Hướng dẫn học sinh học và nghiên cứu bài ở nhà

PHỤ LỤC

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1

II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH . Trang 2

1./ Về phía học sinh . Trang 2

2./ Về phía giáo viên . Trang 3

III/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN . Trang 3

1./ Đối với giáo viên . Trang 4

2./ Đối với học sinh . Trang 5

IV/ KẾT QUẢ . Trang 7

V/ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐÚC KẾT ĐƯỢC . Trang 7

1./ Người giáo viên phải đảm bảo thực hiện các bước lên lớp . Trang 7

2./ Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên và trên

quy mô rộng . Trang7

3./ Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ . Trang 8

4./ Phải kết hợp với gia đình học sinh . Trang 8

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh học và nghiên cứu bài ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nông thôn, hầu hết học sinh là con em của nhân dân lao động nên việc học tập của các em bị ảnh hưởng không nhỏ bởi công việc sản xuất của gia đình, nhất là vào thời kì thu hoạch lúa, tôm hoặc cha mẹ đi biển Phần lớn đời sống, kinh tế của các bậc phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên cũng chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Thậm chí có một số phụ huynh học sinh còn khoán trắng công việc học tập của con em mình cho Giáo viên. Đôi khi họ cho rằng con em họ đi học thì việc học cũng như kết quả học tập của các em là ở phía nhà trường, còn việc mở mang kiến thức cho các em được đến đâu là tùy thuộc vào bản thân các em và nhà trường. Do đó, con em họ học như thế nào đó là trách nhiệm của Thầy, Cô và nhà trường. Còn bản thân các em học sinh thì phần lớn các em chưa quan tâm đến việc học tập của mình, chưa có ý thức tự học, ngoài giờ học ở trường, các em thường dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác như tìm các trò chơi theo thời tiết, mùa vụ như mùa khô đi bắt dế về đá, thả diều; mùa mưa đi xúc cá lia thia cho cá chọi nhau hoặc lao vào nhiều trò ham vui khác. Hoặc có những em do hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình trong công việc sản xuất và đời sống. Tối đến, các em thường đi ngủ sớm do ban ngày hoạt động nhiều nên bỏ qua việc chuẩn bị bài cho ngày hôm sau đi học.
2./ Về phía giáo viên :
	Nhìn chung việc hướng dẫn học sinh học và nghiên cứu bài ở nhà còn thiếu sự nghiên cứu hiểu biết về mối quan hệ giữa việc học tập trên lớp với việc học ở nhà, chưa thấy hết tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh học ở nhà nên khi giảng dạy thực hiện bước kiểm tra bài cũ và dặn dò một cách máy móc. Tuy ai cũng ít nhiều đều thực hiện nhưng phần lớn đều làm rất sơ sài, nhất là khâu dặn dò, có những trường hợp không đảm bảo được tiến trình lên lớp nên rơi vào tình trạng “cháy giáo án” nên không thực hiên tốt khâu này. Đặc biệt là khâu kiểm tra, đại đa số Giáo viên chỉ kiểm tra bài cũ chứ chưa mấy ai kiểm tra việc soạn bài mới của học sinh. Chính điều này đã khiến học sinh ngày càng lười biếng và học tập với một thái độ bị động, đối phó, tiêu cực.
	Giáo viên chưa thấy hết vai trò trách nhiệm của mình đối với các em nên có những thiếu sót như chưa kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chưa giáo dục nhắc nhở các em mọi lúc, mọi nơi.
III/ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
	Để khắc phục những khó khăn đó nhằm nâng cao chất lượng học tập, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, vì cho rằng hướng dẫn học sinh ở nhà là rất quan trọng và cần thiết nên giáo viên cần thực hiện như sau :
