Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 1 đến 5 - Nguyễn Văn Ninh

Tiết 2

- NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG

- TẬP ĐỌC NHẠC: GỊONG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1

I. Mục tiêu

- HS tìm hiểu về quãng trong âm. Kiến thức này được củng cố và nâng cao hơn so với lớp 7

- HS biết công thức giọng Son trưởng, tập đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 1 -“Cây sáo”. Thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép trong bài TĐN.

II. Giáo viên chuẩn bị

- Nhạc cụ quen dùng. Đàn và hát thuần thục bài “Bóng dáng một ngôi trường”.

- Đàn, đọc nhạc và hát đúng bài TĐN số 1 -“Cây sáo”.

III.Tiến trình dạy học

* Hỏi bài cũ: ( đan xen trong bài dạy)

* Bài mới:

HĐ của GV Nội dung HĐ của HS

GV ghi bảng Nhạc lí: Giới thiệu về quãng HS ghi bài

GV giới thiệu - ở lớp 7(tiêt 19) chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về quãng trong âm nhạc. Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm thanh, âm thấp gọi là âm gốc, âm cao gọi là âm ngọn. HS theo dõi

GV minh hoạ - Tên của mỗi quãng được căn cứ theo số bậc và số lượng cung giữa hai âm thanh.

Ví dụ: Q 2 thứ: Mi – Pha. Q 2 trưởng: Đồ - Rê

Q 3 trưởng: Đồ – Mi. Q 4 đúng: Đồ – Pha 1HS nghe

GV yêu cầu - Thực hiện một số bài tập về quãng: thực hiện

GV chỉ định +Hãy lấy ví dụ về các quãng 2,3,4,5,6.?

+ Cho âm gốc là nốt Mi, hãy tìm âm ngọn để có quãng 3, quãng 5, quãng 7.

+Cho âm ngọn là nốt Si, hãy tìm âm gốc để tạo thành quãng 4, quãng 6, quãng 8.

