Bài giảng Tiết 19 - Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

1. Kiến thức : Bằng những bằng chứng cơ bản, cần thiết về khào cổ học & lịch sử, làm cho học sinh nắm bắt được những nét chính về thời nguyên thủy ở Việt Nam.

 - Cách nay 30 – 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ).

 - Các giai đoạn phát triển của công xã nguyên thủy ở VN từ khi hình thành, phát triển, giải thể.

 - Các nền văn hóa lớn của Việt Nam cuối thời nguyên thủy (Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai)

 

doc92 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 19 - Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Minh
1785
1789
Tây Sơn
Xiêm
Thanh
- HS trả lời, GV chốt ý
I. Các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước
1. Thời dựng nước đầu tiên
- Từ thế kỷ VII TCN, quốc gia Văn Lang rồi Âu Lạc hình thành ở Bắc Việt Nam trên cơ sở văn minh lúa nước. Đầu thế kỷ II, Âu Lạc bị phong kiến phương Bắc đô hộ, phải trải qua cuộc đấu tranh kiên cường trong suốt 1000 năm để tự giải phóng và giữ gìn nền văn hóa của tổ tiên
- Cũng trong các thế kỷ này, các quốc gia Lâm Aáp - Chăm-pa (Nam trung bộ) và Phù Nam (Tây Nam bộ) cũng hình thành và phát triển, đạt nhiều thành tựu văn hóa đặc sắc.
2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập. 
- Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng ccủa Ngô Quyền đã giành lại quyền tự chủ, độc lập cho nước ta. Năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại việt.
- Từ thế kỷ X nhà nước quân chủ ra đời, hoàn chỉnh dần từ thế kỷ X – XV, hoàn thiện dưới triều vua Lê Thánh Tông. Kinh đô là Thăng Long. Xã là đơn vị hành chính cơ sở.
- Kinh tế : nông nghiệp là ngành sản xuất chính, thủ công và thương nghiệp cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể.
- Lúc đầu Phật giáo chiếm ưu thế, sau Nho giáo từng bước vươn lên giữ địa vị độc tôn vào thế kỷ XV. Giáo dục, văn học, nghệ thuật hình thành và phát triển, đạt nhiều thành tựu.
3. Thời kỳ đất nước bị chia cắt
- Thế kỷ XVI – XVIII, các cuộc chiến tranh phong kiến đã chia cắt nước ta thành hai miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền khác nhau.
- Kinh tế : 
+ Nông nghiệp Đàng Ngoài phát triển ổn định còn Đàng Trong phát triển mạnh
+ Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở các thế kỷ XVII – XVIII làm cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị
- Từ thế kỷ XVIII, mâu thuẫn xã hội gia tăng, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân làm chính quyền phong kiến ở cả hai miền khủng hoảng. Phong trào nông dân T6ay Sơn đã đánh đổ các triều đại phong kiến cát cứ, tạo tiền đề cơ bản cho đất nước trở lại thống nhất.
4. Đất nước ở nửa đầu thế kỷ XIX
- Đất nước thống nhất. Triều Nguyễn xây dựng chính quyền khá hoàn chỉnh nhưng rất chuyên chế. Kinh tế tạm ổn định nhưng không có điều kiện đổi mới và phát triển.
- Văn hóa bảo thủ. Đời sống nhân dân khó khăn, phong trào nông dân tiếp tục phát triển. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
II. Công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc
- Quá trình dựng nước song song với quá trình giữ nước, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
- Từ thế kỷ III, quốc gia Văn Lang – Âu Lạc đã chiến đấu chống xâm lược Tần và sau đó tiếp tục đấu tranh suốt 1000 năm chống xâm lược phương Bắc và giành độc lập vào thế kỷ X.
- Từ thế kỷ X – XVIII, nhân dân ta tiếp tục đấu tranh chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh, giữ vững độc lập cho Tổ quốc.
3. Kết luận:. Lịch sử dân tộc việt Nam trải qua gần 3000 năm vừa dựng nước vừa giữ nước. Nhân dân ta đã lập nhiều kỳ tích đáng tự hào: vừa anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm vừa xây dựng đất nước hoàn chỉnh thống nhất và phát triển, đặt cơ sở bền vững cho những bước đi sau này của dân tộc
III. Củng cố bài: 
IV. Ôn tập và chuẩn bị bài:
Làm bài tập và hõc 4 câu hỏi trong SGK, trang 123.
Đọc trước SGK bài 28 : “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”
Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.
Tiết 34 - Bài 28:
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 
THỜI PHONG KIẾN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
	- Dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ trước 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và hết sức đáng tự hào.
	- Truyền thống yêu nước là kết tinh của hàng loạt nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.
	- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến và do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt, nhân tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của tổ quốc trở thành nét đặc trưng của của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
2. Tư tưởng, tình cảm:
	- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc.
	- Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
3. Kỹ năng: 
	Rèn luyện kỹ năng phân tích, liên hệ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :
1. Giáo viên:
	- Một số tác phẩm: Cáo Bình Ngô, Hịch Tướng Sĩ, thơ Thần, câu nói của Trần Bình Trọng
2. Học sinh:
	- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
	1. Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ X đến giữa thế thế kỷ XIX.
	2. Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật qua các thời kỳ mà em biết.
II. Giảng bài mới:
1. Mở bài: Trải qua gần 3000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã làm nên bao kỳ tích anh dũng tạo nên nhiều truyền thống tốt đẹp, nổi bật là truyền thống yêu nước – một truyền thống cao quý được hun đúc và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử
2. Các bước thực hiện bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân
- GV nêu câu hỏi nhận thức, hình thành khái niệm:
?? Các em hiểu thế nào về hai khái niệm: Truyền thống và truyền thống yêu nước?
- HS vận dụng kiến thức cá nhân trả lời, GV nhận xét và nêu khái niệm
* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân
- GV sử dụng câu hỏi nêu vấn đề cho HS nhận thức:
?? Truyền thống nổi bật của dân tộc ta là gì? Truyền thống đó bắt nguồn từ đâu?
(Dự kiến HS trả lời: truyền thống yêu nước, bắt nguồn từ lòng yêu nước).
- GV tiếp tục nêu câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận thức bài học:
?? Lòng yêu nước của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc bắt nguồn từ đâu? 
- HS tự suy nghĩ, liên hệ bản thân để trả lời
?? Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam hình thành trên cơ sở nào? 
– GV hướng dẫn HS nắm các ý:
+ Từ ý thức có chung nguồn cội (truyền thuyết “Con rồng, cháu tiên”, “Quả bầu mẹ”)
+ Từ lòng yêu nước của mỗi cá nhân quá trình cùng sống, sinh hoạt, giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước.
?? Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện như thế nào trong buổi đầu dựng nước và giữ nước? 
(Dự kiến HS trả lời, GV chốt ý: 
+ Thể hiện qua ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.
+ Liên tục nổi dậy chống ngaọi xâm, giành độc lập dân tộc.
+ Thờ tổ tiên và các anh hùng có công với dân tộc)
* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân
?? Trong buổi đầu độc lập, quốc gia dân tộc Việt đứng trướùc những thử thách nào của lịch sử?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý (- Xây dựng nước vững mạnh
- Chống mưu đồ xâm chiếm của phong kiến phương Bắc)
- Chuyển ý: Để đáp ứng yêu cầu của lịch sử, truyền thống nào cần được phát huy? (Lòng yêu nước)
* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân
- GV nêu câu hỏi nhận thức cho HS theo dõi SGK trả lời:
?? Trong 9 thếù kỉ độc lập, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời
- GV chốt ý:
+ Xây dựng nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
+ Đoàn kết toàn dân trong chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Lóng tự hào với những chiến công hiển hách của dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên.
- GV nêu vấn đề và giải thích cho HS hiểu: Vì sao yêu nước còn gắn liền với thương dân?
- Truyền thống yêu nước ngày càng mang yếu tố nhân dân: dân là nước, triều đình như con thuyền “Mến người có nhân là dân, chở thuyền, lật thuyền cũng là dân” => Phải “khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu bền gốc”, là “Thượng sách để giữ nước”.
* Hoạt động 5: Toàn lớp và cá nhân
- GV nêu vấn đề:
?? Đặc trưng cơ bản nhất của truyên thống yêu nước Việt Nam là gì? Tại sao?
(Câu hỏi dành cho HS trung bình, HS theo dõi sách giáo khoa và trả lời: 
+ Đặc trưng cơ bản: đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độ lập dân tộc.
+ Nguyên nhân: do đặc điểm riêng, từ khi lập nước đến nay, dân tộc Việt Nam luôn phải đối đầu với giặc ngoại xâm hùng mạnh => phải phát huy cao độ truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. 
- GV liên hệ thực tế: Trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang đang đứng trước những khó khăn thửc thách trên đà hội nhâp với thế giới như: nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, nguy cơ tụt hậu, người Việt Nam phải làm gì để vượt qua thử thách ?
I. Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
 - Các dân tộc đều có lòng yêu nước của riêng mình, nảy sinh và phát triển từ tình cảm yêu thương gắn bó giữa người với người, giữa người và cộng đồng. 
 - Lòng yêu nước của người Việt gắn liền với quá trình hình thành và phát triển quốc gia, dân tộc Việt. 
 - Thời Văn Lang – Âu Lạc, nhữmg quan hệ kinh tế - chính trị - văn hóa sơ khai đã phát huy những tình cảm yêu thương gắn bó lẫn nhau giữa người dân trong nước - vượt khỏi tính địa phương,là cơ sở hình thành lòng yêu nước.
 - Trải qua quá trình đấu tranh để dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, giành lại quyền tự chủ, bảo vệ những di sản văn hóa tổ tiên cùng với phong tục thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng người Việt đã nâng cao và khắc sâu hơn nữa lòng yêu nước, hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
II. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập
 - Thế kỷ X, đất nước ta trở lại độc lập, tự chủ với lãnh thổ, tiếng nói, phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng. Tuy nhiên, để giữ vững độc lập dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam vừa phải xây dựng cho mình một đất nước phát triển hoàn toàn tự chủ, có nền tảng văn hóa vững chắc vừa phải chiến đấu anh dũng chống ngoại xâm.
- Qua quá trình dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước được duy trì, kế tục và phát triển về mọi mặt
 - Truyền thống yêu nước Việt Nam là sản phẩm hàng ngàn năm lao động và đấu tranh của cha ông, luôn gắn chặt với ý thức đoàn kết toàn dân, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ. Về sau, truyền thống yêu nước dần dần mang thêm yếu tố nhân dân, vì dân và thương dân.
III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.
 - Đặc trưng cơ bản nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam: đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độ lập dân tộc.
- Qua quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc, người dân Việt luôn đoàn kết, nhất trí, phát huy mọi tài n

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 10 - CB.doc
Giáo án liên quan