Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 6: Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp dạy nghề

I. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG KỸ THUẬT TRONG

TRƯỜNG TRUNG HỌC

1. Mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục lao động kỹ thuật trong trường

trung học

1.1. Mục đích

- Góp phần tích cực vào việc đào tạo học sinh theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục

của Đảng:

Điều 27: Mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các

kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành

nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm

công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham

gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết

quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết

ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp,

học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những

kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu

biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá

nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề

hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Giúp học sinh nắm vững, củng cố, mở rộng kiến thức và thực hành những điều

đã học được.

- Tăng cường thể lực, có ý thức và tinh thần sẵn sàng lao động, có óc thẩm mỹ về

lao động.

- Rèn luyện phẩm chất của người lao động mới, có kỹ năng lao động, biết kết

hợp lao động trí óc và lao động chân tay (học đi đôi với hành ).

pdf22 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 6: Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp dạy nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng nghiệp. 
Những yêu cầu trên đòi hỏi giáo viên bộ môn cần thực hiện nhằm giúp cho học 
sinh có biểu tượng tương đối rõ ràng về những nghề có liên quan đến môn học, hình 
thành dần sự định hướng chọn nghề qua các bài giảng cụ thể, xây dựng phương pháp, 
tác phong làm việc phù hợp với nghề định chọn.
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất.
- Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp:Tổ chức thực hiện hoạt 
động hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp thông qua việc tổ chức học chương trình 
hướng nghiệp ( Theo chương trình sinh hoạt hướng nghiệp của Bộ giáo dục đào tạo 
ban hành).
- Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.
5. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
5.1. Khái niệm
 Quản lý công tác hướng nghiệp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm 
đạt được mục tiêu đề ra. 
5.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
5.2.1. Cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
a. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn 
diện đã được xác định trong Luật giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 
và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến 
yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào 
việc phân luồng cho học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc 
được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
Chương 6- Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề
98
b. Phát triển giáo dục hướng nghiệp phải trên cơ sở phục vụ sự phát triển kinh 
tế- xã hội của đất nước và của địa phương. Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông ngoài 
ý nghĩa về giáo dục phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, chính trị và có tác dụng tích cực 
đối với việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho xã hội.
c. Hướng nghiệp phải mang tính xã hội hoá cao, phải phát huy được sức mạnh 
của các lực lượng trong và ngoài xã hội tham gia vào công tác hướng nghiệp.
d. Giáo dục hướng nghiệp phải được đặt trong quan điểm phát triển toàn diện, 
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các biện pháp đưa ra đều phải dựa trên cơ 
sở các văn bản chỉ đạo công tác hướng nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo và cơ sở 
thực tiễn của địa phương.
e. Thực trạng công tác hướng nghiệp và quản lý hướng nghiệp hiện nay cho thấy 
còn có những tồn tại cần khắc phục để giáo dục hướng nghiệp thực sự đáp ứng các yêu 
cầu phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, phù hợp với năng lực sở trường của 
người chọn nghề nhưng cũng phải định hướng nghề nghiệp cho họ nhằm góp phần tạo 
ra cơ cấu nhân lực hợp lý cho hiện tại và tương lai.
5.2.2.Các biện pháp cụ thể
a. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp, 
quản lý hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục khác 
 Làm cho các cấp quản lý quán triệt các chủ trương của Đảng và Nhà nước về 
giáo dục kỹ thuật tổng hợp –hướng nghiệp - dạy nghề phổ thông đã được khẳng định 
trong Luật Giáo dục, nắm được văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chỉ thị nhiệm vụ 
năm học của Bộ trưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục – Đào 
tạo về công tác hướng nghiệp ngay từ đầu năm học. Sở Giáo dục – Đào tạo cần thể 
hiện rõ ràng việc triển khai nhiệm vụ chung của ngành về công tác này cho các trường 
phổ thông, đồng thời giao chỉ tiêu thực hiện công tác hướng nghiệp (thông qua việc 
triển khai các con đường hướng nghiệp) cho các trường, mạnh dạn cho cho trường chủ 
động triển khai việc dạy nghề phổ thông cho phù hợp với thực tiễn địa phương nhưng 
phải đảm bảo chất lượng và coi đây là một trong những chỉ tiêu thi đua để đánh giá 
xếp loại các trường.
Mỗi trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể cùng với những chỉ tiêu nhất định làm 
tiêu chí phấn đấu đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và cũng 
đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua ở các bộ phận tham gia công tác hướng nghiệp trong 
nhà trường (giáo viên bộ môn, giáo viên kỹ thuật, giáo viên chủ nhiệm).
 Đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những 
người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp, vì vậy cần phải làm cho họ nhận 
thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu cần phải 
đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp. Hàng năm, sau khi lĩnh 
hội những nội dung tập huấn về công tác hướng nghiệp do Trung tâm lao động –
Hướng nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức, những nội dung này cần được phổ 
biến đến đội ngũ giáo viên và những người làm công tác hướng nghiệp để trên cơ sở 
nắm được các vấn đề về lý luận, các giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch triển khai công 
tác hướng nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Làm cho họ hiểu rõ, hướng 
nghiệp không phải là nhiệm vụ của những người có trách nhiệm mà là nhiệm vụ chung 
Chương 6- Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề
99
của tất cả giáo viên trong nhà trường. Ở từng cương vị khác nhau người giáo viên đều 
có thể tận dụng thời gian, điều kiện, hiểu biết của mình để giúp đỡ học sinh và làm tốt 
công tác hướng nghiệp. “ Mưa dần thấm lâu”, nếu tất cả các thành viên trong nhà 
trường đều thấu hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để tác động đến nhận thức 
học sinh thì chắc rằng sẽ giúp được học sinh chọn nghề phù hợp.
 Đối với cha mẹ và bản thân học sinh
Cha mẹ học sinh và bản thân học sinh là những người quyết định cuối cùng trong 
việc lựa chọn nghề, vì vậy nhận thức của học có ảnh hưởng rất lớn đến kết qủa của quá 
trình hướng nghiệp.
Thông qua các buổi họp phụ huynh, các phương tiện thông tin đại chúng, cần làm 
cho cha mẹ học sinh nhận thức rõ ý nghĩa của việc hướng nghiệp đối với sự thành đạt 
nghề nghiệp của con em họ sau này. Điều này rất khó khăn trong cơ chế thị trường 
hiện nay, khi nhận thức của không ít người còn lệch lạc, không có sự hiểu biết sâu sắc 
về nghề nghiệp dẫn đến không tư vấn được cho con em mình trong quá trình chọn 
nghề để dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” . Đồng thời phải xoá dần tư tưởng 
“đại học” trong nhận thức của cha mẹ học sinh. Chỉ mong con mình được vào đại học 
bằng mọi giá nên bắt con học ngày học đêm. Hay xóa bỏ tư tưởng cho con học nghề 
phổ thông chỉ để có điểm cộng vào kết quả thi tốt nghiệp mà không cho đó là con 
đường hướng nghiệp cần thiết cho con em mình.
Qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khoá, cần lồng ghép các nội 
dung tuyên truyền để học sinh thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề, tạo 
động lực cũng như cơ hội cho các em tham gia vào các hình thức hướng nghiệp một 
cách tự nguyện.
 Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng trong toàn xã hội: Phải làm 
cho chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác quan tâm đến công tác 
hướng nghiệp để họ tích cực tham gia giúp đỡ nhà trường trong công tác này. Bằng 
cách:
- Tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương để họ giữ vai trò chủ trì, có 
trách nhiệm huy động các lực lượng, giúp đỡ các điều kiện để triển khai công tác 
hướng nghiệp và chỉ đạo sử dụng học sinh ra trường. Đồng thời tranh thủ sự đóng góp 
ý kiến của chính quyền địa phương vào việc lập kế hoạch hướng nghiệp.
- Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất để học sinh có 
thể đi tham quan, thực tập tay nghề ở các cơ sở này và vận động họ giúp đỡ về cơ sở 
vật chất- kỹ thuật, về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề để giúp nhà trường giới thiệu 
nghề và dạy nghề cho học sinh.
b. Xây dựng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội 
tôn vinh. (NQTW2 Khoá VIII trang 40). Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giáo 
dục hướng nghiệp trong thời gian tới, chúng ta cần có một đội ngũ giáo viên có phẩm 
chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm về dạy nghề và 
hướng nghiệp, đặc biệt có tay nghề thực hành giỏi. Đội ngũ giáo viên dạy hướng 
nghiệp phải đủ các loại hình bao gồm giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và 
hướng nghiệp. Hiện nay các trường không có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách mà 
Chương 6- Quản lý hoạt động giáo dục lao động hướng nghiệp - dạy nghề
100
chỉ có giáo viên kiêm nhiệm nhưng để dạy hướng nghiệp cho học sinh cũng cần có 
những giáo viên thật sự có năng lực và tâm huyết với nghề. Vì vậy, để nâng cao chất 
lượng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp cần:
- Tổ chức tốt công tác tập huấn bồi dưỡng cho các giáo viên tham gia công tác 
giáo dục hướng nghiệp. 
- Phát huy, tạo điều kiện cho giáo viên dạy bộ môn kỹ thuật công nghiệp và kỹ 
thuật nông nghiệp tham gia vào công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ 
thông ngay tại trường để vừa quản lý hoạt động học của học sinh vừa phát hiện, giúp 
đỡ những em có năng khiếu ở các lĩnh vực nghề nghiệp một cách thiết thực và hiệu 
quả.
- Hợp đồng với giáo viên dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề 
về dạy hướng nghiệp cho học sinh.
- Vận động các nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề 
truyền thống của địa phương và đất nước nhằm giữ gìn và phát huy các ngành nghề 
truyền thống, đồng thời tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cho địa phương. Tuy nhiên, 
các nghệ nhân thường giỏi về nghề nhưng thường chưa có phương pháp sư phạm nên 
khi sử dụng đội ngũ này cần thiết phải giúp đỡ họ để họ có thể truyền đạt, hướng dẫn 
nghề cho học sinh có kết quả.
- Cử giáo viên và cán bộ quản lý đi tham quan, học tập ở một số trường làm tốt 
công tác hướng nghiệp như ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc những trường có điều kiện 
tương tự nhưng làm tốt công tác hướng nghiệp.
- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm cha mẹ học sinh đang công tác ở các lĩnh 
vực nghề nghiệp được đánh giá là có uy tín và năng lực cũng như phẩm chất đạo đức 
nghề nghiệp; những cựu học sinh đang học tại các trường đại học, cao đẳng, 

File đính kèm:

  • pdfchuong_6.pdf