+ Nói tên quãng 2,3,4,5,6,7,8 có âm gốc là nốt Mi. HS chữa bài tập.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 1 đến 5 - Nguyễn Văn Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III.Tiến trình dạy học
* Hỏi bài cũ: ( đan xen trong bài dạy)
* Bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
Nhạc lí: Giới thiệu về quãng
HS ghi bài
GV giới thiệu
- ở lớp 7(tiêt 19) chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về quãng trong âm nhạc. Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm thanh, âm thấp gọi là âm gốc, âm cao gọi là âm ngọn.
HS theo dõi
GV minh hoạ
- Tên của mỗi quãng được căn cứ theo số bậc và số lượng cung giữa hai âm thanh. 
Ví dụ: Q 2 thứ: Mi – Pha. Q 2 trưởng: Đồ - Rê
Q 3 trưởng: Đồ – Mi. Q 4 đúng: Đồ – Pha
1HS nghe
GV yêu cầu
- Thực hiện một số bài tập về quãng:
thực hiện 
GV chỉ định
+Hãy lấy ví dụ về các quãng 2,3,4,5,6....?
+ Cho âm gốc là nốt Mi, hãy tìm âm ngọn để có quãng 3, quãng 5, quãng 7.
+Cho âm ngọn là nốt Si, hãy tìm âm gốc để tạo thành quãng 4, quãng 6, quãng 8.
+ Nói tên quãng 2,3,4,5,6,7,8 có âm gốc là nốt Mi.
HS chữa bài tập.
GV ghi nội dung
Tập đọc nhạc:
Giọng son trưởng - TĐN số 1 “Cây sáo”
HS ghi bài
GV giới thiệu
. Giọng son trưởng có âm chủ là Son và có hoá biểu 1 #
HS theo dõi
GV yêu cầu
- HS ghi công thức giọng Son trưởng
 I II III IV V VI VII ( I )
HS ghi công thức
GV hỏi
- Hãy so sánh giọng Son trưởng và giọng Đô trưởng
Hai giọng này có công thức giống nhau nhưng âm chủ khác nhau (cao độ khác nhau)
HS trả lời
GV đàn
- GV đàn gam Son trưởng để HS nghe và cảm nhận sự giống nhau, khác nhau giữa hai giọng.
HS nghe ,
cảm nhận
GV đàn 
- GV đàn gam son trưởng 2-3 lần, HS nghe và đọc cùng đàn.
. Tập đọc nhạc: TĐN Số 1- Cây sáo
HS nghe , đọc gam
GV giới thiệu
- Bản nhạc “Cây sáo” có 4 câu và mỗi câu gồm có 4 nhịp. Câu 1 -3 và câu 2-4 có hình tiết tấu giống nhau.
- TĐN từng câu:
HS theo dõi
GV chỉ định
+ GV chỉ định một số HS đọc tên nốt nhạc câu 1.
HS đọc tên nốt 
GV đàn
+Tranpots: Gdur -5 (dur ). GV đàn câu 1 khoảng 2-3 lần.
HS nghe
GV hướng dẫn
+ GV bắt nhịp (đếm 1-2) để HS tự đọc. Để hướng dẫn HS đọc đúng trường độ, GV kết hợp sủ dụng nhạc cụ và đọc mẫu.
HS đọc nhạc
Điều khiển
+ Đọc câu 2,3,4 tương tự như câu 1
HS thực hiện
GV yêu cầu
Ghép câu 1 và 2, câu 3 và 4. Đọc nhạc cả bài.
HS thực hiện
GV đệm đàn
- Trình bày hoàn chỉnh:
GV chọn S = Country, T =108.
 Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời, sau đó đổi lại.
HS ghép lời
GV đàn
- Cả lớp cùng đọc nhạc và hát lời bài “Cây sáo” kết hợp gõ đệm theo phách.
- Cả lớp đọc nhạc và hát lời bài “Cây sáo” kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc.
HS đọc nhạc và hát lời.
GV kiểm tra
- Từng tổ nhóm hoặc cá nhân trình bày bài TĐN, những em khác nghe và nhận xét.
HS thực hiện.
 Ngày soạn: 29- 8- 2011
Tiết3 
 - Ôn tập bài hát : Bóng dáng một ngôi trường
 - Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
 - Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Bóng dáng một ngôi trường. Tập trình bày bài hát qua cách hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.
- Ôn tập bài TĐN số 1 - Cây sáo để HS đọc nhạc đúng và thuần thục hơn.
- HS có thêm kiến thức âm nhạc phổ thông qua bài:" Ca khúc thiếu nhi phổ thơ".
II. Giáo viên chuẩn bị
- Máy nghe và băng nhạc các bài hát để giới thiệu về ca khúcthiếu nhi phổ thơ.
- Tập trình bày một số đoạn trích ca khúc phổ thơ để có thể giới thiệu cho HS.
III. Tiến trình dạy học
