Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 69)

) Kiến thức :

- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức về : sự điện ly, axit – bazơ, muối, nhóm nitơ – photpho, cacbon – silic.

2) Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất và ngược lại từ tính chất của chất để dự đoán cấu tạo của các chất.

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập.

3) Tình cảm, thái độ:

 

doc139 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 69), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn HV thu hồi hóa chất, vệ sinh sạch sẽ lớp học.
*GV: Hướng dẫn HV về nhà viết bài tường trình thí nghiệm.
*HV: Vệ sinh lớp học.
*HV: Nghe giảng + ghi nội dung.
4.Củng cố:
*GV: Khắc sâu lại các thí nghiệm trong buổi thực hành.
5. Dặn dò:
*GV: Yêu cầu HV nộp bài tường trình thí nghiệm vào buổi học sau.
*GV: Yêu cầu HV ôn tập nội dung kiến thức chương III và IV, chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn : 02/11/2010
Lớp
Tiết
Ngày giảng
Sĩ số
phép
12A
12B
12C
 Tiết 25
 KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 2
A – MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
	- Kiển tra, đánh giá sự nắm vững kiến thức của học viên trong chương III và chương IV.
2) Kĩ năng:
	- Kiểm tra, đánh giá kĩ năng giải bài tập và kĩ năng viết các phương trình hóa học liên quan đến chương III và chương IV.
3) Tình cảm, thái độ:
	- HV tích cực, chủ động nghiêm túc trong khi làm bài.
B – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HV
*HV: Ôn tập toàn bộ kiến thức chương III và chương IV.
*GV: Đề + đáp án + thang điểm.
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM )
Đề
Đáp án
Thang điểm
Câu 1: Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. C6H5NH2 B. H2N – CH2 – COOH
C. CH3 – NH2 D. H2N – CH – COOH 
 |
 CH2 – CH2 – COOH
Câu 2: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Polietilen B. tinh bột
C. policaproamit D. nilon – 6,6
Câu 3: ARN được phân chia thành mấy loại?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 4: Khi đồng trùng hợp buta – 1,3 – đien với stiren có xúc tác Na được polime dùng để sản xuất loại cao su nào?
A. cao su buna – S B. cao su buna – N 
C. cao su buna D. cao su thiên nhiên
Câu 5: Khi cho anilin tác dụng với nước brom thấy xuất hiện hiện kết tủa màu gì?
A. đỏ B. trắng C. vàng D. xanh
Câu 6: Polime có mấy kiểu cấu trúc?
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 7: C2H5NH2 trong H2O không phản ứng với chất nào trong số các chất sau?
A. HCl B. H2SO4 C. KOH D. HNO3
Câu 8: Poli ( metyl metacrylat ) còn được gọi là gì?
A. thủy tinh B. thạch anh
C. silicat D. thủy tinh hữu cơ
C
A
B
A
B
D
C
D
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
II – PHẦN TỰ LUẬN ( 8 ĐIỂM )
Đề
Đáp án
Thang điểm
Câu 1 ( 2 điểm ) : Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:
a) PVC ( làm vải giả da ) và da thật.
b) Tơ tằm và tơ nitron.
Câu 2 ( 2,5 điểm ) : Viết các PTHH của các phản ứng điều chế các chất theo sơ đồ:
stiren polistiren
etilen polietilen
vinylcloruapolivinylclorua
acrilonitrinpoliacrilonitrin
buta-1,3-đienpolibuta-1,3-đien
Câu 3( 3,5 điểm ) : Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,115g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol nA:nNaOH = 1: 1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo A và tên gọi của A.
a) Đốt da thật có mùi khét còn PVC không có mùi khét.
b) Đốt tơ tằm có mùi khét còn tơ nitron không có mùi khét.
2
- nHCl = 0,08 . 0,125= 0,01 mol
- nA=nHCl = 1:1→A có 1 nhóm – NH2
- nA=nNaOH =1:1→A có 1 nhóm – COOH 
Đặt CTTQ(A): H2N – R – COOH 
H2N-R-COOH +HCl → ClH3N-R-COOH 
