Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 5: Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2. Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2.1. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

2.1.1. Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ và dạy người. Nếu nhà trường chỉ thực

hiện hoạt động dạy - học các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ

không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế về

tình huống thực tế, hạn chế về thời gian các em hầu như không có điều kiện để trải

nghiệm những kiến thức đã học vào hoạt động thực tế. Vì vậy, việc nhà trường tổ chức

các hoạt động, các mối quan hệ khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện

quan trọng để hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho học sinh. Nói

cách khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong việc thực

hiện nhiệm vụ dạy người trong các nhà trường hiện nay.

Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được

khẳng định tại điều 27 Điều lệ trường tiểu học và điều 24 Điều lệ trường trung học

(ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2000), là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà

trường:

- Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua các môn bắt buộc và tự

chọn

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực

lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức,

Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động “phụ”,

hoạt động “bề nổi” mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của

các nhà trường.

2.1.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai

chiều giữa nhà trường và xã hội

- Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát

huy vai trò tích cực của mình đối với xã hội , mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với

hành, nhà trường với xã hội thông qua việc đưa Thầy và Trò tham gia các hoạt động

cộng đồng.

pdf51 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 5: Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p là:
+ Cấu trúc chương trình các môn học thay đổi phù hợp với việc đưa giáo dục dân 
số vào chương trình.
+ Nội dung giáo dục dân số trở thành một bộ phận kiến thức không thể thiếu 
được.
- Lồng ghép là:
+ Chương trình môn học không thay đổi.
+ Chỉ bổ sung các ví dụ, các tư liệu có liên quan đến nội dung giáo dục dân số.
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
60
b. Nội dung giáo dục dân số ở trường phổ thông được tích hợp, lồng ghép vào 
một số môn học:
- Ở trường tỉểu học, nội dung giáo dục dân số được tích hợp, lồng ghép vào một 
số môn học: đạo đức, tự nhiên và xã hội (lớp 1, 2, 3), khoa học – địa lí (lớp 4, 5).
- Trung học cơ sở, trung học phổ thông, nội dung giáo dục dân số được tích hợp, 
lồng ghép vào một số môn học: giáo dục công dân, sinh học, địa lí, ngữ văn.
3.3.2. Giáo dục dân số thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong nhà trường phổ thông, bên cạnh việc giáo dục dân số được tích hợp, lồng 
ghép vào một số môn học trên lớp, giáo dục dân số thông qua các hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp được thực hiện vào các thời điểm thích hợp trong năm học cũng là 
một kênh giáo dục dân số có hiệu quả. Ví dụ như:
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn sinh học, địa lícó nội dung giáo dục 
dân số, giới tính.
- Tổ chức và duy trì sinh hoạt câu lạc bộ bạn gái, câu lạc bộ bạn trai.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung giáo dục dân số, giới, giới 
tính nhân các dịp trong năm học: tuần lễ dân số từ 20/10 đến 20/11, ngày 1/12 (ngày 
thế giới phòng chống AIDS), ngày 26/12 (ngày dân số Việt Nam), ngày 14/2 (ngày lễ 
tình yêu đối với học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở), ngày 8/3