1./ Đối với giáo viên :
	Người giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu giảng dạy chuyên môn, sách tham khảo và sách giáo khoa, tìm ra những điều bất cập ở trong sách cũng như những điều bất cập xuất phát từ hoàn cảnh của địa phương cũng như hoàn cảnh của từng gia đình học sinh nhằm soạn giảng sao cho phù hợp với trình độ của học sinh, cân đối giờ dạy, dành đủ thời gian cần thiết cho việc cho việc kiểm tra bài cũ và hướng dẫn các em học bài cũng như soạn bài, làm nổi bật những cái cơ bản để học sinh tập trung sức lực và trí tuệ vào đó. Do vậy, giáo viên phải quy định rõ những cái phải học thuộc lòng, những cái cần thuộc và nhớ những điều cơ bản, quy định rõ những cái cần phải nhớ lâu để học sinh có thể giữ chúng trong trí nhớ. Trong những trường hợp này giáo viên không buộc học sinh nhớ lại những điều đã học một cách máy móc và không cần thiết.
	Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh sử dụng sách giáo khoa, gạch chân những chỗ quan trọng trong sách, đọc minh họa, tập cho học sinh những thói quen sử dụng sách để các em bồi dưỡng vốn ngữ pháp, bồi dưỡng hứng thú học tập. Hướng dẫn các em dùng sách ở nhà giúp các em bổ sung những tri thức thu lượm được ở trên lớp, những tri thức cũ. Hướng dẫn các em đọc trước bài mà mình sẽ giảng để học sinh đọc, tìm hiểu, nắm sơ bộ được dàn ý, nội dung của bài mới, học sinh chủ động và hứng thú nghe giảng. Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, tôi còn hướng dẫn học sinh sử dụng các tài liệu tham khảo.
	- Đối với việc học và làm bài của học sinh : 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lên thời gian biểu học ở nhà cho học sinh và phải nêu ra những yêu cầu cụ thể về việc nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng qua từng bài. Thời gian đầu do học sinh chưa quen, năng lực còn yếu nên những yêu cầu trên còn ở mức độ nhẹ nhàng làm cho các em có cảm giác việc học bài cũ cũng không vất vả lắm. Sau này khi các em đã quen dần thì số câu hỏi hay bài tập rèn luyện nhiều và khó hơn.
Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên phải yêu cầu tất cả các em học sinh gấp hết sách vở lại, chú ý nghe xem bạn được kiểm tra và sau đó để các em nhận xét đánh giá bạn của mình. Cuối cùng giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
	- Đối với việc soạn bài mới :
	Giáo viên phải đưa ra những câu hỏi cụ thể, vừa sức đối với học sinh trong việc tìm hiểu nội dung bài mới. Những yêu cầu về học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới các em phải viết vào trong vở chứ khơng chỉ nghe hướng dẫn thơi.
2./ Đối với học sinh :
	Giáo viên tổ chức cho học sinh ở nhà dưới hình thức học nhĩm, tổ chức cho các em học khá giỏi giúp đỡ các em yếu-kém, phụ đạo học sinh yếu-kém cá biệt Phát huy tính tự giác, tính tích cực của học sinh, làm cho học sinh ý thức được mục đích nhiệm vụ của học tập, các em cĩ ý thức vận dụng được những điều đã học vào thực tế, tự kiểm tra đánh giá quá trình học tập của mình để từ đĩ học sinh cĩ thái độ, tinh thần học tập đúng đắn.
