Đề cương ôn tập Lịch sử học kì I

Câu 1: Kể tên và thời gian các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII mà em đã học.

Trả lời: - Các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII:

 + Năm 1566, cách mạng tư sản Hà Lan.

 + Năm 1640, cách mạng tư sản Anh.

 + Năm 1776, cách mạng tư sản Mĩ.

 + Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp.

Câu 2: Trình bày tình hình nước Pháp trước cách mạng.

Trả lời: * Tình hình nước Pháp trước cách mạng:

 - Kinh tế:

 + Nền nông nghiệp vẫn lạc hậu, phương thức canh tác thô sơ dẫn đến năng suất thấp, ruộng đất bỏ hoang mất mùa đói kém xảy ra liên tục.

 + Công thương nghiệp kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển, nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm sự phát triển: thuế ná nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất,

 - Chính trị và xã hội:

 + Là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-y XVI đứng đầu.

 + Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

 + Đẳng cấp 1,2 có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Đẳng cấp 3 không có quyền lợi gì, phải đóng thuế.

 + Mâu thuẫn giữa đẳng cấp 3 với đẳng cấp 1,2 ngày càng gay gắt. Giai cấp tư sản lãnh đạo, mông dân hăng hái tham gia cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

Câu 3: Phân tích hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với kinh tế, xã hội các nước châu Âu.

Trả lời: - Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp:

 + Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: tăng năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, nhiều thành phố lớn.