* Hỏi bài cũ: ( đan xen trong bài dạy)
* Bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
1 .Ôn tập bài hát:“Bóng dáng một ngôi trường”
HS ghi bài
GV thực hiện
- GV đệm đàn và trình bày hoàn chỉnh bài hát.
Lắng nghe
GV nhắc nhở
- GV lưu ý: Một vài chổ trong bài hát cần tập kĩ để hát đúng là đảo phách, nốt ngân dài, dấu lặng. Đoạn b cần thể hiện đúng trọng âm các câu hát, khi chúng thường thay đổi.
HS ghi nhớ và thực hiện
GV đệm đàn
- GV đệm đàn và yêu cầu HS tập hát với tốc độ: hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải.
HS thực hành.
GV chỉ định
- GV chỉ định một số HS trình bày từng đoạn trong bài hát, yêu cầu các em thuộc lời, hát diễm cảm. GV sửa những chổ chưa đúng hoặc hướng dẫn các em hát hay hơn.
HS trình bày
GV hướng dẫn
-HS nghe,nhận biết tiết tấu sau đây ở câu hát nào:
HS theo dõi 
Tiết tấu trên ở câu hát: Và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta.
HS nào nhận ra tiết tấu của câu hát, GV mời em đó hát cả đoạn, từ Đã bao mùa thu khai trường...sáng lên trong lòng chúng ta.
GV yêu cầu
- Từng tổ cử HS hát lĩnh xướng đoạn a, những em khác hát hoà giọng đoạn b.
HS thực hiện
GV kiểm tra
- Nhóm HS trình bày bài hát trước lớp với hình thức tốp ca có lĩnh xướng.
HS lên kiểm tra
GV ghi bảng
Ôn tập: TĐN số 1- “Cây sáo”
HS ghi bài
GV trình bày
- GV đệm đàn, đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh bài TĐN số 1 – “Cây sáo”
HS theo dõi
GV điều khiển
- Chia lớp theo hai dãy, TĐN và hát lời theo cách đối đáp, mỗi dãy trình bày 1 câu.
HS trình bày
GV hướng dẫn
- HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. GV phát hiện những chổ sai và hướng dẫn các em sửa lại.
HS thực hiện
GV đàn và chỉ định 
- Nhận biết từng câu và đọc nhạc: GV đàn giai điệu 5 nốt cuối của mỗi câu, không theo thứ tự trong bài. HS lắng nghe, cho biết đó là câu số mấy, đọc nhạc và hát lời cả câu. 
GV hướng dẫn
- HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. GV phát hiện những chổ sai và hướng dẫn các em sửa lại.
HS thực hiện
GV kiểm tra
- Kiểm tra 3-4 HS trình bày bài TĐN
Trình bày
GV ghi bảng
3. Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
HS ghi bài
GV điều khiển
HS tìm hiểu về nội dung này qua các bước sau:
GV hỏi
- Thế nào là ca khúc phổ thơ?
HS trả lời
GV kết luận
Là bài hát được hình thành từ bài thơ có trước.
GV hỏi
- Đặc điểm của những ca khúc thiếu nhi phổ thơ
HS trả lời
+ Giai điệu và lời ca thể hiện sự gắn kết nhuần nhuyễn, âm nhạc tạo điều kiện cho bài thơ bay bỗng.
+ Lời ca có chất lượng nghệ thuật tốt, bởi bản thân nó là bài thơ có giá trị
+ Người phổ thơ đôi khi phải thay đổi lời bài thơ (thay đổi chút ít về lời, bỏ bớt câu thơ hoặc viết thêm câu mới) cho phù hợp với cấu trúc hay đường nét giai điệu của bài hát.
HS ghi vài nét
GV hỏi
- Nêu những cách phổ thơ khác nhau?
HS nghe rồi phân tích, so sánh, cảm nhận qua 1 vài tác phẩm cụ thể ví dụ:
HS trả lời
GV giới thiệu
+Bài Hạt gạo làng ta, đoạn a, tác giả Trần Viết Bính khi phổ nhạc đã giữ nguyên lời bài thơ cùng tên của Trần Đăng Khoa:
HS theo dõi
Hạt gạo làng ta. Có vị phù sa. Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm. Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát. Ngọt bùi hôm nay
GV thực hiện
HS nghe bai hát Hạt gạo làng ta qua băng, đĩa nhạc hoặc do GV trình bày.
HS nghe bài hát
GV giới thiệu
Lời ca: Chẳng nhìn thấy ve đâu
Chỉ râm ran tiếng hát
Bè trầm hoà bè cao
+Bài Dàn đồng ca mùa hạ, đoạn đầu, nhạc sĩ Lê Minh Châu khi phổ nhạc đã thay đổi chút ít lời bài thơ cùng tên của Nguyễn Minh Nguyên:
HS theo dõi
Thơ:
Chẳng nhìn thấy ve đâu
Chỉ râm ran tiếng hát
Bè trầm xen bè thanh
GV giới thiệu
+ Bài Bác Hồ - Người cho em tất cả, đoạn đầu, nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân khi phổ nhạc đã thay đổi, bỏ bớt một số câu trong bài thơ Cho em của Phong Thu để phù hợp với cấu trúc bài hát và đường nét của giai điệu:
HS theo dõi
Lời bài hát:
Cho ánh nắng ban mai
Là những sớm bình minh
Cho những đêm trăng đẹp
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Ruộng đồng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca...
Bài thơ:
Cho em những sớm mai
Là bình minh hửng nắng
Cho em vầng trăng sáng 
Là chị Hằng tươi xinh
Ai cho em, em ơi
Những đêm tròn giấc ngủ
Ai cho em đầy đủ
Niềm vui và ước mơ
GV thực hiện
HS nghe bài hát Bác Hồ- Người cho em tất cả qua băng, đĩa nhạc hoặc do GV trình bày.
HS nghe bài hát
GV điều khiển, đánh giá
- Trình bày các ca khúc thiếu nhi được phổ thơ (theo tổ): Tổ trưởng chọn 2 trong số 7 ca khúc được giới thiệu ở trang 12. Lần lượt mỗi tổ đứng taị chỗ và trình bày bài đã chọn, tổ trưởng cử 1 bạn bắt nhịp.
GV đánh giá phần trình bày của từng tổ, ghi kết quả lên bảng.
HS tham gia thi trình bày bài hát
GV thực hiện
Kết thúc tiết học: nghe băng 1-2 ca khúc trong số 7 bài.
Ngày soạn: 5/9/2011
 Tiết 4 
Học hát : Bài Nụ cười
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Nụ cười, HS thực hiện đúng việc chuyển điệu từ giọng Đô trưởng sang Đô thứ trong bài hát.
- HS biết trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Qua nội dung của bài hát, giáo dục các em biết giữ gìn sự hồn nhiên của tuổi học trò, biết mang niềm vui và tiếng cười đến với mọi người.
II. Giáo viên chuẩn bị
- Nhạc cụ quen dùng. Tập đệm đàn và hát thuần thục bài Nụ cười.
III. Tiến trình dạy học
* Hỏi bài cũ: ( đan xen trong bài dạy)
* Bài mới:
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
Học hát bài: Nụ cười (Nhạc: Nga
Lời:Phạm Tuyên)
HS ghi bài
GV giới thiệu
1. Giới thiệu về bài hát và tác giả: Năm 1977, bộ phim hoạt hình "Chuột chũi Ê- nốt"của hoạ sĩ A. Xu - khốp đã trình chiếu ở nước Nga và được các bạn nhỏ rất yêu thích. Nụ cười là bài hát chính trong bộ phim này, bài hát do V. Sain-xki viết nhạc và A.Plia-xcôp-xki viết lời. Với hình tượng tiếng cười đầy vẻ trong sáng, hồn nhiên và nhí nhảnh, bài hát không chỉ được tuổi thiếu niên mà cả người lớn cũng yêu thích. Bài Nụ cười được dich sang nhiều thứ tiếng, lời việt do nhạc sĩ Phạm Tuyên phỏng dịch.
HS theo dõi
GV điều khiển
2. Đàn, hát mẫu 2 lần
3. Chia đoạn, chia câu.
HS theo dõi
GV hỏi
Bài hát gồm hai lời và có hai đoạn. Hãy chia đoạn và nói về tính chất âm nhạc của từng đoạn? (Sgk)
HS trả lời
GV đàn
4. Luyện thanh: 1-2 phút
luyện thanh
GV hướng dẫn
5. Tập hát từng câu trong lời 1: Dịch giọng = -3 (thực chất Adur- Amoll)
HS tập hát
GV điều khiển
Đoạn a chia làm 4 câu. Đàn giai điệu câu 1 từ 3-5 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo, đàn tiếp 3-4 lần cho hs hát hoà theo.
HS hát
Tiến hành tương tự với các câu còn lại. Cho HS hát móc xích toàn bộ đoạn a từ 2-3 lần.
GV hướng dẫn
Học hát đoạn b: đoạn b giọng C moll là điểm khó của bài hát, GV hát mẫu và đàn nhiều lần cho HS hát theo. HS tập hát nhanh, thể hiện tình đoàn kết, niềm tin, sự lạc quan.
HS hát đoạn b
6. Hát đầy đủ cả bài.
GV điều khiển
GV đệm đàn
GV phân công HS trình bày từng câu 

File đính kèm:

  • docGiao an Am nhac9 -2010-2011.doc
Giáo án liên quan