Bài giảng Phương pháp dạy học âm nhạc - Cao đẳng Sư phạm Dak Lak

1. Khái niệm – Bản chất đặc trưng của âm nhạc:

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng âm

thanh, âm nhạc tác động quá thính giác và diễn ra trong thời gian, nhằm biểu hiện nội

tâm của con người.

Âm nhạc có một số đặc trưng sau:

a. Tính diễn cảm mạnh mẽ: AN sử dụng âm thanh làm phương tiện biểu hiện,

như một thứ ngôn ngữ riêng tác động mạnh mẽ đối với tình cảm của con người.

b. Tính khái quát: AN không biểu hiện cụ thể như các ngành nghệ thuật khác

(hội hoạ, đường nét, màu sắc; điêu khắc: mảng khối; múa: động tác, hình

thể.) nhưng "hình tượng âm nhạc" có tính khái quát cao. AN mô tả hiện thực

khách quan bằng cách gợi lại qua sự liên tưởng mang tính ước lệ.

c. Tính quần chúng rộng rãi: AN trải qua quá trình sáng tạo liên tục gồm 3 khâu

liên quan chặt chẽ với nhau: người sáng tác-người thể hiện -người nghe

 

pdf33 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phương pháp dạy học âm nhạc - Cao đẳng Sư phạm Dak Lak, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïng mỗi lớp thành một tập thể ca hát tốt. Cụ thể:
- Phát triển tai nghe nhạc cho HS.
Mục tiêu:
 Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của các phân môn dạy hát, dạy TĐN-Nhạc lý, và
âm nhạc thường thức ở trường THCS.
 Nắm được các kỹ năng, các bước tiến hành dạy từng phân môn AN ở THCS.
15
- Hình thành kỹ năng ca hát, phát triển giọng hát cho HS.
- Bồi dưỡng hứng thú và thói quen tích cực tham gia ca hát một cách chủ động
sáng tạo.
II. Công việc chuẩn bị:
1. Yêu cầu và biện pháp rèn luyện kỹ năng ca hát:
a. Tư thế:
- Yêu cầu : Đứng hoặc ngồi thẳng, miệng mở linh hoạt, tay để tự nhiên.
- Biện pháp: Nhắc nhở thường xuyên tư thế ngồi, thái độ khi hát.
b. Hơi thở:
- Yêu cầu: Hít hơi vừa đủ để hát hết tiết nhạc một cách nhẹ nhàng thích hợp.
- Biện pháp: chú ý phân câu hợp lý khi hát và hướng dẫn cho HS lấy hơi vào
đầu câu hát.
c. Phát âm, nhả chữ, hát rõ lời:
- Yêu cầu: Hát bằng giọng tự nhiên, âm thanh nhẹ nhàng, tươi sáng, không
gào thét căng thẳng. Hát rõ lời ca, khẩu hình hợp lý.
- Biện pháp: Chú ý bắt giọng phù hợp tập hát ngân dài, cách luyến âm, ngắt
âm. GV hát mẫu rõ lời, với các âm tiết khó có thể cho tập riêng lời ca.
d. Hát chính xác:
- Yêu cầu: thể hiện đúng âm điệu, nhịp điệu của bài hát.
- Biện pháp: GV hát mẫu cả bài và từng câu, các chỗ khó hát cần hát mẫu và
tập nhiều lần, có thể cho HS khá hát trước khi cho cả lớp hát.
e. Hát đồng đều, hoà giọng:
- Yêu cầu: mỗi HS biết hoà giọng mình vào giọng chung, hát nhịp nhàng,
cùng bắt đầu và cùng kết thúc bài, HS biết cách hát theo nhịp tay của GV.
- Biện pháp: GV mẫu thể hiện sắc thái của bài hát, khắc phục cách phát âm
tiếng địa phương, thường xuyên dùng động tác chỉ huy để hướng dẫn hát.
2. Nắm chắc bài hát:
a. Hát bài hát chính xác, trôi chảy: Tốt nhất là học thuộc lòng để có thể chủ
động trình diễn.
b. Phân tích bài hát:
- Nội dung, chủ đề, sắc thái tình cảm.
- Phân tiết nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc.
- Tìm hiểu đặc điểm bài hát.
c. Xác định yêu cầu và cách tiến hành phương pháp dạy hát: Gồm 3 bước.
 Bước 1: hướng dẫn nghe hát (làm quen bài hát)
a. Yêu cầu:
- Giúp HS cảm thụ được hình tượng âm nhạc và nội dung bài hát.
