Giáo án Âm nhạc 9 - Tiết 1 đến tiết 17

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết nhạc sĩ Hoàng Lân là tác giả của bài hát Bóng dáng một ngôi trường.

- Biết nội dung bài hát nối về kỉ niệm sâu sắc của thời đi học.

2. Kỹ năng:

- HS hát đúng giai điệu- lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình

- Biết thể hiện bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

3. Thái độ: Qua bài hát, GD HS yêu mái trường, có tình cảm gắn bó- ghi nhớ công ơn

 dạy dỗ của thầy cô giáo.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

 - Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát của nhạc sĩ Hoàng Lân để minh

 họa phần giới thiệu tác giả.

 - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca với tình cảm sôi nổi- nhiệt tình kết hợp gõ phách

 chính xác bài hát “Bóng dáng một ngôi trường”.

 - Hát đúng giai điệu lời ca một số bài hát về đề tài thầy cô giáo và mái trường.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị bài mới.

 

doc74 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc 9 - Tiết 1 đến tiết 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cao độ- trường độ từng nốt nhạc kết hợp ghép lời- gõ phách chính xác 
 bài TĐN số 1, TĐN số 2.
 - GD HS có ý thức chuẩn bị bài và nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
2. Nội dung đề kiểm tra
Ma trận Lớp 9A
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Nhạc lí 
.- Nhận biết được hợp âm.
Số câu, số điểm
Tỉ lệ %
1
 1
1 câu
 1 điểm
Các bài hát
Biết tên tác giả
.Hiểu nội dung bài hát
Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Hát thuộc lời và thể hiện được các bài hát đã học.
Số câu 
số điểm
tỉ lệ %
1
 0,5
1
 1
1
7
2 câu
 8,5 điểm
Các bài TĐN
Biết xác định đúng nhịp của bài TĐN
Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Đọc đúng chính xác 5 bài TĐN kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.
Số câu 
số điểm
tỉ lệ %
1 0,5
1câu
 0,5 điểm
Tổng
3 câu
 2 điểm
 20%
1 câu
 1 điểm
 10 %
1
7
70%
5 câu
 10 điểm
 100%
Ma trận Lớp 9B
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Nhạc lí 
.- Nhận biết được hợp âm.
Số câu, số điểm
Tỉ lệ %
1
 1
1 câu
 1 điểm
Các bài hát
Biết tên tác giả
.Hiểu nội dung bài hát
Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Hát thuộc lời và thể hiện được các bài hát đã học.
Số câu 
số điểm
tỉ lệ %
1
 0,5
1
 1
1
7
2 câu
 8,5 điểm
Các bài TĐN
Biết xác định đúng nhịp của bài TĐN
Kiểm tra thực hành: Bốc thăm: Đọc đúng chính xác 5 bài TĐN kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.
Số câu 
số điểm
tỉ lệ %
1 0,5
1câu
 0,5 điểm
Tổng
3 câu
 2 điểm
 20%
1 câu
 1 điểm
 10 %
1
7
70%
5 câu
 10 điểm
 100%
A- Lý thuyết (15’)
Câu 1: (0,5đ) Bài hát Bóng dáng một ngôi trường do ai sáng tác?
 a. Hoàng Lân c.Trịnh Công Sơn
 b. Đỗ Hoà An d. Phan Trần Bảng
Câu 2: ( 0,5đ) Bài TĐN số 2 viết ở nhịp gì?
 a. 2/4	 b. 3/4
 c.4/4 d. 6/8
Câu 3: (1đ) Hợp âm là gì? lấy VD về hợp âm 3 và hợp âm 7?
Câu 4: (1đ) Nêu nội dung của bài hát Nụ cười?
B- Thực hành: 30’
Hình thức bốc thăm câu hỏi 1 trong 2 nội dung hát và đọc TĐN.
Câu 1: ( 7 điểm) Em hãy trình bày một trong những bài hát sau 
Bóng dáng một ngôi trường
Nụ cười.
Câu 2: (7 điểm) Em hãy đọc nhạc-hát lời kết hợp gõ phách một trong những bài Tập đọc nhạc sau: 
 - TĐN số 1: Cây sáo
 - TĐN số 2: Nghệ sĩ với cây đàn.
3. Đáp án - Biểu điểm.
A- Lý thuyết 
Câu 1: ( 0,5đ) a. Hoàng Lân
Câu 2: (0,5đ) b. 3/4 
Câu 3: (1đ) Hợp âm là sự vang lên đồng thời của 3, 4 hoặc 5 âm các âm cách nhau quãng 3
VD: Hợp âm 3: Đ – M – S
 Hợp âm 7: M - S – X - R
Câu 4: (1đ) Bài hát Nụ cười có nội dung ca ngợi niềm lạc quan trong cuộc sống của tuổi trẻ. Tiếng cười đem lại niềm vui và hạnh phúc.
B- Thực hành 
1. Hát (7 điểm)
 - Hát thuộc lời 3đ.
 - Hát to- rõ ràng 1đ.
 - Hát đúng giai điệu 2đ.
 - Biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát 1đ.
 2. TĐN.(7 điểm)