 0,01 → 0,01 → 0,01
Ta có: 0,01(R+97,5)=1,115→R = 14(-CH2-)
CTPT: C2H5O2N
CTCT: H2N – CH2 – COOH ( glyxin )
1
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,75
0,75
C – tiÕn tr×nh d¹y – häc
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.
3. Bài mới :	
Hoạt động 1
Phát đề kiểm tra
Hoạt động 2
Bao quát lớp trong quá trình làm bài
Hoạt động 3
Thu bài kiểm tra
4. Củng cố: không.
5. Dặn dò:
*GV: Dặn dò HV về nhà đọc trước nội dung bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại.
Ngày soạn : 02/11/2010
Lớp
Tiết
Ngày giảng
Sĩ số
phép
12A
12B
12C
 CHƯƠNG V : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
 Tiết 26
BÀI 17: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG
TUẦN HOÀN, CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
A – MỤC TIÊU
1) Kiến thức: HV nêu lên được :
	- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn.
	- Cấu tạo của nguyên tử kim loại và cấu tạo tinh thể của các kim loại.
	- Liên kết kim loại.
2) Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng : từ vị trí của kim loại suy ra cấu tạo và tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và phương pháp điều chế.
3) Tình cảm, thái độ:
	- HV chủ động, tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Có thái độ yêu thích môn học.
B – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HV
*GV: SGK, tài liệu tham khảo, tranh vẽ về 3 kiểu mạng tinh thể kim loại.
*HV: Bảng tuần hoàn, chuẩn bị bài theo nội dung SGK.
C – tiÕn tr×nh d¹y – häc
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 
I – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
*GV: Em hãy quan sát bảng tuần hoàn, và cho biết có tổng số bao nhiêu nguyên tố hóa học? Số lượng các nguyên tố kim loại?
*GV: Dựa vào bảng tuần hoàn, em hãy tìm vị trí của các nguyên tố kim loại
*GV: Gợi ý HV để đưa ra kết luận về vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.
*HV: Thảo luận:
- Có gần 110 nguyên tố hóa học.
- Có khoảng 90 nguyên tố kim loại.
*HV: Thảo luận.
 SGK.
*HV: Thảo luận.
 SGK.
II – CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
Hoạt động 2
Cấu tạo nguyên tử
*GV: Em hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố: Na, Mg, Al và P, S, Cl?
*GV: Em hãy so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên?
*GV: Em hãy đưa ra kết luận về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố kim loại?
*HV: Viết cấu hình:
Na: 1s22s22p63s1 Mg: 1s22s22p63s2
Al : 1s22s22p63s23p1 
 P : 1s22s22p63s23p3
S : 1s22s22p63s23p4 
Cl : 1s22s22p63s23p5
*HV: Thảo luận:
- nguyên tố kim loại có:1,2 hoặc 3e lớp ngoài cùng.
- nguyên tố phi kim có: 5,6 hoặc 7e lớp ngoài cùng.
*HV: Thảo luận:
 SGK.
Hoạt động 3
2) Cấu tạo tinh thể
*GV: Thông báo cho HV biết về đơn chất kim loại.
*GV: Treo tranh vẽ về 3 kiểu mạng tinh thể kim loại, yêu cầu HV nhận xét và kết luận về 3 kiểu mạng tinh thể kim loại?
*GV: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa 3 kiểu mạng tinh thể kim loại?
*GV: Thế nào là liên kết kim loại?
*GV: Em hãy so sánh liên kết kim loại với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?
*HV: Nghe.
*HV: Dựa vào tranh và đưa ra cấu tạo của 3 kiểu mạng kim loại.
*HV: So sánh.
*HV: Thảo luận.
4. Củng cố:
*GV: Cho HV tìm vị trí của 22 nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn để thấy phần còn lại của bảng là vị trí của các nguyên tố kim loại.
*GV: Cho HV phân biệt cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo của đơn chất kim loại để thấy được trong đơn chất kim loại có liên kết kim loại.
*GV: Gọi HV đứng tại chỗ làm bài tập 4, 5, 6 SGK trang 82.
	- Bài tập 4: → Đáp án B. 
	- Bài tập 5: → Đáp án D.