- Lôi cuốn sự chú ý và hào hứng tập hát.
b. Tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu bài hát (tên bài hát, tác giả, xuất xứ).
16
- Giáo viên hát mẫu
- Trao đổi sau khi nghe
- Biểu diễn lại lần nữa.
 Bước 2: Tập hát (học thuộc bài hát)
a. Yêu cầu: Hát đúng và thuộc lời, nắm vững âm điệu, nhịp điệu gắn với lời ca.
b. Tiến hành: GV tập từng câu liên tiếp cho đến hết bài (GV hát mẫu nhiều lần ở
chỗ khó rồi cho tập kỹ), chú ý thay đổi hình thức hát (hát cá nhân, theo nhóm
nhỏ, cả lớp...)
 Bước 3: Củng cố ôn luyện bài hát (tập biểu diễn)
a. Yêu cầu:
- Nâng cao chất lượng bài hát với yêu cầu cao hơn.
- Bồi dưỡng mỹ cảm, sự tinh tế, tinh thần tập thể, lòng tự tin và tình yêu NT.
a. Tiến hành:
- Tập thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát (hát đúng nhịp độ, diễn cảm).
- Tập hát đồng đều, trôi chảy, hát đúng, lấy hơi đúng, nhả chữ rõ ràng, phát
âm đúng theo yêu cầu, nội dung của bài hát.
- Tập các hình thức thể hiện (hát luân phiên, hát đuổi, hát bè)
- Đánh giá kết quả tập hát, trò chuyện kết hợp đặt câu hỏi, ra bài tập rèn
luyện kỹ năng âm nhạc.
* Chú ý: Trong suốt quá trình tiến hành các bước, cần kết hợp sửa sai, củng cố bài.
3. Một số bài hát trong sách giáo khoa âm nhạc THCS:
Trong trường THCS, các bài hát được sử dụng trong chương trình âm nhạc các
lớp, có thể phân chia thành các loại chính là: bài hát hành khúc, bài hát trữ tình, bài
hát nhanh, vui, hoạt.
Để thể hiện bài hát có chất lượng, có tình cảm phù hợp với nội dung, tư tưởng,
phong cách nghệ thuật của tác phẩm, giáo sinh cần phân biệt được những thể loại bài
hát nói trên. Việc nắm những đặc điểm của từng thể loại bài hát sẽ được tiến hành
trong quá trình thực hành, luyện tập vào các bài hát cụ thể.
3.1. Thể loại:
a. Bài hát hành khúc: Có các đặc điểm sau:
- Nhịp độ: vừa phải, phù hợp với bước đi, bước hành quân.
- Âm điệu: rõ ràng, rắn rỏi, khoẻ mạnh.
- Tiết tấu: thường sử dụng tiết tấu chấm dôi hoặc móc giật.
- Đường nét giai điệu: thường có quãng nhảy (Q.4, Q.5) mang tính chất kêu gọi,
thôi thúc, nghị lực.
- Nội dung: thể hiện tinh thần lạc quan, hoành tráng, ý chí quật cường.
Các bài hát mang phong cách hành khúc điển hình như:
- Quốc ca (Văn Cao)
- Tiếng chuông và ngọn cờ (D.c nam Bộ)
- Hành khúc tới trường (nhạc Pháp)
17
b. Bài hát trữ tình: Có các đặc điểm sau:
- Nhịp độ: khoan thai, vừa phải, có khi chậm rãi.
- Đường nét giai điệu: mượt mà, du dương, êm ái...
- Tiết tấu: tính chu kỳ của tiết tấu không nổi lên rõ rệt.
Các bài hát mang phong cách trữ tình điển hình như:
- Niềm vui của em (Nguyễn Huy Hùng)
- Em nhớ Tây Nguyên (Văn Tấn - Trần Quang Huy)
- Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn)
- Con đường đến trường (Phạm Đăng Khương)
- Em đi trong tươi xanh (Vũ Thanh)
- Đi cắt lúa (D.C Hơ-rê)
- Ru em (D.C Xê-đăng)...
c. Bài hát nhánh, vui, hoạt: Có đặc điểm sau:
- Nhịp độ: nhanh, náo nhiệt, sôi động.
- Tiết tấu: đa dạng nhưng ổn định, có sự lặp lại âm hình TT.
- Giai điệu: vui vẻ, hài hước, dí dỏm
Ở chương trình bậc THCS, có nhiều bài hát ở thể loại này như:
- Thêm một tuổi hồng (Nguyễn Văn Hiên)
- Tiếng ve gọi hè (Trịnh Công Sơn)
- Tía nắng hạt mưa (Khánh Vinh)
- Tiếng hát chim sơn ca (Đỗ Hoà An)
- Lý cây đa (CD QH Bắc Ninh)
- Đi cấy (DC Thanh Hoá)...
