Bài giảng Tiết 41 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Dạy lớp : 91,2,4

A. Mục tiêu :

- Học sinh biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

- Biết cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm

B. Đồ dùng dạy học :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học .

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 Bài 31 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN 
 Tuần 21 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 
- Ngày soạn : 31.12.2009
- Ngày dạy : 4.1.2010
- Dạy lớp : 91,2,4
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử 
- Biết cấu tạo bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm
B. Đồ dùng dạy học :
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học .
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Bảng tuần hoàn các nguyên tố có cấu tạo như thế nào ? và có ý nghĩa gì ? Ta cùng tìm hiểu bài 31
2. Phát triển bài : 33’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
28’
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn :
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn :
1. Ô nguyên tố :
Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối 
Số hiệu nguyên tử = Số thứ tự = Số điện tích hạt nhân = Số electron trong nguyên tử 
2. Chu kì :
Chu kì là dãy các nguyên tố, mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần 
Số thứ tự của chu kì = Số lớp electron
- Có 7 chu kì ( 1,2,3 là chu kì nhỏ 4,5,6,7 là chu kì lớn )
3. Nhóm :
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do dó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử 
Số thứ tự của nhóm = bằng số electron lớp ngoài cùng 
- Treo bảng tuần hoàn. Hỏi: Các nguyên tố hoá học được xếp vào bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào ?
- Kết luận 
- Giới thiệu sơ lược: Hơn 100 nguyên tố đuợc xếp vào bảng tuần hoàn. Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô, gồm 7 chu kì, 8 nhóm . Vậy ô nguyên tố, chu kì, nhóm cho ta biết điều gì ? và ý nghĩa ra sao ?
- Yêu cầu học sinh quan sát ô nguyên tố số 12
- Vẽ ô số 12 lên bảng . Hỏi: Nhìn vào ô số 12 ta biết được thông tin gì về nguyên tố ?
- Kết luận 
- Hãy so sánh: Số hiệu nguyên tử, số điện tích hạt nhân, số electron, số thứ tự ?
- Yêu cầu học sinh quan sát lại bảng tuần hoàn và cho biết: có mấy chu kì ? Các nguyên tố trong chu kì có đặc điểm gì? ( Gợi ý : Xét số lớp electron, số điện tích hạt nhân )
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày 
- Sửa chữa - Kết luận 
- Gọi 1 học sinh xác định số điện tích hạt nhân của các nguên tố ở chu kì 3 ?
- Yêu cầu học sinh quan sát nhóm I và nhóm VII. Xét sơ đồ cấu tạo nguyên tử va số điện tích hạt nhân ? Hỏi :
+ Các nguyên tử lớp ngoài cùng như thế nào ?
+ Số điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới tăng hay giảm ?
- Vậy nhóm gồm những nguyên tố như thế nào ?
- Sửa chữa, bổ sung 
- Quan sát sơ lược bảng tuần hoàn. Đọc SGK nêu được nguyên tắc sắp xếp 
- Xác định:
+ Ô nguyên tố 
+ Chu kì
+ Nhóm 
- Quan sát ô số 12
- Lần lượt xác định :
+ Số hiệu nguyên tử 
+ Tên nguyên tố 
+ Kí hiệu hoá học 
+ Nguyên tử khối 
- Quan sát và kết luận 
- Các nhóm cùng trao đổi 
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp cùng nhận xét, bổ sung 
-
 Gồm 8 nguyên tố: Điện tích tăng dần từ 11+ đến 18+
- Các nhóm cùng trao đổi thảo luận 
- Tổng hợp 2 câu hỏi trên phát biểu 
3. Củng cố : 5’
Ô nguyên tố cho biết gì ? Chu kì là gì ? Nhóm gồm những nguyên tố như thế nào ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Biết nguyên tố X có cấu tạo như sau: Điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn ?
5. Dặn dò : 1’
- Xét các nguyên tố trong chu kì 2 và nhóm VI ( Số lớp electron, số điện tích hạt nhân, số electron lớp ngoài cùng)
- Xem trước phần III 

File đính kèm:

  • docTiết 41 Bài 31 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.doc