Bài giảng Bài 22 : Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (tiếp)

A-/MỤC TIÊU :

 1.Kiến thức :

- Học sinh biết : Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng phân, đồng đẳng

- Học sinh hiểu : Thuyết cấu tạo hóa học giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ; Sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba.

 2.Kĩ năng:

 Lập được dãy đồng đẳng, viết được công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử cho trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 22 : Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 22 : CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
A-/MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức :
- Học sinh biết : Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng phân, đồng đẳng
- Học sinh hiểu : Thuyết cấu tạo hóa học giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ; Sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba.
 2.Kĩ năng:
 Lập được dãy đồng đẳng, viết được công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử cho trước. 
 3.Tình cảm, thái độ:
 Giáo dục cho HS: lòng say mê học tập, yêu thích môn học, có ý thức vượt khó để học tập đạt kết quả cao.
B-/CHUẨN BỊ:
- GV: Mô hình hoặc tranh ảnh về cấu trúc phân tử hữu cơ (phân tử CH4)
- HS: Xem trước bài học.
C-/NỘI DUNG LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp.(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ.(5’)
 - Nêu định nghĩa công thức phân tử.Cho ví dụ.
 - Nguyên tắc chung để lập CTPT của hợp chất hữu cơ.
 3. Nội dung bài giảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Phát phiếu học tập số 1
PHIẾU SỐ 1
 Em hãy vận dụng sự hiểu biết của mình, viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử : C3H6 và nhận xét về sự khác nhau giữa các CTCT trên 
Yêu cầu : - HS phải viết được 2 CTCT :
 CH2
 và CH2 = CH – CH3
H2C CH2
 - GV giúp HS thấy được : CTCT là công thức biểu diễn thứ tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
 GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và rút ra khái niệm về các loại công thức cấu tạo: 
*Hoạt động 2: Phát phiếu học tập số 2
PHIẾU SỐ 2
 Em hãy đọc kĩ nội dung thứ nhất của thuyết cấu tạo hóa học và cho biết sự thể hiện của nội dung này trên các CTCT sau :
CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3
 (Etanol là chất lỏng ( Đi metylete là chất khí 
 tan vô hạn trong nước gần như không tan trong nước
 phản ứng với Na ) Không phản ứng với Na )
Yêu cầu : - HS phải biết được trong 2 CTCT trên có thứ tự liên kết các nguyên tử khác nhau :
C – C – O và C – O – C
- Từ suy ra có cấu tạo hóa học khác nhau do đó có tính chất khác nhau.
*Hoạt động 3: Phát phiếu học tập số 3
PHIẾU SỐ 3
 Em hãy đọc kĩ nội dung thứ hai của thuyết cấu tạo hóa học và cho ví dụ :
Yêu cầu : - HS phải viết được 3 dạng mạch cacbon khác nhau (không nhánh, có nhánh và mạch vòng ) .
*Hoạt động 4: Phát phiếu học tập số 4
PHIẾU SỐ 4
 Em hãy đọc kĩ nội dung thứ ba của thuyết cấu tạo hóa học và cho biết nội dung này thể hiện trên các ví dụ sau :
+ CH4 là chất khí dễ cháy.
+ C4H10 là chất khí.
+ CCl4 là chất lỏng không cháy.
+ C5H12 là chất lỏng
+ CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3
 (Etanol là chất lỏng ( Đi metylete là chất khí 
 tan vô hạn trong nước gần như không tan trong nước
 phản ứng với Na ) Không phản ứng với Na )
Yêu cầu : - HS phải biết được sự phụ thuộc của tính chất của các chất theo bản chất, số lượng và thứ tự liên kết .
 GV nêu ý nghĩa của thuyết cấu tạo học. 
*Hoạt động 5: Phát phiếu học tập số 5
PHIẾU SỐ 5
-Cho các CTPT sau : CH4 , C2H6 , C3H8 , ... Hãy so sánh số nguyên tử C, H của các chất , từ đó rút ra kết luận và nêu khái niệm đồng đẳng.
-Hai chất etanol (CH3–CH2–OH) và Đimetylete (CH3–O–CH3) là hai đồng phân . Hãy nêu khái niệm về đồng phân.
Yêu cầu : - HS phải biết được chất trước và các chất sau hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 .
- Viết được CTPT chung của dãy đồng đẳng.
- Nêu được khái niệm đồng đẳng và dãy đồng đẳng.
 GV giải thích thêm để học sinh hiểu khái niệm đồng đẳng.
 - Nêu được khái niệm đồng phân.
*Hoạt động 6: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về liên kết CHT, lks
- Phát phiếu học tập số 6 
PHIẾU SỐ 6
 s
- Mô hình phân tử metan.
 H lkp H
- Mô hình phân tử eten. C C
 H lks H
- Mô hình phân tử etin
 lkp
 H C C H
 lks 
 Qua quan sát mô hình phân tử các chất trên hãy rút ra khái niệm về liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba
Yêu cầu : - HS phải nhớ lại khái niệm liên kết cộng hóa trị.
 - HS phải nhớ lại khái niệm liên kết s
 - HS phải nhớ lại khái niệm liên kết p
*Hoạt động 7: củng cố toàn bài
I-CÔNG THỨC CẤU TẠO
1.Khái niệm:
 CTCT là công thức biểu diễn thứ tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
2.Các loại CTCT:
- CTCT khai triển
- CTCT thu gọn (2 loại).
II-THUYẾT CẤU TẠO 
HÓA HỌC
1.Nội dung:
1.Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định, gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác.
2.Trong phân tử chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4. Các nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với các nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn kết hợp trực tiếp với nhau thành mạch(không nhánh, có nhánh và mạch vòng)
3.Tính chất vật lí và tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự kết hợp các nguyên tử).
2.Ý nghĩa
III-ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG 
PHÂN
1.Đồng đẳng:
2.Đồng phân:
IV-LIÊN KẾT HÓA HỌC 
VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
1.Liên kết đơn
2.Liên kết đôi
3.Liên kết ba
V-/GIẢI BÀI TẬP SGK VÀ CHO BÀI TẬP
- Giải bài tập SGK.
- Cho bài tập về nhà

File đính kèm:

  • docBai 22-tiet 30,31.doc
Giáo án liên quan