Giáo trình Lý luận dạy học - Bùi Thị Mùi

MỤC LỤC

BÌA .1

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ.2

MỤC LỤC.3

GIỚI THIỆU MÔN HỌC.7

I. MỤC TIÊU MÔN HỌC .7

1. Về kiến thức. 7

2. Về kỹ năng. 7

3. Về thái độ. 8

II. NỘI DUNG MÔN HỌC.8

III. KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG PHÁP .8

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP .9

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.9

Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN DẠY HỌC.10

I. GIỚI THIỆU .10

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .10

1. Về kiến thức. 10

2. Về kỹ năng. 10

3. Thái độ. 11

III. NỘI DUNG .11

1. LÝ LUẬN DẠY HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC . 11

1.1.1. Lý luận dạy học là gì?. 11

1.1.2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu lý luận dạy học. 12

1.1.3. Mối quan hệ giữa lý luận dạy học với các khoa học khác và với các chuyên ngành

khác của giáo dục học . 14

1.2. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC . 16

1.2.1. Đặc điểm của quá trình dạy học hiện nay. 17

1.2.2. Khái niệm và cấu trúc của quá trình dạy học. 19

1.2.3. Bản chất của quá trình dạy học . 23

1.2.4. Động lực của quá trình dạy học . 26

pdf176 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Lý luận dạy học - Bùi Thị Mùi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g việc đạt được ở mức nào: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. 
+ Giúp cho HS và những người có liên quan biết được mục tiêu và các tiêu chí học tập 
để phấn đấu thực hiện. 
+ Có các hướng dẫn đánh giá quá trình học tập nhất quán, không thiên vị. 
+ HS có cơ sở để tự đánh giá công việc của họ. 
Những tiêu chuẩn và tiêu chí học tập là cơ sở để xây dựng kỹ thuật và phương pháp 
đánh giá giúp cho việc học tập của HS đạt hiệu quả. 
Khi xác định tiêu chí, cần thiết phải tóm lược các khía cạnh hoạt động thực hành được 
dùng để đánh giá công việc của HS ở cấp độ đã định. Đó là những đặc tính hoạt động thực 
hành cốt yếu. Để xác định những đặc tính đó, có thể đặt ra một số câu hỏi: Những đặc tính 
của thực hành được thực hiện tốt là gì? Làm thế nào để tính được HS đã đạt được những cấp 
độ khác nhau? Ví dụ cho những cấp độ là gì? GV chờ đợi điều gì khi đánh giá công việc của 
HS? GV cần biết cách xác định các tiêu chí học tập. 
 ?. Đọc Phụ lục 1 và cho biết các tiêu chí hoạt động thực hành được xác lập như thế nào? 
Một khi đã xác định được các khía cạnh có thể xây dựng được thang bậc về chất 
lượng hoặc số lượng chỉ ra các cấp độ thực hành khác nhau. Gắn nhãn mác cho các cấp độ đó 
là giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. 
 ?. Đọc Phụ lục 1, cho ví dụ về tiêu chí hoạt động học tập. 
Việc cho HS biết trước tiêu chí đánh giá trong quá trình học tập là rất cần thiết; đồng 
thời, nếu đã xác định được các cấp độ của hoạt động thực hành thì việc cho HS hình dung ra 
một kiểu mẫu công việc (ví dụ về sản phẩm hay hoạt động thực hành hoàn chỉnh) ở mỗi cấp 
độ sẽ làm cho các tiêu chí được hiểu rõ ràng hơn. 
- Hệ thống mục tiêu học tập nên được xác định ngay từ đầu quá trình dạy học, và được 
thể hiện trong kế hoạch, chương trình dạy học của mình. 
 82 
2.1.3. Thiết kế chương trình dạy học môn học 
?. Chương trình dạy học môn học là gì?Tại sao nên thiết kế chương trình môn học? 
Các thành phần cơ bản thường thấy trong chương trình môn học? 
?. Có các kiểu thiết kế chương trình dạy học môn học nào? Chương trình dạy học môn 
học ở Trung học Việt Nam hiện nay được thiết kế theo kiểu nào? 
Chương trình dạy học môn học (Syllabus) là hình thức biểu hiện của kế hoạch dạy học 
môn học; là sự phản ánh cách thiết kế quá trình dạy học môn học của GV; trong đó bao gồm: 
các yêu cầu đề ra đối với HS, nội dung sẽ dạy, phương pháp, phương tiện, hình thức và 
những điều kiện giúp quá trình dạy học đạt hiệu quả. 