3.2. Cấu trúc hình thức:
Bài hát dùng trong trường THCS chủ yếu có hình thức đơn giản như một đoạn
đơn, hai đoạn đơn, một số bài có hình thức 3 đoạn đơn và cấu trúc phức tạp, không xác
định.
* Bảng phân loại cấu trúc hình thức:
TT Tên bài hát Tác giả Cấu trúc hình thức
1. Tiếng chuông và ngọn cờ Phạm Tuyên 2 đoạn đơn không có tái hiện
2. Vui bước trên đường xa DC Nam Bộ 1 đoạn đơn 2 câu
3. Hành khúc tới trường Nhạc Pháp 1 đoạn đơn 2 câu
4. Đi cấy DC Thanh Hoá 1 đoạn đơn 2 câu
5. Niềm vui của em Nguyễn Huy Hùng 1 đoạn đơn 2 câu
6. Ngày đầu tiên đi học Nguyễn Ngọc Thiện 2 đoạn đơn có tái hiện
7. Tia nắng hạt mưa Khánh Vinh 2 đoạn đơn không có tái hiện
8. Hô la hê - hô la hô D.c Đức 1 đoạn đơn 2 câu
18
9. Mái trường mến yêu Lê Quốc Thắng 1 đoạn đơn 3 câu
10. Lý cây đa Q.H Bắc Ninh 1 đoạn đơn 2 câu
11. Chúng em cần hoà bình H.Long-H.lân 2 đoạn đơn không có tái hiện
12. Khúc hát chim Sơn ca Dễ Hoà An 2 đoạn đơn có tái hiện
13. Đi cắt lúa D.c Hơ-rê 1 đoạn đơn 2 câu
14. Khúc hát bốn mùa Nguyễn Hải 1 đoạn đơn 3 câu
15. Ca-chiu-sa Nhạc Nga 1 đoạn đơn 2 câu
16. Tiếng ve gọi hè T.Công Sơn 1 đoạn đơn 3 câu
17. Tiếng hát hoà bình Hoàng Vân 1 đoạn đơn 3 câu
18. Lý dĩa bánh bò D.c Nam Bộ 1 đoạn đơn 2 câu
19. Tuổi hồng Trương Q.Lục 1 đoạn đơn 3 câu
20. Hò ba lý D.c Quảng Nam 1 đoạn đơn 3 câu
21. Khát vọng mùa xuân Mozart 2 đoạn đơn có tái hiện
22. Ước mơ xanh Thi Mai 1 đoạn đơn 2 câu(có coda)
23. Ngôi nhà của chúng ta Hình Phước Liên 1 đoạn kép
24. Tuổi đời mênh mông T. Công Sơn 3 đoạn đơn
 3.3. Đặc điểm nội dung, chủ đề:
Hầu hết các bài hát có nội dung, chủ đề về quê hương, đất nước, tuổi thơ, tuổi
học trò, về mái trường, mối quan hệ thầy trò, bạn bè, cha mẹ, phản đối chiến tranh,
mong muốn hoà bình, yêu thương cộng đồng... các bài hát nước ngoài cũng có nội
dung về đất nước con người, về đời sống sinh hoạt của các dân tộc đó.
4. Học các bài hát:
4.1. Bài hát hành khúc:
a. Cách hát: Bài hát hành khúc đòi hỏi âm thanh vang sáng, chắc khoẻ, chưa
đựng sức mạnh bên trong. Khi hát, cần lưu ý những điểm sau:
- Hát bằng âm thanh chắc chắn, khoẻ mạnh.
- Phát âm gọn, rõ các từ.
- Nhấn mạnh các từ ở đầu nhịp, ngân đủ các nốt ở cuối các câu nhạc, tiết nhạc.
- Lấy hơi ở các từ ở cuối tiết nhạc, câu nhạc, đẩy hơi đều, mạnh.
3. Thực hành: Bài hát "Hành khúc tới trường"
(- Aùp dụng cách hát trên giáo viên phân tích câu đoạn của bài)
(- Gợi ý các cách trình diễn bài hát này)
2. Bài hát trữ tình:
a. Cách hát: Hát liền tiếng, âm thanh ngân vang từ âm này sang âm khác, không
bị đứt quãng.
19
- Giữ đều hơi thở, âm thanh mềm mại, trong sáng, diễn cảm.
- Nhã chữ hợp lý, rõ lời, không làm cản trở độ vang của các âm ngân dài.
- Tập kỹ những chỗ có luyến, láy, tập ở tốc độ chậm sau đó nhanh dần cho đúng
với tốc độ quy định.
b. Thực hành: Bài hát "Khát vọng mùa xuân".
(Giáo viên phân tích câu đoạn, cách lấy hơi, nhả chữ và hát mẫu).
3. Bài hát nhanh, vui, hoạt:
a. Cách hát:
- Hát bằng âm thành sáng, gọn, linh hoạt, trôi chảy.
- Hát nhẹ nhàng, ngắt tiếng và nhấn đều ở các phách mạnh đầu nhịp.
- Lấy hơi nhanh, ngắt hơi chính xác đúng chỗ.
- Hàm dưới buông lỏng khi hát, hát rõ nét lướt nhanh các từ không hát to, đẩy hơi
ồ ạt.
b. Thực hành: Bài hát "Đi cấy"
(Giáo viên pha

File đính kèm:

  • pdfBai giang PPDH Am nhac.pdf