1. Xác định “địa chỉ” bài học có nội dung tích hợp hoặc có thể lồng ghép nội 
dung giáo dục dân số, giáo dục giới tính của môn đạo đức đối với trường tiểu học, của 
môn giáo dục công dân đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
2. Xác định “địa chỉ” bài học có nội dung tích hợp hoặc có thể lồng ghép nội 
dung giáo dục dân số, giáo dục giới tính của môn tìm hiểu tự nhiên xã hội đối với 
trường tiểu học, của môn sinh học đối với trường trung học cơ sở, trường trung học 
phổ thông
3. Xác định “địa chỉ” bài học có nội dung tích hợp hoặc có thể lồng ghép nội 
dung giáo dục dân số, giáo dục giới tính của môn khoa học và môn địa lí đối với 
trường tiểu học, của môn địa lí đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ 
thông
4. Xác định nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ 
đề: dân số vào tuần lễ dân số 20/10 đến 20/11 và ngày 26/12 cho đơn vị công tác.
5. Xác định nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ 
đề: giới – giới tính cho các ngày 1/12, 14/2, 8/3 cho đơn vị công tác.
6. Đối với trường THPT, hãy giải quyết tình huống sau, câu chuyện xảy ra trong 
Hội trại Xuân do trường THPT X, thành phố H tổ chức nhân dịp xuân về. Câu chuyện 
đã được đưa lên báo T với tiêu đề “Có một đêm xuân như thế” 
Đêm ấy đã có không ít thầy cô giáo của trường phải ”khủng hoảng” khi chứng 
kiến cảnh mấy nam sinh, nữ sinh lớp 12 hồn nhiên, tinh nghịch đang ngồi lọt thỏm 
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
61
trong lòng nhau ngay giữa sân trường mùa xuân, trong buổi hội trại của trường. Cô 
giáo chủ nhiệm đã được những thấy cô chứng kiến đề nghị nhắc nhở học trò của 
mình. Thế nhưng, chưa kịp nhắc nhở thì cơn khủng hoảng đã chuyển thành “trận”
rúng động khi các thầy cô “thanh tra” các lều trại phát hiện ra “một cảnh động trời”. 
“Trời ơi”, một cô giáo còn thảnh thốt khi kể lại cho chúng tôi nghe cảnh tượng “kinh 
khủng” mà cô đã nhìn thấy đầu tiên trong đời dạy học của mình: một nhóm nam sinh, 
nữ sinh trong lớp đang trùm chung chăn và “hồn nhiên” ngủ (!)
- Là nhà giáo dục, Anh/Chị hãy đưa ra phương án giải quyết tình huống này. Tại 
sao Anh/Chị lại chọn phương án đó ?
- Qua tình huống này, Anh/Chị có suy nghĩ gì về việc giáo dục giới tính của nhà 
trường X. Hãy liên hệ với thực tế giáo dục giới tính ở đơn vị công tác.
III. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRONG NHÀ 
TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
1. Khái quát về giáo dục phòng chống ma túy trong trường phổ thông
1.1. Giáo dục phòng chống ma túy là gì ?
Giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy là một nội dung giáo dục được thực hiện ở 
các nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mở 
cửa hội nhập và phát triển. Giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy nhằm giáo dục cho 
học sinh có những hiểu biết về tệ nạn ma túy, giáo dục kĩ năng sống để học sinh biết 
cách giữ mình không bị ảnh hưởng của tệ nạn ma túy và tham gia đấu tranh với tệ nạn 
này ở trong nhà trường và ngoài xã hội.
1.2. Tại sao cần phải tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong 
nhà trường phổ thông ?
- Trên thế giới, nạn buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy đang là 
“cơn lốc” dữ dội trên khắp thế giới, đã và đang là hiểm họa của nhiều nước trên thế 
giới. Theo số liệu mới nhất của chương trình kiểm soát ma túy Liên hiệp quốc 
(UNDCP), hiện nay trên thế giới có khoảng 218.2 triệu người đang thường xuyên sử 
dụng ma túy bất hợp pháp. Buôn bán ma túy là lĩnh vực kinh doanh có lời nhất, chỉ 
đứng sau buôn bán vũ khí; do đó, các hoạt động phòng chống các tổ chức buôn bán, 
vận chuyển, tiêu thụ ma túy là công việc vô cùng khó khăn, tốn kém, thậm chí cả đổ 
máu. Ma túy thật sự là mối đe dọa an ninh, trật tự của cộng đồng nhân loại toàn thế 
giới. Hợp tác quốc tế trở thành mặt trận chung, là nhu cầu bức xúc của các quốc gia 
trên thế giới để chống tệ nạn ma túy. Từ ngày 8 đến ngày 10/6/1998, tại New York 
(Mỹ) đã diễn ra kì họp đặc biệt lần thứ 20 Đại Hội đồng Liên hiệp quốc về chống ma 
túy, nhằm hình thành chiến lược xóa bỏ hoàn toàn tệ nạn ma túy.
- Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy ở 