 - Đọc đúng cao độ, trường độ 3đ.
 - Ghép lời chính xác 2đ.
 - Gõ phách chính xác 2đ.
* GV nx về ý thức- sự chuẩn bị của HS và đánh giá kết quả giờ kiểm tra, thông qua điểm kiểm tra thực hành cho HS nghe.
4. Đánh giá nhận xét sau khi kiểm tra :
+ Về năm kiến thức………………………………………………………………………………
+ Kĩ năng vận dụng của học sinh……………………………………………………………….
+ Cách trình bày………………………………………………………………………………….
+ Diễn đạt bài kiểm tra…………………………………………………………………………
====================
Ngày soạn: 03/03/2012 Ngày dạy: 05/03/2012 – 9A
 07/03/2012 – 9A 
 09/03/2012 – 9B 
Tiết 9 – Bài 3
 HỌC HÁT BÀI: NỐI VÒNG TAY LỚN.
 Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: 
- Học bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- HS biết bài hát “Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, nội dung bài hát kêu gọi sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập- thống nhất. 
2. Kỹ năng: 
- HS hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.
3. Thái độ:
- Qua bài hát, GD HS tình thân ái- đoàn kết hữu nghị, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp để xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất- hòa bình- hạnh phúc. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: 
 - Hát đúng giai điệu lời ca một số trích đoạn bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 - Đàn và hát đúng giai điệu lời ca kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nối vòng tay lớn”. 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ ( Không).
 * ĐVĐ: 2’ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều bài hát hay dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Bài hát “Nối vòng tay lớn” là một trong số những bài hát đó, ca ngợi tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay- kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui- thanh bình, vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất- độc lập- hòa bình- hạnh phúc. Để các em cảm nhận được khí thế hào hứng- sôi nổi của bài hát, chúng ta cùng học bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
2. Dạy bài mới.
q
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV
 ?
HS
GV
GV
GV
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đắc Lắc- quê ở Huế và mất ngày 1. 4. 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp sư phạm Quy Nhơn (Bình Định) ông về dạy học ở Blao (Lâm Đồng). Ông bắt đầu sáng tác bài hát từ năm 1958, sau đó ông thôi dạy học về sống ở Sài Gòn và sáng tác bài hát. Ông là tác giả của trên 500 bài hát, trong đó có rất nhiều bài hát nổi tiếng như: Biển nhớ, Hạ trắng, Diễm xưa, Quỳnh hương, Em còn nhớ hay em đã quên, Một cõi đi về, Huyền thoại mẹ,...Ngoài những bài hát viết cho người lớn, ông còn sáng tác nhiều bài hát cho thiếu nhi.
Kể tên một số bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ? Hát một bài mà em yêu thích nhất ?
Bài: Em là bông hồng nhỏ, Tiếng ve gọi hè, Tuổi đời mênh mông, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Tết suối hồng,..
Cho HS nghe bài hát:Huyền thoại mẹ,Tiếng ve gọi hè
Trên 40 năm sáng tác, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trở thành một tên tuổi để lại ấn tượng sâu sắc trong đông đảo khán giả Việt Nam ở trong nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Cho đến nay Trịnh Công Sơn là một trong số những nhạc sĩ có nhiều ấn phẩm và đĩa CD- băng Vidio được hâm mộ nhất ở nước ta.
Bài hát “Nối vòng tay lớn” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác trước năm 1975, rất phổ biến trong phong trào học sinh- sinh viên. Nhiều năm nay bài hát vẫn phổ biến rộng rãi trong thanh thiếu niên và thường vang lên trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa- các cuộc liên hoan văn nghệ thanh niên.
Cho HS quan sát bài hát “Nối vòng tay lớn”.
1. Giới thiệu tác giả và bài hát ( 13’)
a. Tác giả.
b. Bài hát.
HỌC HÁT BÀI: NỐI VÒNG TAY LỚN.
 Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
 ?
HS
GV
 ?
HSGV
GV
 ?
HS
 ?
HS
GV
GV
HS
GV
?
HS
 ?
Bài hát viết ở nhịp gì ? Ý nghĩa nhịp đó ?
TL.
Bài hát viết ở nhịp 2/4 nên trong một nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen, phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.
Bài hát sử dụng ký hiệu gì ? Hát như thế nào?
Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi nên hát 2 lần.
Lần 1: Hát từ đầu (lời 1) “Rừng núi dang tay….” đến hết 
khung số 1 “Thành phố” quay lại sử dụng khung thay đổi, hát tiếp “nối thôn xa vời vợi…linh thiêng vào đời và nụ”, bỏ khung thay đổi số 1 “người trong ngày mới. Thành phố”, hát khung thay đổi số 2 “cười nối trên môi. Từ” 
Lần 2: Hát từ nhịp thứ 2 (lời 2) “Bắc vô Nam nối liền….” đến “biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh” ô nhịp có chữ: HẾT.
Hát mẫu có sử dụng khung thay đổi cho HS nghe.
Bài hát chia làm mấy câu ? 
Bài hát gồm 3 câu dài. 
Câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…sơn hà.
Câu 2: Mặt đất bao la anh em ta về…một vòng Việt Nam.
Câu 3: Cờ nối gió đêm vui nối ngày…và nụ cười nở trên môi.
Nốt mở đầu- kết thúc và hóa biểu của bài hát ? Giọng gì ?
Nốt Mi, hóa biểu có Pha # nên bài hát viết ở giọng Mi thứ.
Đàn: HS luyện thanh.
&==t====u====v=====x====u====t=.
Cho HS nghe giai điệu bài hát và dạy HS hát theo lối móc xích đến hết bài. GV đàn từng câu hát- mỗi câu vài lần. 
Lần 1: HS nghe.
Lần 2: HS hát nhẩm theo đàn.
Lần 3: GV bắt nhịp cho HS hát cùng đàn.
HS hát theo đàn- GV sửa sai cho HS trong khi hát. Hát nối từng câu và hát nối cả bài hát.
Chú ý: Ngân đủ trường độ từng nốt nhạc, hát đủ các nốt luyến ở từ (nối, biển, để, sơn, quay, ngày), thể hiện rõ nốt đơn có chấm dôi.
Trong khung thay đổi số 1 có một dấu # ở từ “ngày” là dấu hóa suốt hay dấu hóa bất thường ?
Là dấu hóa bất thường chỉ có tác dụng cho riêng nốt Rê trong nhịp đó. Còn ở đầu khuông nhạc có Pha # là hóa biểu (dấu hóa suốt) có tác dụng cho tất cả các nốt nhạc cùng tên trong bản nhạc.
Khi HS hát tốt- GVhướng dẫn HS vừa hát vừa gõ phách.
Nhịp đầu đủ phách không ? Là nhịp gì ? Phách mạnh đầu tiên là từ nào?Em hãy thực hiện gõ phách 5 nhịp đầu tiên?
TL.
Nhịp đầu thiếu phách (nhịp lấy đà) nên phách mạnh đầu tiên là từ “núi” ở nhịp thứ 2.
(GV hát kết hợp gõ phách cho HS quan sát).
Đàn: HS hát kết hợp gõ phách vài lần.
(GV nx- sửa sai cho HS)
Đàn: Từng dãy HS hát kết hợp gõ phách. 
(GV nx- sửa sai cho 2 dãy).
Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam hát câu 1: Rừng núi dang tay nối lại biển xa…sơn hà.
Nữ hát câu 2: Mặt đất bao la anh…một vòng Việt Nam.
Cả lớp hát: Cờ nối gió đêm vui nối..… một vòng tử sinh.
(2 nhóm hát đổi lại- GV nx chung).
Goị 1 số HS hát đơn ca- song ca- tốp ca kết hợp gõ phách.
(GV nx- sửa sai cho HS).
2. Học hát: 26’
Nối vòng tay lớn
3. Củng cố luyện tập (3’)
 ? Bài hát “Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ nào sáng tác? Cho biết nội dung bài hát ?
HS: 
GV: Bài hát “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tiếng nói tình cảm của 
 những người yêu nước, mong muốn cùng nắm tay- kề vai sát cánh bên nhau để 
 tạo dựng cuộc sống yên vui- thanh bình, vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước 
 Việt Nam thống nhất- độc lập- hòa bình- hạnh phúc. Vì vậy các em cần rèn luyện, 
 phấn đấu học tập tốt- luôn đoàn kết thân ái để cùng nhau xây dựng đất nước Việt 
 Nam ngày một giàu mạnh hơn.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 1’).
 Bài 1: Nêu cảm nghĩ của mình sau khi học bài hát “Nối vòng tay lớn” (phần 3). 
 Một số bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (phần giới thiệu tác giả).
 Bài 2: Hát thuộc lời- đúng giai điệu kết hợp gõ phách chính xác bài hát “Nối vòng tay lớn”.
GV nhắc HS làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
--------

File đính kèm:

  • docNhac 9 2015.doc
Giáo án liên quan