Bài giảng Tiết 20: Bài thực hành 3 (tiết 1)

1.1. Kiến thức

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:

+ Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.

+ Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.

1.2. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

- Viết tường trình hoá học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Bài thực hành 3 (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 20
	Bài thực hành 3
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: 
+ Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
+ Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.
1.2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình hoá học.
1.3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc. Tinh thần tự giác, tích cực trong học tập
2. chuẩn bị
- GV: + Giáo án
	+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet, ống thuỷ tinh, đèn cồn, que đóm
	+ Hoá chất: KMnO4, các dung dịch: Ca(OH)2, Na2CO3, 
- HS: 	+ Ôn lại kiến thức về sự biến đổi của chất, phản ứng hoá học
	+ Nghiên cứu trớc nội dung bài.
3. phương pháp
- Nêu vấn đề; Quan sát; Thực hành; Hoạt động nhóm.
4. tiến trình dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
GV
HS
Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra? VD?
-Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất ban đầu.
-VD:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
.
4.3. Bài mới
*Vào bài: Các em đã đựợc học về hiện tợng vật lí, hiện tượng hoá học, dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. Để khắc sâu và kiểm chứng lại các kiến thức đó chúng ta cùng đi tiến hành một số thí nghiệm sau:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
* Hoạt động 1: tiến hành thí nghiệm
- GV: Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/52.
+ Nêu cách tién hành thí nghiệm 1
- HS: Thu nhận thông tin và nêu được cách tiến hành thí nghiệm.
-GV: Hướng dẫn HS các thao tác thí nghiệm, phát dụng cụ – hoá chất cho các nhóm và yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-HS: Theo dõi hướng dẫn của GV, nhận dụng cụ – hoá chất và tiến hành thí nghiệm.
- GV: Quan sát các nhóm HS tiến hành thí nghiệm, uốn nắn các thao tác chính xác của HS(nếu có).
+ Nêu hiện tượng quan sát được khi tiến hành thí nghiệm?
-HS: 
+ ống 1: Thuốc tím tan hết -> dung dịch có màu tím.
+ ống 2: Chất rắn trong ống nghiệm không tan hết. Dung dịch có màu đen
- Trong 2 ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hoá học ? Giải thích ?
- HS: 
+ ống 1: Xảy ra hiện tượng vật lí vì thuốc tím chỉ bị hoà tan thành dung dịch chứ không bị biến đổi thành chất khác.
+ ống 2: Vừa xảy ra hiện tượng vật lí, vừa xảy ra hiện tượng hoá học. Hiện tượng hoá học(thuốc tím đã biến đổi thành chất rắn khác không tan trong nước và chất khí làm que đóm bùng cháy), hiện tượng vật lí( quá trình hoà tan một phần chất rắn) 
- Theo em ở ống nghiệm nào đã xảy ra phản ứng hoá học. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra ?
- HS:
+ ở ống nghiệm 2 đã xảy ra phản ứng hoá học
+ Dấu hiệu: Đã tạo ra chất mới làm que đóm bùng cháy và tạo ra chất rắn không tan hết trong nước.
-GV : chốt kiến thức
- GV: Giải thích thêm: Khi đun KMnO4, thử thấy que đóm bùng cháy là do lúc này phản ứng xảy ra cha hoàn toàn, chất mới vẫn tiếp tục được tạo ra(khí oxi). Đun tiếp đến khi que đóm không cháy nữa, lúc này phản ứng đã xảy ra hoàn toàn(thuốc tím đã bị biến đổi hoàn toàn thành chất khác)
+KMnO4 khi đun nóng bị phân huỷ thành K2MnO4(kali manganat) MnO2 (mangan đioxit) và O2(Khí oxi)
+ Viết phương trình chữ của phản ứng ? 
- HS: Viết phương trình chữ.
Kali pemanganat → kali manganat + mangan dioxit + oxi
- GV: Canxi hiđroxit là một bazơ ít tan, phần tan tạo thành dung dịch Canxi hiđroxit (còn gọi là nước vôi trong) 
+ Yêu cầu HS tiếp tục thu nhận thông tin SGK/52.
+ Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
- HS: Thu nhận thông tin SGK và nêu được cách tiến hành thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng
+ Cho biết hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm ?
- HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát và nêu được:
a- ống 1: Không có hiện tượng gì.
+ ống 2: Nước vôi trong vẩn đục
b- ống 1: Không có hiện tượng gì.
+ ống 2: Xuất hiện vẩn đục.
- Theo em trong thí nghiệm trên, ở ống nghiệm nào đã có phản ứng hóa học xảy ra. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?
- HS: ở ống nghiệm 2 có phản ứng hoá học xảy ra . Dấu hiệu: xuất hiện vẩn đục màu trắng.
- GV: Vẩn đục đó chính là Canxi cacbonat. 
-GV : Yêu cầu HS đọc phần cho biết /52
+ Viết phương trình chữ của phản ứng ?
- HS: Đọc thông tin phần cho biết và viết phương trình chữ của phản ứng.
a. 
Canxi hiđroxit + khí cacbonic → Canxi cacbonat + nước
b. 
Canxi hiđroxit+ natri cacbonat → Canxi cacbonat + natri hiđroxit
- GV: Hướng dẫn HS kẻ bản tường trình và hoàn thành nội dung bản tường trình theo yêu cầu.
- HS: Dựa vào các thí nghiệm đã tiến hành, hiện tượng quan sát đợc và hoàn thành nội dung bản tường trình 
I- Tiến hành thí nghiệm:
1- Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng kali pemanganat(thuốc tím)
- Cách tiến hành: SGK/52
- Hiện tượng:
+ ống 1: Thuốc tím tan hết -> dung dịch có màu tím.
+ ống 2: Chất rắn trong ống nghiệm không tan hết. Dung dịch có màu đen
- Nhận xét: 
+ ống 1: Xảy ra hiện tượng vật lí 
+ ống 2:Vừa xảy ra hiện tượng vật lí, vừa xảy ra hiện tượng hoá học(có sự tạo thành chất mới)
2- Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với Canxi hiđroxit
- Cách tiến hành: SGK/52
- Hiện tượng:
 a- ống 1: Không có hiện tợng gì.
+ ống 2: Nớc vôi trong vẩn đục
b- ống 1: Không có hiện tợng gì.
+ ống 2: Xuất hiện vẩn đục.
- Nhận xét: ở ống nghiệm 2 đã có phản ứng hoá học xảy ra.
+ Dấu hiệu: Xuất hiện vẩn đục(chất không tan).
- Phương trình chữ:
a- Canxi hiđroxit + khí cacbonic → Canxi cacbonat + nước.
b-Canxi hiđroxit+ natri cacbonat → Canxi cacbonat + natri hiđroxit.
II- Tường trình:
4.4.Củng cố
- Thu bản tường trình thực hành.
- Nhận xét, đánh giá ý thức của HS trong giờ học. Thu dọn dụng cụ – hoá chất , vệ sinh dụng cụ – lớp học.
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về phản ứng hoá học.
- Đọc trớc nội dung bài “Định luật bảo toàn khối lợng ”.
5. rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct20.doc