nước ta diễn biến rất phức tạp, đã và đang trở thành hiểm họa lớn cho toàn xã hội. Tệ 
nạn ma túy thật sự đã trở thành nỗi lo lắng của mỗi gia đình, là nguy cơ đe dọa sự phát 
triển bền vững của đất nước và của dân tộc ta. 
Theo thống kê của cơ quan công an, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lí một 
số năm như sau:
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
62
Năm Số người nghiện có hồ sơ quản lí
1998 97.034
1999 104.547
2000 101.306
2001 113.903
2002 142.001
2003 160.700
2005 158.000
(Nguồn: Tạp chí Phòng chống ma túy – Số 7/2000, trang 2; số 4/2004, trang 3; 
Báo Tuổi trẻ ngày 16/3/2006)
+ Cuối năm 2004, cả nước có 5.093/11.000 xã, phường không có ma túy, chiếm 
tỉ lệ 48.7% tổng số xã phường của cả nước, tỉ lệ này cũng gần bằng so với năm 2000
(nguồn: tạp chí Phòng chống ma túy số 3/2005, trang 13). Hàng năm, khoảng 2.000 tỉ 
đồng được hơn 10 vạn người nghiện ma túy ở Việt Nam dùng để mua và sử dụng các 
chất ma túy, đó là con số do Úy Ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ 
nạn ma túy mại dâm đưa ra ngày 20/11/2000. Cũng theo thống kê thì hiện cả nước có 
trên 70.000 người nhiễm HIV/AIDS (tính đến đầu năm 2004), trong đó có tới trên 
60% số người nhiễm bệnh qua tiêm chích ma túy; 40% các vụ trọng án do người 
nghiện ma túy gây ra và 85.5% người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự.
+ Đặc biệt nghiêm trọng, ma túy đã lan vào học đường trên qui mô cả nước, đã 
có một bộ phận học sinh, sinh viên và cả giáo chức là nạn nhân của tệ nạn ma túy. 
Trong thời gian qua, công tác giáo dục phòng chống ma túy trong các nhà trường đã 
được đẩy mạnh, bước đầu số học sinh, sinh viên và giáo viên nghiện ma túy và liên 
quan đến ma túy đã giảm nhưng chưa có cơ sở vững chắc và đảm bảo sự ổn định, bền 
vững. Bằng chứng là một số địa phương năm 2005 có số học sinh, sinh viên và giáo 
viên nghiện ma túy tăng trở lại như Sơn La, Nghệ An (nguồn: tạp chí Phòng chống ma 
túy số 10/2005, trang 3)
Số học sinh, sinh viên và giáo viên nghiện ma túy và liên quan đến tệ nạn ma túy 
bị phát hiện những năm qua:
Năm Số người liên quan đến tệ nạn ma túy bị phát hiện
1997 2700
1998 2468
1999 2221
2000 1533
2003 979 (trong đó: 503 học sinh, 177 sinh viên, 299 giáo viên)
2005 1234 (riêng Sơn La có 333 học sinh, sinh viên và giáo viên)
(Nguồn: Báo cáo Vụ công tác chính trị Bộ GD & ĐT tháng 6/2001, Báo Thanh 
niên ngày 10/1/2004, Báo Người lao động điện tử ngày 17/11/2005)
Chương 5- Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
63
- Tệ nạn ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của 
bản thân người nghiện, mà còn gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt trong đời sống 
kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi cộng đồng dân cư , mỗi quốc gia và toàn thế giới. Vì 
vậy, cần phải tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn ma túy ở các địa phương, nhất 
là trong các nhà trường để thực hiện mục tiêu của “Kế hoạch tổng thể phòng chống ma 
túy đến năm 2010”: “ Nâng cao nhận thức của mọi người trong toàn xã hội về ma túy, 
tệ nạn ma túy và công tác phòng chống ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy để 
đến năm 2015 cơ bản thanh toán được tệ nạn ma túy trong cả nước, góp phần phát 
triển xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời 
tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy trong khu vực và trên thế 
giới”.
1.3. Vị trí của giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông
Giáo dục phòng chống ma túy ở nhà trường phổ thông là một trong các hoạt động 
giáo dục có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn diện 
nhân cách thế hệ trẻ giai đọan hiện nay. 
Với đặc điểm tâm lí cùng với sự thiếu kinh nghiệm sống của tuổi mới lớn, học 
sinh đang là “con mồi” tấn công của tệ nạn ma túy, họ rất dễ bị lôi cuốn vào tệ nghiện 
hút, buôn bán ma túy. Vì vậy, nhà trường phổ thông có nhiệm vụ kết hợp với gia đình 
và xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung phòng chống ma túy nhằm 
“miễn dịch” cho học sinh trước tệ nạn ma túy, để các em trở thành những con người 
sống có bản lĩnh, luôn nói không với các tệ nạn xã 

File đính kèm:

  • pdfChuong_5.pdf