C, H, N, halogen trong hợp chất hữu cơ 
Giảng bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học 
HĐ 1
HS viết công thức phân tử của một số chất đã biết tìm tỉ lệ số nguyên tử mỗi nguyên tố từ đó suy ra công thức đơn giản nhất 
HĐ 2
HS giải theo hướng dẫn của GV
HĐ 3
HS rút ra sơ đồ tổng quát xác định công thức đơn giản nhất 
I- CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT
1- Công thức phân tử và công thức đơn giản nhất
Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử 
Công thức đơn giản cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử 
Công thức phân tử có thể trùng hoặc là bội số của công thức đơn giản nhất 
2- Thiết lập công thức đơn giản nhất
a) Thí dụ: A có thành phần phần trăm nguyên tố là %C = 73,14% %H = 7,24% 
Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz
x : y : z = = 5 : 6 : 1
Công thức đơn giản nhất của A là : C5H6O1
Công thức phân tử của A là : (C5H6O1)n
b) Tổng quát : 
x : y : z = 
II- THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ 
1- Xác định phân tử khối 
* Đối với chất lỏng và chất khí dễ hóa hơi tính M theo tỉ khối hơi
MA = dA/B . MB
MA = 29 d
* Đối với chất rắn và chất lỏng khó hóa hơi , đo độ giảm nhiệt độ đông đặc hoặc độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch so với dung môi
2- Thiết lập công thức phân tử 
Theo ví dụ trên 
Tìm công thức phân tử thông qua công thức đơn giản
M = 164 = (5.12+6+16)n => n = 2
Công thức phân tử là C10H12O2
Tìm công thức phân tử trực tiếp
x = y = z = 
3-Củng cố
Làm bài tập 1 và 2 trang 130 SGK
4- Bài tập về nhà
Làm bài tập 3 và 6 trang 130 (SGK)
Bài 30:	CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết khái niệm về đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể 
Hiểu những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học
Về kỹ năng
Học sinh biết viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ 
CHUẨN BỊ 
Mô hình phân tử rỗng và đặc của etylen 
Mô hình phân tử của cis-but-2-en và trans-but-2-en
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài cũ
Lập công thức đơn giản và công thức phân tử của hợp chất hữu cơ 
Giảng bài mới 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học 
HĐ 1
GV viết công thức cấu tạo của hai đồng phân ứng với công thức phân tử C2H6O và nêu tính chất vật lý của chúng
HS so sánh
HĐ 2
HS viết công thức cấu tạo của C4H10
C4H8
HĐ 3
HS cho biết tính chất của CH4 và CCl4
HĐ 4
HS viết công thức phân tử của các chất thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung là CnH2n+2
HĐ 5
HS viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử là C3H6O
I- THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC
1- Nội dung của thuyết cấu tạo hóa học
1- Trong phân tử chất hữu cơ , các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết sẽ tạo ra hợp chất mới .
F CH3-CH2-OH, chất lỏng , tác dụng được với Na .
 CH3-O-CH3 , khí, không tác dụng được với Na .
2-Trong phân tử chất hữu cơ , C có hóa trị IV . Nguyên tử C không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác , mà còn liên kết với nhau thành mạch C 
3- Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử ( bản chất , số lượng nguyên tử ) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử)
F CH4 khí, dễ cháy;CCl4: lỏng , không cháy .
2- Hiện tượng đồng đẳng , đồng phân 
a) Đồng đẳng 
Những chất đồng đẳng là những chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2- (metylen) nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau .
	CH4 , C2H6 , C3H8 , C4H10 . . . CnH2n + 2
b) Đồng phân 
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân 
CH3CH2CHO và CH3COCH3
HĐ 6
HS nhắc lại liên kết σ và liên kết π
HĐ 7
HS rút ra khái niệm công thức cấu tạo khai triển, công thức cấu tạo thu gọn, công thức cấu tạo thu gọn nhất 
II- LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 
Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ 
Liên kết σ được tạo thành do sự xen phủ trục .
Liên kết π được tạo thành do sự xen phủ bên .
Liên kết đơn được tạo bởi 1 cặp e góp chung , là liên kết σ .
Liên kết đôi được tạo bởi 2 cặp e góp chung , gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π
Liên kết ba được tạo bởi 3 cặp e góp chung , gồm 1 liên kết σ và 2 liên kết π 
Liên kết đôi , liên kết ba gọi chung là liên kết bội .
Các loại công thức cấu tạo 
Công thức cấu tạo khai triển : 
Công thức cấu tạo thu gọn : CH3 - CH3 ; HO-CH3
Công thức cấu tạo thu gọn nhất : 
HĐ 8
HS tự kết luận
HĐ 9
HS viết công thức cấu tạo các đồng phân của C4H10O
HS kết luận
III- ĐỒNG PHÂN CẤU TẠO
Khái niệm đồng phân cấu tạo
Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng khác cấu tạo hóa học gọi là đồng phân cấu tạo
Phân loại đồng phân cấu tạo
Những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức gọi là đồng phân nhóm chức
Những đồng phân khác nhau về sự phân nhánh mạch C gọi là đồng phân mạch cacbon
Những đồng phân khác nhau về vị trí của nhóm chức gọi là đồng phân vị trí nhóm chức
HĐ 10
HS quan sát
GV diễn giải cách viết 
GV giới thiệu mô hình
Dùng slide chiếu mô hình đặc
IV- CÁCH BIỂU DIỄN CẤU TRÚC KHÔNG GIAN PHÂN TỬ HỮU CƠ
Công thức phối cảnh
Công thức phối cảnh là một loại công thức lập thể
Mô hình phân tử 
Mô hình rỗng
Mô hình đặc
HĐ 11
HS quan sát và so sánh
GV hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ mối quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể
HĐ 12
GV cho ví dụ 
HS tự kết luận
V- ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ 
1- Khái niệm về đồng phân lập thể 
Ví dụ:
 H H Cl H 
 C = C C = C
 Cl Cl H Cl
 Cis Trans
Kết luận :
Đồng phân lập thể là những đồng phân có cấu tạo hóa học như nhau nhưng khác nhau về sự phân bố không gian của các nguyên tử trong phân tử 
2- Quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể 
Công thức phân tử giống nhau
Khác nhau về cấu tạo hóa học là đồng phân cấu tạo
Khác nhau

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 11(1).doc
Giáo án liên quan