	Để học sinh thực hiện tốt những yêu cầu của mình, đầu giờ học giáo viên khơng chỉ kiểm tra việc soạn bài của học sinh. Thời gian đầu, để tạo cho các em cĩ thĩi quen soạn bài, cứ mỗi cuối tiết học nếu ngày hơm sau khơng cĩ tiết học mơn đĩ thì giáo viên gom tất cả vở ghi của các em đưa về nhà kiểm tra, sáng hơm trả lại vở cho các em. Đối với những em cĩ soạn bài, làm bài đầy đủ, giáo viên cần phải tìm hiểu khả năng tư duy của các em để rút ra kinh, nghiệm cho lần sau ra những yêu cầu phù hợp với khả năng tư duy của các em hơn. Cịn đối với những em khơng soạn bài, làm bài hoặc làm khơng đầy đủ thì giáo viên tìm hiểu lý do tại sao để cĩ những biện pháp thích hợp như nhắc nhở, động viên hoặc cảnh cáo, thơng báo hoặc đến gặp trực tiếp cha mẹ các em để trao đổi kết hợp với gia đình tạo điều kiện để các em làm tốt cơng việc học tập.
	Khi các em đã vào nề nếp, giáo viên định kỳ kiểm tra vở của các em một tháng một lần. Cơng vệc kiểm tra học sinh nĩi thì đơn giản thế nhưng khi thực hiện lại khơng đơn giản tí nào. Với những em cĩ cố gắng, chuyên cần, cĩ ý thức học tập tốt, giáo viên giúp đỡ các em mở rộng những điều đã học, bồi dưỡng cho các em hứng thú học tập. Những em chưa cĩ ý thức học tập và cịn lười biếng, yếu-kém giáo viên tìm hiểu để xác định nguyên nhân xem các em thuộc loại nào : yếu-kém tạm thời hay vốn là yếu kém. Nếu em yếu kém do những lỗ hổng trong tri thức thuộc những năm trước, giáo viên cần bồi dưỡng cho các em phương pháp học tập, bổ sung tri thức, giúp các em hồn thành các loại bài tập nhận thức. Nếu các em yếu-kém do cĩ thái độ tiêu cực đối với học tập, đi học cho cĩ, chịu ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, giáo vên cần phải động viên tinh thần các em, đề nghị gia đình các em quan tâm hơn nữa về mọi hoạt động của các em ở trường cũng như ở nhà, tạo điều kiện để các em học tập tốt hơn.
	Trong quá trình theo dõi giáo viên ghi vào sổ tay từng học sinh để cĩ cách xử lý thích hợp, đồng thời ghi nhận xét của mình ngay vào vở của các em sau mỗi lần kiểm tra. Giáo viên, động viên, tuyên dương, khen thưởng, phê bình đúng mức và kịp thời.
IV/ KẾT QUẢ :
	Với các biện pháp trên, tình trạng học sinh lúc đầu đến lớp khơng chuẩn bị bài cũng thay đổi dần theo cấp số cộng, tỷ lệ thuận với thời gian. Từ tháng mười một trở đi 100% học sinh đều cĩ chuẩn bị bài mới.
	Những tháng đầu thực hiện chất lượng nội dung tìm hiểu bài của các em chưa nhiều, chưa sâu. Cĩ nhiều em chỉ viết dăm ba dịng dưới dạng trả lời câu hỏi. Nhưng đến cuối học kỳ I, phần lớn các đã khơng chỉ tìm hiểu những gì giáo viên gợi ý, hay những câu chủ đề của tác phẩm hỏi trong sách giáo khoa mà cá biệt cĩ em cịn ghi lại những cảm nghĩ của mình.
	Nhìn chung các em hầu hết cĩ tinh thần học tốt, ý thức được mục đích, nhiệm vụ của mình trong học tập.
V/ NHỮNG KINH NGHIỆM ĐÚC KẾT ĐƯỢC :
	Những đúc kinh nghiệm đúc kết qua những kết quả của việc hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài :
1./ Người giáo viên phải đảm bảo thực hiện các bước lên lớp :
	Đặc biệt là thực hiện bước đầu tiên và bước cuối cùng của một tiết học là kiểm tra bài cũ và hướng dẫn học sinh làm bài, chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên khơng thực hiện kiểm tra bài cũ thì các em sẽ khơng học bài, khơng hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một cách khoa học thì học sinh cũng coi nhẹ việc chuẩn bị bài, khơng nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài và đương nhiên các em sẽ khơng thực hiện đầy đủ những yêu cầu về chuẩn bị của giáo viên
2./ Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên và trên quy mơ 
rộng :
	Thời gian kiểm tra bài cũ đầu giờ khơng đủ để làm việc này. Do đĩ Giáo viên phải cĩ nhiều biện pháp kiểm tra và kiểm tra trong giờ học, kiểm tra mọi lúc mọi nơi kể cả việc thu vở học sinh mang về nhà kiểm tra thì mới cĩ kết quả.
3./ Phải cĩ 

File đính kèm:

  • docHuong dan Hs hoc va nc bai o nha.doc