Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 119

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Cảm nhận được niềm cảm xúc chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

 - Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.

 - Thể hiện lòng kính yêu đối với Bác. Nguyện học tập và làm theo tấm gương Bác.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

 1. Kiến thức:

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.

 2. Kĩ năng

- Biết đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.

- Hiểu và có khả năng trình bày những suy nghĩ cảm xúc về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 119, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 02/2014
Ngày giảng: 24/ 02/2014 
Bài 23 - Tiết 119
Văn bản: Viếng lăng bác
 Viễn Phương 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận được niềm cảm xúc chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
	- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
	- Thể hiện lòng kính yêu đối với Bác. Nguyện học tập và làm theo tấm gương Bác. 
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
 1. Kiến thức: 
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
 2. Kĩ năng
- Biết đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Hiểu và có khả năng trình bày những suy nghĩ cảm xúc về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
Gv: Tranh
HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
 Lớp 9a…./ 33; Lớp 9b:…/ 31
2. Kiểm tra đầu giờ( 5’)
 H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”và nêu ước nguyện của tác giả trong bài thơ?
Trả lời
- HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Tác giả mong ước tự mình góp vào vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân, nguyện được chung sống, được chia sẻ buồn vui với mọi người...
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động.
 Nhà thơ Tố Hữu từng viết: 
 Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
 Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
 Nỗi mong chờ được đón Bác vào thăm của đồng bào miền Nam nay không thực hiện được nữa bởi Người đã đi xa .
 Năm 1976, đất nước mới thống nhất cũng là lúc lăng Bác được khánh thành. Viễn Phương - 1 nhà thơ trẻ MN- được vinh dự ra thăm lăng. Xúc động tận đáy lòng, ông đã viết bài thơ Viếng lăng Bác. 
Hoạt động 2: HDHS đọc và thảo luận chú thích
Mục tiêu: 
- Đọc sáng tạo văn bản
- Trình bày được một số nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
- Nhận diện được một số chú thích khó.
Cách tiến hành:
GVHD học sinh đọc: Đọc với giọng thành kính, chậm rãi, càng ngày càng dâng cao, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết.
- GV đọc mẫu
- HS đọc, GV nhận xét và uốn nắn
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu chất thơ, mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu
H. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? 
H. Xác định thể thơ?
- Thơ 8 chữ, 4 câu/khổ, bài thơ có nhiều khổ.
H. Phương thức chính được biểu đạt của VB?
- BC kết hợp với miêu tả
H. Trong các chú thích sgk chú thích nào theo em cần phải giải thích thêm ?
Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu
- Nhận diện được bố cục của văn bản.
- Hiểu được nội dung theo bố cục đã chia.
* Cách tiến hành
H. Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ, em hãy xác định bố cục bài thơ và nội dung từng phần ?
- HS thảo luận nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
 - Khổ đầu -> Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác
 - Khổ 2,3 -> Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác
 - Khổ 4-> Cảm xúc của tác giả trước khi ra về
 GV: Cảm xúc của tác giả được bộc lộ cụ thể như thế nào trong từng vần thơ, chúng ta cùng tìm hiểu…
Hoạt động 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
*Cách tiến hành
- HS Đọc khổ thơ đầu 
H. Em cú nhận xột gỡ về cỏch xưng hụ của tỏc giả, Tại sao tỏc giả lại xưng hụ như vậy ?
“Con ở miờ̀n Nam ra thăm lăng Bác”
=>Xưng “Con”: thờ̉ hiợ̀n tình cảm trõn trọng kính yờu đụ́i với Bác.
H*. Tại sao tác giả dùng từ “thăm" chứ không dùng từ "viếng" ? 
- Đây là cách nói tránh để giảm bớt sự đau thương. Chuyến đi như con về thăm cha, thăm nơi Bác ở, thăm chỗ Bác nằm -> Bác vẫn sống mãi. 
GV: tác giả là người con của Nam Bộ - một nơi xa xôi, nơi đi trước về sau, nơi mà Bác từng khát khao mong nhớ, lúc sinh thời, Người có 1 tâm nguyện được vào thăm đồng bào Miền Nam nhưng tâm nguyện ấy cũng chưa kịp thực hiện thì người đã mãi đi xa.
H.Ấn tượng đõ̀u tiờn của tác giả vờ̀ lăng bác là hình ảnh gì?
Hàng tre bát ngát
Hàng tre xanh xanh Viợ̀t Nam
H. Tại sao tỏc giả lại bắt gặp hỡnh ảnh cõy tre mà khụng phải loài cõy khỏc ? Tác giả sử dung nghợ̀ thuọ̃t gì?
=> Từ láy,õ̉n dụ: Tre là biờ̉u tượng của con người Viợ̀t nam, đṍt nước Viợ̀t nam hàng tre xanh xanh - màu đất nước, màu VN (đạo đức của DTVN)
H. Hình ành hàng tre còn được tác giả miêu tả như thế nào?
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
=> Nhõn hóa: Hình ảnh cõy tre được ví như con người Việt Nam, Dõn tộc Việt Nam : kiờn cường, bṍt khuṍt, hiờn ngang.
Gviờn bình: Lăng Bác thọ̃t gõ̀n gũi, ở trong tre, ở giữa tre như mụ̣t làng quờ thõn thuụ̣c. Đụ̀ng thời tác giả cũng nhằm thờ̉ hiợ̀n nét tượng trưng: Cõy cụ́i mang màu đṍt nước biờ̉u tượng của dõn tụ̣c đã tọ̃p trung vờ̀ quanh Bác, xờ́p thành đụ̣i ngũ chỉnh tờ̀ giữ giṍc ngủ bình yờn cho Người. Đó cũng là tṍm lòng của nhà thơ với Bác.
H. Tại sao tác giả dùng "hàng tre" chứ không phải "bờ tre" hay "khóm tre", "luỹ tre"?
- Thảo luận nhóm 8/ 4' và báo cáo, nhận xét
- GV chốt
 Hình ảnh hàng tre thể hiện lòng tôn kính trang nghiêm vừa tượng trưng vừa thực, gợi tả sự giản dị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng. Hàng tre như đội quân danh dự bên người, tượng trưng cho dân tộc VN bất khuất, kiên cường.
H.Qua tìm hiểu các khổ thơ trên em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và cho biết tác dụng?
1’
10’
5’
21’
I/ Đọc, thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả: 
+ Viễn Phương (Phan Thanh Viễn) Sinh năm 1928. Quê ở An Giang.
 - Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ GPMN thời kì chống Mĩ.
b. Tác phẩm:
- Sáng tác 4.1976, khi tác giả được ra thăm lăng Bác
- Thể loại: tám chữ
c. Các chú thích khác (sgk)
II. bố cục
 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Cảm xỳc của tỏc giả trước khi vào lăng viếng Bỏc
 Kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đoạn thơ cho ta thấy tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.
4. Củng cố (1')
 - H. HS đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu.
 - GVhệ thống lại nội dung chính của tiết học. 
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ, học ND phân tích.
 - Soạn: chuẩn bị tiếp phần còn lại của bài

File đính kèm:

  • doctiet 118.doc