 + Xã hội hình thành 2 giai cấp : tư sản và vô sản, 2 giai cấp này mâu thuẫn với nhau dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ HỌC KÌ I
Câu 1: Kể tên và thời gian các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII mà em đã học.
Trả lời: - Các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII:
 + Năm 1566, cách mạng tư sản Hà Lan.
	 + Năm 1640, cách mạng tư sản Anh.
	 + Năm 1776, cách mạng tư sản Mĩ.
	 + Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp.
Câu 2: Trình bày tình hình nước Pháp trước cách mạng.
Trả lời: * Tình hình nước Pháp trước cách mạng:
 - Kinh tế:
	 + Nền nông nghiệp vẫn lạc hậu, phương thức canh tác thô sơ dẫn đến năng suất thấp, ruộng đất bỏ hoang mất mùa đói kém xảy ra liên tục.
	 + Công thương nghiệp kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển, nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm sự phát triển: thuế ná nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất,
	 - Chính trị và xã hội:
	 + Là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-y XVI đứng đầu.
	 + Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
	 + Đẳng cấp 1,2 có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Đẳng cấp 3 không có quyền lợi gì, phải đóng thuế.
	 + Mâu thuẫn giữa đẳng cấp 3 với đẳng cấp 1,2 ngày càng gay gắt. Giai cấp tư sản lãnh đạo, mông dân hăng hái tham gia cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
Câu 3: Phân tích hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với kinh tế, xã hội các nước châu Âu.
Trả lời: - Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp:
 + Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: tăng năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, nhiều thành phố lớn.
 + Xã hội hình thành 2 giai cấp : tư sản và vô sản, 2 giai cấp này mâu thuẫn với nhau dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
Câu 4: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Trả lời: * Nước Anh:
 - Kinh tế:
 + Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp đứng thứ I thế giới. Sau năm 1870, xuống thứ III thế giới ( sau Đức, Mĩ).
 + Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
 + Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền ra đời về công nghiệp và tài chính, chi phối toàn bộ kinh tế nước Anh.
 - Chính trị và đối ngoại:
 + Là nước quân chủ lập hiến với 2 đảng bảo thủ và tự do thay nhau cầm quyền.
 + Ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, khi các nước đế quốc chia xong rộng tới 33 triệu km2 bằng ¼ diên tích và ¼ dân số, gấp 12 lần thuộc địa Đức và gấp 3 lần Pháp.
 + Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
 * Nước Mĩ:
 - Kinh tế:
 + Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp đứng thứ IV thế giới. Sau năm 1870, đứng thứ I thế giới.
 + Công nghiệp phát triển mạnh dẫn đến nhiều công ti độc quyền ra đời: dầu mỏ (Rốc-phe-lơ), ô tô (Pho), thép (Moóc-gan), chi phối toàn bộ nền kinh tế nước Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc của các công ti độc quyền”
 + Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu lớn.
 - Chính trị:
 + Theo thể chế cộng hòa, đứng đầu là tổng thống với 2 đảng cộng hòa và dân chủ thay nhau cầm quyền. Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
 + Với sự phát triển của kinh tế, Mĩ tăng cường bành trướng ở Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đô la để can thiệp vào khu vực Mĩ - La-tinh.
Câu 5: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng năm 1905 – 1907 ở Nga.
Trả lời: - Ý nghĩa lịch sử:
 + Làm lung lay đến chế độ Nga hoàng và tư sản.
 + Là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó.
 + Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 6: Trình bày những thành tựu nổi bật về khoa học tự nhiên và xã hội ở thế kỉ XVIII – XX.
Trả lời: - Khoa học tự nhiên:
 + Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
 + Giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
 + Năm 1837, Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật.
 + Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
 - Khoa học xã hội:
 + Triết học: Xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng.
 + Kinh tế học: Chính trị tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
 + Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Gắn liền với Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và Ô-oen (Anh).
 + Đặc biệt là sự ra đời của học huyết Chủ nghĩa xã hội khoa học, đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người. 
Câu 7: Hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
Trả lời: - Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ tìm cách xâm lược nước này.
 - Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành hàng loạt cải cách tiến bộ:
 + Chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
 Ban hành hiến pháp năm 1889, xác định chế độ quân chủ lập hiến.
 + Kinh tế: Thống nhất thị trường tiền tệ.
 Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng.
 + Quân sự: Quân đội được tổ chức vào huấn luyện theo kiểu phương Tây.
 Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.
 Chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng.
 + Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
 Chú trọng nội dung kĩ thuật – khoa học.
 Cử những học sinh ưu tú đi du học phương Tây.
 - Ý nghĩa: Nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật trở thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu 8: Trình bày ngắn gọn quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời: - Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân, nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.
 - Từ năm 1840-1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.
 - Sau Anh, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Từ cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ song Dương Tử, Pháp thôn tính Vân Nam, Nga và Nhật chiếm Đông Bắc.
 - Kết quả: Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa, nữa phong kiến.
Câu 9: Hãy cho biết nguyên nhân và đặc điểm chung của các nước Đông Nam Á trong quá trình xâm lược của thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời: - Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nên không thể tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
 - Từ nữa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á:
 + Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
 + Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
 + Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin.
 + Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.
 - Xiêm là nước duy nhất vẫn giữ được độc lập, nhưng trở thành vùng đệm của Anh và Pháp.
Câu 10: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911).
Trả lời: * Cuộc cách mạng Tân Hợi:
 - Nguyên nhân: Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh quốc hữu hóa đường sắt.
 - Diễn biến: 
 + Ngày 10-10-1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.
 + Ngày 29-2-1911, chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống lâm thời.
 + Tháng 2-1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm khi thương lượng, đưa Viên Thế Khải lên làm tổng thống. Cách mạng coi như kết thúc.
 - Ý nghĩa:
 + Cách mạng Tân Hợi là cách mạng dân chủ tư sản.
 + Có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc của châu Á, trong đó có Việt Nam. 
Câu 11: Chứng minh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Nhật chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
Trả lời: - Sự phát triển của nền kinh tế Nhật dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền: Mít-xưi, Mít-su-bi-si, chi phối toàn bộ nền kinh tế của Nhật.
 - Sự phát triển kinh tế, tạo ra sức mạnh về quân sự. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách hiếu chiến bằng các cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên,
 * Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là đế quốc phong kiến quân phiệt. 

File đính kèm:

  • docSu cua con vi.doc
Giáo án liên quan