Bài giảng Tiết 43: Không khí – sự cháy (tiết 3)

Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học sinh phân biệt được sự cháy & sự oxi hoá chậm , nêu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp để dập tắt sự cháy

2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích & tổng hợp

3.Thái độ biết biết liên hệ thực tế với địa phương nơi mình đang cư trú

II.Đồ dùng:

 1. G/v: phiếu học tập

 2. H/s: đọc trước phần II bài 28 sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43: Không khí – sự cháy (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giẳng:
Tiết 43 không khí – sự cháy
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Học sinh phân biệt được sự cháy & sự oxi hoá chậm , nêu được các điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp để dập tắt sự cháy
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích & tổng hợp
3.Thái độ biết biết liên hệ thực tế với địa phương nơi mình đang cư trú
II.Đồ dùng:
 1. G/v: phiếu học tập
 2. H/s: đọc trước phần II bài 28 sgk
III.Phương pháp:
 -Đàm thoại, hđn 
IV:Tổ chức giờ học:
 1.ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (7 phút): 1/ Cho biết thành phần của không khí ? biện pháp để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm ?
 2/ Trả lời bài tập số 1 tr.99 sgk ? đáp án : C
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
 * Khởi động: Sự cháy của đám cháy khi có gió to sẽ diễn ra như thế nào & tại sao lại như vậy & điều kiện dập tắt đám cháy thì làm như thế nào ?
Tg
 HĐ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 15
phút
 18
phút
Hoạt động 1
MT: phân biệt được sự cháy & sự 
oxi hoá chậm
- Như tiết trước chúng ta đã nghiên cứu t/d của lưu huỳnh , phôtpho, oxi có kèm theo 
sự toả nhiệt & phát sáng & được gọi là sự cháy 
? Liên hệ với thực tế lấy ví dụ về sự cháy mà em biết được ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
? Em hiểu như thế nào là sự oxi hoá chậm & lấy ví dụ về hiện tượng oxi hoá chậm ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
? Qua hai hiện tượng trên em cho biết sự cháy & sự oxi hoá chậm giống & khác nhau như thế nào ?
- Y/c hoạt động nhóm nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- G/v kẻ đôi bảng đ/d từng nhóm lên điền nhóm khác nhận xét bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng
 + Giống nhau: sự cháy & sự oxi hoá chậm đều là sự oxi hoá có toả nhiệt
 + khác nhau: sự cháy có phát sáng ; sự oxi hoá chậm không phát sáng
- G/v có thể bổ xung thêm: trong điều 
kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thnàh sự cháy đó là sự tợ bốc cháy vì vậy trong nhà máy người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống đề phòng sự tự bốc cháy.
Hoạt động 2
MT: nêu được các điều kiện phát sinh 
 sự cháy từ đó biết được các biện pháp 
để dập tắt sự cháy
? Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng không tự bốc cháy được --> muốn cháy được phải có điều kiện gì ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Muốn than, gỗ, cồn cháy được phải đốt cháy các vật đó.
? Đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì sảy ra ? vì sao ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + nếu ta đóng cửa lò, than sẽ cháy chậm lại & có thể tắt vì thiếu oxi
? vậy các điều kiện phát sinh & duy trì sự cháy là gì ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
? Vậy muốn dập tắt sự cháy ta cần phải thực hiện những biện pháp nào ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
? Trong thực tế để dập tắt đám cháy người ta thường dùng những biện pháp nào ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Trong thực tế: người ta phun nước , phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn cách vật cháy với không khí , trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa (đối với những đám cháy nhỏ).
? Em hãy phân tích cơ sở của những biện pháp đó ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm
 1/ Sự cháy.
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt & phát
sáng.
 Ví dụ: ga cháy, đốt một vật trong không khí hoặc trong oxi nguyên chất ...
 2/ Sự oxi hoá chậm.
- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
 Ví dụ: sắt thép bị gỉ , sự lên men ...
 3/ Điều kiện phát sinh & các biện pháp để dập tắt sự cháy
- Các điều kiện phát sinh sự cháy là: chất 
phải nóng đến nhiệt độ cháy , phải có đủ oxi 
cho sự cháy
- Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp sau: hại nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy , cách li chất cháy với oxi (với không khí)
4. Củng cố (4 phút): ? Thế nào là sự cháy & sự oxi hoá chậm ?
 ? Cho biết điều kiện phát sinh & các biện pháp để dập tắt sự cháy ?
 * Bài tập: 
 a) Cháy thường gây tác hậi nghiêm trọng về vật chất & cả sinh mạng con người. Vậy theo em phải có biện pháp nào để phòng cháy trong gia đình ?
 b) để dập tắt các đám cháy người ta dùng nước, điều này có đúng trong mọi trường hợp chữa cháy không ?
5. Dặn dò (3 phút)
 - Bài tập về nhà: từ bài 3 – bài 7 tr.99 sgk
 - Hướng dẫn bài 7: a) Vkhông khí mỗi người hít trong một ngày đêm.
 0,5m3 . 24 = 12m3
 - Lượng oxi có trong thể tích đó là:
 - Thể tích oxi mỗi người cần trong một ngày đêm:
 - Ôn tập chương 4 giờ sau luyện tập

File đính kèm:

  • docTIET43~1.DOC