	- Bài tập 6: → Đáp án B.
5. Dặn dò:
*GV: Dặn dò HV về nhà học nội dung bài cũ.
*Bài tập về nhà: bài tập 7, 8, 9 SGK trang 82.
Ngày soạn : 09/11/2010
Lớp
Tiết
Ngày giảng
Sĩ số
phép
12A
12B
12C
 CHƯƠNG V : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Tiết 27
BÀI 18 : TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
A – MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
HV biết: - tính chất vật lý chung và tính chất hóa học chung của kim loại.
HV hiểu:- Nguyên nhân gây ra tính chất vật lý chung của kim loại.
	 - Bản chất của tính chất hóa học là tính khử.
2) Kĩ năng:
	- Rèn luyện cho HV kĩ năng suy diễn: từ vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, suy ra cấu tạo phân tử và tính chất của kim loại.
3) Tình cảm, thái độ:
	- HV chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức, HV có thái độ yêu thích môn học.
B – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HV
*GV: SGK, tài liệu tham khảo.
	Hóa chất: Bột Al, Mg lá.
	Dụng cụ: đèn cồn, kẹp sắt, giá thí nghiệm.
*HV: Chuẩn bị bài theo nội dung SGK.
C – tiÕn tr×nh d¹y – häc
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
*GV: Em hãy trình bày về cấu tạo tinh thể kim loại, so sánh về cấu tạo của 3 kiểu mạng tinh thể?
3. Bài mới:
Hoạt động 1 
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
*GV: Dựa vào kinh nghiệm trong thực tiễn, em hãy nêu khái quát về tính chất vật lí của kim loại?
*GV: Em hãy giải thích về tính dẻo của kim loại?
*GV: Em hãy giải thích về tính dẫn điện của kim loại?
*GV: Em hãy giải thích về tính dẫn nhiệt của kim loại?
*GV: Em hãy giải thích về tính có ánh kim của kim loại?
*GV: Em hãy kết luận về tính chất vật lí chung của kim loại?
*GV: Ngoài những tính chất vật lí chung, kim loại còn có những tính chất không giống nhau: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và độ cứng khác nhau.
1) Tính chất vật lí chung
*HV: Thảo luận:
- Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
2) Giải thích
*HV: Thảo luận:
- Vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách dời khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.
*HV: Thảo luận:
- Khi đặt một hiệu điện thế vào 2 đầu dây kim loại, những electron tự do sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
*HV: Thảo luận:
- Các electron chuyển động ở vùng nhiệt độ cao sang vùng nhiệt độ thấp, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này, tạo nên sự dẫn nhiệt.
*HV: Thảo luận:
- Các electron tự do phản xạ được hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.
*HV: Thảo luận:
- Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loai.
*HV: Nghe.
Hoạt động 2
II – TÍNH CHẤT HÓA HỌC
*GV: Dựa vào đặc điểm của lớp electron ngoài cung, em hãy suy ra tính chất hóa học chung của kim loại?
*HV: Thảo luận:
- Do có 1,2,3 e lớp ngoài cùng, nên kim loại dễ nhường đi 1, 2, 3e để trở thành cấu hình bền của khí hiếm.
 M → Mn+ + ne
→ Kim loại có tính khử.
1) Tác dụng với phi kim
*GV: Thông báo: nhiều kim loại có thể khử phi kim đến mức oxi hóa âm.
*GV: Mô tả thí nghiệm dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo. Yêu cầu HV viết PTHH?
*GV: Làm thí nghiệm: bột nhôm cháy mạnh trong không khí, tạo thành Al2O3. Yêu cầu HV viết PTHH?
*GV: Làm thí nghiệm: đốt mảnh Mg trên ngọn lửa đèn cồn, yêu cầu HV quan sát và viết PTHH?
*GV: Yêu cầu HV viết PTHH của phản ứng giữa:
Fe + S ; Hg + S
*GV: Phản ứng giữa Hg và S xảy ra ở điều kiện thường, nên S dùng để thu hồi Hg nếu xảy việc rơi vãi Hg trong phòng thí nghiệm, vì Hg rất độc còn HgS không độc.
*HV: Nghe.
*HV

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa hoc 12 P1.doc