Do đó, chương trình dạy học môn học giúp cho HS biết trước những thông tin cần 
thiết, cơ bản, khái quát về mục tiêu, nội dung, phương pháp...dạy học môn học. Có thể coi 
chương trình môn học là hợp đồng giữa người dạy và người học. Từ chương trình dạy học, 
GV sẽ dự kiến được các hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả hơn. 
Các thành phần cơ bản trong chương trình môn học thường bao gồm: 
- Tên môn học: 
- Đối tượng học: 
- Thời gian và địa điểm dạy học: 
- Tên GV (và địa chỉ liên lạc): 
- Mục tiêu cần đạt (kiến thức, kỹ năng và thái độ hay kiến thức&hiểu đơn giản, hiểu 
sâu và lập luận, kỹ năng, sản phẩm và thái độ): 
- Nội dung môn học-đề cương các chủ đề học tập: 
- Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học: 
- Tài liệu đọc thêm cho từng chủ đề/từng tiết: 
- SGK và các nguồn TLHT khác phục vụ cho dạy học môn học: 
- Cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: 
Từ các cách tiếp cận chương trình khác nhau, có các cách thiết kế chương trình dạy 
học môn học khác nhau. Ba cách thiết kế phổ biến hiện nay là: thiết kế chương trình theo bài 
học truyền thống, thiết kế chương trình theo môđun và thiết kế chương trình theo dự án. 
2.1.3.1. Thiết kế chương trình theo bài học truyền thống 
- Khái niệm chương trình theo bài học truyền thống 
Chương trình theo bài học truyền thống là chương trình dạy học trong đó nội dung 
khoa học của môn học được tích phân thành các bộ phận, đơn vị (tri thức) và được sắp xếp 
theo một tuyến tính chặt chẽ mà việc thực hiện bộ phận, đơn vị này là điều kiện để triển khai 
việc thực hiện bộ phận, đơn vị tiếp theo. 
Mỗi bộ phận của chương trình dạy học được quy ước thực hiện trong một bài học và 
được tiến hành trong một khoảng thời gian (một hoặc vài tiết học). Cho nên có thể nói đơn vị 
cơ bản của chương trình dạy học này là hệ thống bài học. Hướng triển khai nội dung bài học 
có thể theo logic từ khái quát, chung đến cụ thể, riêng hoặc từ trường hợp riêng, cụ thể đến 
khái quát, chung. 
 83 
- Đặc trưng của chương trình theo bài học truyền thống 
Đặc trưng của chương trình theo bài học truyền thống là tính khuôn mẫu chặt chẽ về 
logic tuyến tính của các bộ phận, đơn vị nội dung (bài học): bài 1→ bài 2 → bài 3 → ... Mỗi 
bài là một hệ thống các tiết học: tiết 1 → tiết 2 → tiết 3... Tương ứng với chương trình, nội 
dung tài liệu dạy học cũng được cấu trúc theo phần, chương, bài trong mối quan hệ liên kết 
chặt chẽ với nhau. 
Tuy cách biên soạn SGK và tài liệu giảng dạy, học tập đang tiếp cận dần với xu hướng 
hiện đại hóa, tích cực hóa trong dạy học, chương trình dạy học theo bài học truyền thống vẫn 
đang phổ biến ở nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay. SGK và các tài liệu học tập chủ 
yếu vẫn là nơi trình bày chi tiết và có hệ thống nội dung học vấn mà HS cần lĩnh hội trong 
quá trình dạy học. Từ đó chi phối phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết 
trình. Với phương pháp này, sự đầu tư chủ yếu của GV hiện nay cho bài dạy vẫn là đầu tư 
công sức chuẩn bị tốt phần nội dung học vấn. 
Quá trình dạy học của GV được thực hiện chủ yếu trong các tiết lên lớp để thực hiện 
bài học. Có nhiều cơ sở để phân loại bài học trên lớp. Nhưng cơ sở phân loại hợp lý hơn cả là 
dựa vào mục tiêu dạy học của bài học. Mục tiêu dạy học của bài học có tác dụng quyết định 
đối với loại bài học và cấu trúc của nó. Căn cứ vào mục tiêu dạy học của bài học có các loại 
bài học sau: 
+ Bài lĩnh hội tri thức mới 
+ Bài luyện tập kỹ năng, kỹ xảo 
+ Bài củng cố, hoàn thiện tri thức, kỹ năng kỹ xảo 
+ Bài kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo 
+ Bài hỗn hợp 
Mỗi loại bài học có cấu trúc riêng. Cấu trúc của bài học có các dấu hiệu: có các yếu tố 
xây dựng nên bài học, các yếu tố đó được sắp xếp theo một trình tự nhất định, giữa các yếu 
tố có mối liên hệ với nhau. Có thể xây dựng cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của bài học. 
Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc bao gồm những yếu tố cơ bản của bài học. Ví dụ: ổn định tổ chức 
lớp, tích cực hóa tri thức...Cấu trúc vi mô là cấu trúc bao gồm những yếu tố góp phần thực 
hiện những yếu tố vĩ mô. Ví dụ: việc sử dụng các phương pháp, phương tiện...để ổn định tổ 
chức lớp. 
Cấu trúc vĩ mô của các loại bài học: 
• Loại bài lĩnh hội tri thức mới: mục tiêu cơ bản của loại bài này là tổ chức, điều khiển 
HS lĩnh hội tri thức mới. Cấu trúc vĩ mô của loại bài này bao gồm các yếu tố: tổ chức 
lớp; tái hiện ở HS những tri thức làm điểm tựa cho việc lĩnh hội tri thức mới; thông 
báo đề bài và mục đích, nhiệm vụ của bài học; học bài mới; kiểm tra sự lĩnh hội tài 
liệu vừa học và củng cố sơ bộ lần đầu; tổng kết bài học và ra bài tập về nhà. 
• Bài luyện tập kỹ năng, kỹ xảo: loại bài này nhằm tổ chức, điều khiển HS luyện tập kỹ 
năng, kỹ xảo. Cấu trúc vĩ mô của loại bài này bao gồm các yếu tố: tổ chức lớp; thông 
báo đề bài, mục đích, nhiệm vụ của bài học; tái hiện ở HS những tri thức và những 
kinh nghiệm thực hành cần thiết cho việc luyện tập; giới thiệu lý thuyết luyện tập; tổ 
chức điều khiển HS tự luyện tập; tổng kết, đánh giá bài học; ra bài tập về nhà (nếu cần). 
• Bài củng cố, hoàn thiện tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: mục tiêu bài học này là nhằm giúp 
 84 
HS khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học. Cấu trúc vĩ mô của 
loại bài này bao gồm các yếu tố: tổ chức lớp; thông báo mục đích, nhiệm vụ của bài 
học; kích thích HS nhớ lại những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; khái quát hóa, hệ 
thống hóa chúng; kiểm tra bài đã làm; ra bài tập về nhà (nếu cần) và tổng kết bài học. 
• Bài kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: mục tiêu của bài này là nhằm kiểm tra, đánh giá 
mức độ nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS. Cấu trúc vĩ mô của loại bài này bao 
gồm các yếu tố: tổ chức lớp; thông báo mục đích, nhiệm vụ của bài học, phạm vi và 
yêu cầu kiểm tra, đánh giá; tổ chức, điều khiển HS độc lập hoàn thành nội dung kiểm 
tra theo thời gian quy định; thu bài (nếu là bài viết) hoặc sản phẩm thực hành; tổng kết 
bài học. 
• Bài hỗn hợp: loại bài này nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: tổ chức, 
điều khiển HS lĩnh hội tri thức mới, luyện tập kỹ năng, kỹ xảo...Cấu trúc vĩ mô của 
loại bài này bao gồm các yếu tố được xây dựng từ việc tích hợp những yếu tố cơ bản 
lấy từ cấu trúc vĩ mô của các loại bài khác nhau tương ứng được sử dụng trong loại 
bài hỗn hợp. 
Bài hỗn hợp là loại bài được sử dụng phổ biến trong quá trình lên lớp ở nhà trường 
hiện nay. 
- Thiết kế chương trình dạy học môn học theo bài học truyền thống 
Ở nhà trường phổ thông Việt Nam, chương trình dạy học đã được nhà nước xây dựng 
và sử dụng chung trong dạy học trên phạm vi toàn quốc. Quá trình dạy học từng môn thường 
diễn ra suốt một năm học, cho nên công tác chuẩn bị thực hiện chương trình dạy học của GV 
hiện nay thường bao gồm: xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học cho năm học, cho từng 
chương và cho từng bài giảng (soạn giáo án). 
* Kế hoạch, chương trình dạy học cho năm học 
Để chuẩn bị kế hoạch, chương trình dạy học môn học cho cả năm học, GV cần nghiên 
cứu kỹ: 
+ Kế hoạch dạy học của nhà trường trong năm học, trong đó đặc biệt chú ý đến các 
mốc thời gian lớn mà nhà nước và nhà trường quy định (khai giảng, kết thúc học kỳ hay năm 
học, thi, kiểm tra chất lượng...); 
+ Bản phân phối chương trình dạy học bộ môn. 
+ Hệ thống SGK và tài liệu tham khảo; 
+ Đặc điểm tình hình HS lớp mình giảng dạy; 
+ Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và những điều kiện của nhà trường có thể hỗ 
trợ trong quá trình dạy học; 
+ Khả năng của GV, HS trong việc tự tạo điều kiện, phương tiện dạy học và t

File đính kèm:

  • pdfLyluandayhoc.pdf